Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Tất tần tật thông tin về báo cáo tài chính hợp nhất

Nội dung được viết bởi Phạm Văn Học

Báo cáo tài chính hợp nhất là một thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực kế toán - tài chính. Việc lập báo cáo này được thực hiện trên cơ sở tuân thủ những chuẩn mực của kế toán Việt Nam. Vậy, báo cáo tài chính hợp nhất là gì? Nó có vai trò và nguyên tắc như thế nào? Hãy cùng UNICA khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về báo cáo tài chính hợp nhất 

Khái niệm

Báo cáo tài chính hợp nhất là báo cáo tài chính của một tập đoàn, được trình bày như báo cáo tài chính của một doanh nghiệp. Báo cáo này được lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo của công ty mẹ và các công ty con thành viên. Trong đó, công ty mẹ là doanh nghiệp có 1 hoặc nhiều công ty con. Còn công ty con là các doanh nghiệp trực thuộc, kể cả đơn vị không có tư cách pháp nhân - chịu sự kiểm soát của công ty mẹ.  Báo cáo này được lập dựa trên cơ sở hợp nhất báo cáo của công ty mẹ và công ty con theo quy định của chuẩn mực kế toán số 25 đã ban hành kèm theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC.

Báo cáo tài chính hợp nhất

Báo cáo tài chính hợp nhất là báo cáo tài chính của một tập đoàn

Phạm vi của báo cáo tài chính hợp nhất

Công ty mẹ khi thành lập báo cáo tài chính hợp nhất cần phải hợp nhất báo cáo tài chính riêng của mình và của cả các công ty con ở trong nước và ngoài nước. Công ty mẹ sẽ trực tiếp kiểm soát hoặc gián tiếp kiểm soát. Ngoại trừ các trường hợp sau đây:

- Quyền kiểm soát của công ty mẹ chỉ là tạm thời, bởi công ty con này chỉ được mua và nắm giữ cho mục đích bán lại trong tương lai gần (dưới 12 tháng).

- Hoạt động của công ty con bị hạn chế trong thời gian dài. Điều này ảnh hưởng đến khả năng chuyển vốn cho công ty mẹ.

ke-toan-tong-hop

Mục đích, đối tượng của việc lập báo cáo 

Mục đích 

Báo cáo tài chính hợp nhất là bảng thống kê, tổng hợp một cách toàn diện tình hình sử dụng tài sản, các khoản nợ cần chi trả, cũng như nguồn vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp, kết quả hoạt động kinh doanh và các lưu chuyển tiền tệ của tập đoàn trong quý, trong năm.

Báo cáo tài chính hợp nhất

Báo cáo tài chính  cung cấp các thông tin, số liệu cần thiết 

- Báo cáo này cung cấp các thông tin, số liệu cần thiết nhằm đánh giá tình hình kinh doanh, khả năng làm tăng tiền của tập đoàn hoặc dự án trong tương lai.

- Những thông số được trình bày trong báo cáo chính là căn cứ quan trọng để các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra các quyết định quản lý, cũng như điều chỉnh, điều hành hợp lý hoạt động kinh doanh, cũng như lên kế hoạch đầu tư cho tương lai.

Đối tượng phải lập báo cáo tài chính hợp nhất

- Kết thúc kỳ kế toán, công ty mẹ (được niêm yết trên thị trường chứng khoán - công ty đại chúng quy mô lớn - thuộc sở hữu nhà nước) nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết ở công ty con. Đây có thể là quyền sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một công ty con khác, có trách nhiệm lập báo cáo tài chính hợp nhất hàng năm, bán niên dạng đầy đủ, cuối quý dạng tóm lược cho cả tập đoàn.

- Nếu công ty mẹ không thuộc nhóm các đối tượng trên, thì phải thực hiện việc lập báo cáo tài chính hợp nhất năm dạng đầy đủ hoặc có thể lập báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ dạng tóm lược.

- Công ty mẹ sẽ thực hiện việc lập báo cáo tài chính hợp nhất hàng quý vào cuối tháng 3, 6, 9, 12 hàng năm.

Báo cáo tài chính hợp nhất

Công ty mẹ thực hiện việc lập báo cáo hàng quý vào cuối tháng 3, 6, 9, 12 hàng năm

Nguyên tắc lập báo cáo tài chính hợp nhất

Khi tiến hành lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất cần phải tuân thủ theo nguyên tắc chung tại Điều 10 Thông tư 202/2014/TT-BTC như sau:

Đầu tiên, công ty mẹ khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất phải hợp nhất các Báo cáo tài chính riêng của mình và của tất cả công ty con ở trong nước và ngoài nước do công ty mẹ kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp, trừ các trường hợp sau:

a) Quyền kiểm soát của công ty mẹ chỉ là tạm thời vì công ty con này chỉ được mua và nắm giữ cho mục đích bán lại trong thời gian không quá 12 tháng.

- Quyền kiểm soát tạm thời phải được xác định tại thời điểm mua công ty con và các khoản đầu tư có quyền kiểm soát tạm thời không được trình bày chính là khoản đầu tư vào công ty con mà phải phân loại là đầu tư ngắn hạn nắm giữ với mục đích kinh doanh.

- Tại thời điểm mua, công ty mẹ đã phân loại khoản đầu tư là công ty con, sau đó công ty mẹ sẽ dự kiến thoái vốn trong thời gian dưới 12 tháng hoặc công ty con dự kiến phá sản, giải thể hoặc chia tách, sáp nhập và chấm dứt hoạt động trong thời gian dưới 12 tháng thì sẽ không được coi quyền kiểm soát là tạm thời.

b) Hoạt động của công ty con bị hạn chế trong khoảng thời gian trên 12 tháng và ảnh hưởng đến khả năng chuyển vốn của công ty mẹ.

nguyen-tac-lap-bao-cao-tai-chinh-hop-nhat

Nguyên tắc lập báo cáo tài chính hợp nhất

Tiếp theo công ty mẹ không được loại trừ khỏi Báo cáo tài chính hợp nhất đối với trường hợp sau:

a) Công ty con có hoạt động kinh doanh khác biệt so với hoạt động của công ty mẹ và công ty con khác cùng trong tập đoàn.

b) Công ty con chính là Quỹ tín thác, Quỹ tương hỗ, Quỹ đầu tư mạo hiểm hoặc các doanh nghiệp tương tự.

Thứ ba, báo cáo tài chính hợp nhất được lập và trình bày theo nguyên tắc kế toán như Báo cáo tài chính của doanh nghiệp độc lập theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam “Trình bày báo cáo tài chính” và quy định của Chuẩn mực kế toán khác có liên quan.

Thứ tư, báo cáo tài chính hợp nhất sẽ được thiết lập dựa trên cơ sở áp dụng chính sách kế toán thống nhất cho các giao dịch và sự kiện cùng loại trong hoàn cảnh tương tự của Tập đoàn.

Trở thành chuyên gia kế toán tổng hợp bằng cách đăng ký khoá học online qua video. Khoá học giúp bạn thành thạo các nghiệp vụ của một nhân viên kế toán tổng hợp ngay tại nhà. Từ đó, có thể tự đi xin việc và phát triển nghề của mình.

Kế toán tổng hợp thực hành trên Excel
Ths Bùi Đình Sa
299.000đ
900.000đ

Trở thành chuyên gia kế toán tổng hợp trên Excel
Phạm Văn Học
299.000đ
700.000đ

Nguyên lý kế toán căn bản cho người mới bắt đầu
TÂM HỢP PHÁT
299.000đ
1.200.000đ

Mẫu báo cáo tài chính hợp nhất

Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 202/2014/TT-BTC, Báo cáo tài chính hợp nhất sẽ áp dụng biểu mẫu Báo cáo tài chính của doanh nghiệp độc lập quy định tại Chế độ kế toán doanh nghiệp và bổ sung thêm các chỉ tiêu cụ thể như sau:

a) Bổ sung các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất

- Bổ sung chỉ tiêu VI “Lợi thế thương mại”- Mã số 269 trong mục “Tài sản” để phản ánh lợi thế thương mại phát sinh trong giao dịch hợp nhất kinh doanh

- Bổ sung “Lợi ích cổ đông không kiểm soát” - Mã số 429 và được trình bày là một chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu để phản ánh lợi ích của cổ đông không kiểm soát trong các công ty con.

bao-cao-tai-chinh-hop-nhat

Báo cáo tài chính hợp nhất

b) Bổ sung chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất

- Bổ sung thêm “Phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên doanh, liên kết” – Mã số 24 để phản ánh phần lãi hoặc lỗ thuộc sở hữu của các nhà đầu tư trong công ty liên doanh, liên kết khi nhà đầu tư áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu.

- Bổ sung vào chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của công ty mẹ” - Mã số 61 phản ánh giá trị lợi nhuận sau thuế thuộc cổ đông mẹ ở trong kỳ

- Bổ sung phần “Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát” - Mã số 62 dùng để phản ánh giá trị mục lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát trong kỳ.

Chuẩn mực báo cáo tài chính hợp nhất

Trình bày báo cáo tài chính hợp nhất

Các công ty mẹ phải lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất, ngoại trừ công ty mẹ được quy định dưới đây:

- Công ty mẹ đồng thời là công ty con nếu bị một công ty khác sở hữu toàn bộ hoặc gần như toàn bộ và nếu được các cổ đông thiểu số trong công ty chấp thuận thì không phải lập cũng như trình bày báo cáo tài chính hợp nhất. Công ty mẹ phải giải trình đầy đủ lý do không lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất và cơ sở kế toán các khoản đầu tư vào công ty con trong báo cáo tài chính riêng biệt của công ty mẹ. Hơn nữa phải trình bày họ tên và địa điểm trụ sở chính của công ty mẹ đã lập và phát hành báo cáo tài chính hợp nhất.

- Người dùng báo cáo tài chính của công ty mẹ sẽ phải quan tâm đến thực trạng tài chính, kết quả hoạt động và các thay đổi về tình hình tài chính của toàn bộ tập đoàn. Báo báo tài chính hợp nhất cần đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin kinh tế, tài chính của người sử dụng báo cáo tài chính của tập đoàn. Báo cáo tài chính hợp nhất cần thể hiện được các thông tin về tập đoàn như một doanh nghiệp độc lập không tính đến ranh giới pháp lý của các pháp nhân cụ thể.

- Công ty mẹ bị sở hữu toàn bộ hoặc gần như toàn bộ bởi một công ty khác không nhất thiết phải lập báo cáo tài chính hợp nhất vì công ty mẹ của công ty mẹ này có thể không yêu cầu phải lập báo cáo tài chính hợp nhất, vì yêu cầu nắm bắt thông tin kinh tế, tài chính của người sử dụng có thể đáp ứng thông qua báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ. 

trinh-bay-bao-cao-tai-chinh-hop-nhat

Trình bày báo cáo tài chính hợp nhất

Phạm vi của báo cáo tài chính hợp nhất 

- Công ty mẹ khi lập báo cáo tài chính hợp nhất phải hợp nhất các báo cáo tài chính của tất cả các công ty con ở trong và ngoài nước, ngoại trừ các công ty được đề cập ở đoạn 10.

- Báo cáo tài chính hợp nhất bao gồm việc hợp nhất báo cáo tài chính của tất cả các công ty con do công ty mẹ kiểm soát, trừ các công ty quy định ở đoạn 10. Quyền kiểm soát của công ty mẹ đối với công ty con được xác định khi công ty mẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết ở công ty con (công ty mẹ có thể sở hữu trực tiếp công ty con hoặc sở hữu gián tiếp công ty con qua một công ty con khác) trừ trường hợp đặc biệt khi xác định rõ là quyền sở hữu không gắn liền với quyền kiểm soát. Trong các trường hợp sau đây, quyền kiểm soát còn được thực hiện ngay cả khi công ty mẹ nắm giữ ít hơn 50% quyền biểu quyết tại công ty con:

- Các nhà đầu tư khác thoả thuận sẽ dành cho công ty mẹ hơn 50% quyền biểu quyết
    
- Công ty mẹ có quyền chi phối chính sách tài chính và hoạt động theo quy chế thoả thuận
    
- Công ty mẹ cũng có quyền bổ nhiệm hoặc bãi miễn các thành viên Hội đồng quản trị hoặc các cấp quản lý tương đương
    
- Công ty mẹ còn có quyền bỏ phiếu tại các cuộc họp Hội đồng quản trị hoặc cấp quản lý tương đương

Một công ty con được loại trừ khỏi hợp nhất báo cáo tài chính nếu:

- Quyền kiểm soát của công ty mẹ chỉ là tạm thời vì công ty con này sẽ chỉ được mua và nắm giữ cho mục đích bán lại trong tương lai gần (dưới 12 tháng) hoặc hoạt động của công ty con bị hạn chế trong thời gian dài và ảnh hưởng đến khả năng chuyển vốn của công ty mẹ. Lúc này công ty mẹ kế toán khoản đầu tư vào các công ty con theo quy định tại chuẩn mực kế toán “Công cụ tài chính”.

- Công ty mẹ không được loại trừ ra khỏi báo cáo tài chính hợp nhất các báo cáo tài chính của công ty con có hoạt động kinh doanh khác biệt với hoạt động của tất cả các công ty con khác trong tập đoàn. Báo cáo tài chính hợp nhất cung cấp các thông tin hữu ích nhất được tất cả báo cáo tài chính của các công ty con vì nó cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính bổ sung thêm các hoạt động kinh doanh khác nhau của các công ty con trong tập đoàn. Hợp nhất báo cáo tài chính dựa trên cơ sở áp dụng chuẩn mực kế toán "Báo cáo tài chính bộ phận" và cung cấp các thông tin hữu ích về hoạt động kinh doanh khác nhau trong phạm vi một tập đoàn.

Trình tự hợp nhất bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh

Khi hợp nhất báo cáo tài chính, báo cáo tài chính của công ty mẹ và các công ty con sẽ được hợp nhất theo từng khoản mục bằng cách cộng các khoản tương đương của tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, doanh thu, thu nhập khác và khoản chi phí. Để báo cáo tài chính hợp nhất cung cấp các thông tin tài chính về toàn bộ tập đoàn giống như với một doanh nghiệp độc lập, cần tiến hành theo các bước sau:

- Giá trị ghi sổ khoản đầu tư của công ty mẹ trong từng công ty con và phần vốn của công ty mẹ nằm trong vốn chủ sở hữu của công ty con phải được loại trừ (được quy định tại chuẩn mực kế toán "Hợp nhất kinh doanh", chuẩn mực này cũng quy định các phương pháp kế toán khoản lợi thế thương mại phát sinh)

- Lợi ích của cổ đông thiểu số trong thu nhập thuần của công ty con bị hợp nhất trong kỳ b áo cáo sẽ được xác định và loại trừ ra khỏi phần thu nhập của tập đoàn để tính lãi, lỗ thuần và xác định cho những đối tượng sở hữu của công ty mẹ

- Lợi ích của các cổ đông thiểu số trong tài sản thuần của công ty con bị hợp nhất được xác định và trình bày ở trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất tạo thành một chỉ tiêu riêng biệt tách khỏi phần nợ phải trả và phần vốn chủ sở hữu của cổ đông của công ty mẹ. Lợi ích của cổ đông thiểu số trong tài sản thuần sẽ bao gồm:

- Giá trị lợi ích của cổ đông thiểu số tại ngày hợp nhất kinh doanh ban đầu được xác định phù hợp với chuẩn mực kế toán "Hợp nhất kinh doanh"

- Phần lợi ích của cổ đông thiểu số trong sự biến động của tổng vốn chủ sở hữu tính từ ngày băt đầu hợp nhất kinh doanh

-  Các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp do công ty mẹ hoặc công ty con phải trả khi phân phối lợi nhuận của công ty con cho công ty mẹ được kế toán theo Chuẩn mực kế toán “Thuế thu nhập doanh nghiệp".

- Số dư các tài khoản trên Bảng cân đối kế toán giữa các đơn vị trong cùng tập đoàn, giao dịch nội bộ hoặc các khoản lãi nội bộ chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch này phải được loại trừ hoàn toàn. Các khoản lỗ chưa thực hiện phát sinh từ những giao dịch nội bộ cũng được loại bỏ trừ khi chi phí tạo nên khoản lỗ đó không thể thu hồi lại được.

trinh-tu-hop-nhat

Trình tự hợp nhất

Thời hạn nộp báo cáo tài chính hợp nhất

Theo Điều 6, Thông tư 202/2014/TT-BTC, thời hạn nộp và công khai Báo cáo tài chính hợp nhất đã được quy định như sau:

“Báo cáo tài chính hợp nhất năm phải được nộp cho chủ sở hữu và cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chậm nhất là 90 ngày tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm và được công khai trong thời hạn là 120 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Công ty mẹ chính là đơn vị có lợi ích công chúng thuộc về lĩnh vực chứng khoán phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất năm và công khai theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ phải được nộp cho các chủ sở hữu và cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chậm nhất tròng 45 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán. Công ty mẹ sẽ là đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán phải nộp và công khai Báo cáo tài chính giữa niên độ theo quy định của pháp luật về chứng khoán.”

Dựa vào quy định trên, thì thời hạn lập và nộp báo cáo tài chính hợp nhất là vào cuối kỳ kế toán. Theo đó, chậm nhất trong vòng 90 ngày từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, báo cáo này phải được nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Lưu ý rằng thời hạn công khai báo cáo tài chính hợp nhất là trong 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Nơi nhận báo cáo tài chính hợp nhất

Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 202/2014/TT-BTC quy định về nơi tiếp nhận Báo cáo tài chính hợp nhất cụ thể:

Báo cáo tài chính hợp nhất trong năm và giữa niên độ (quý) phải được nộp cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế và cơ quan thống kê và cơ quan cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán.

noi-nhan-bao-cao-tai-chinh-hop-nhat

Nơi nhận báo cáo tài chính hợp nhất

Cơ quan tài chính

Tập đoàn, các công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước do UBND cấp tỉnh thành lập phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho Sở Tài chính. Các Tập đoàn và công ty mẹ thuộc sở hữu của Nhà nước do các Bộ, cơ quan ngang Bộ cùng cơ quan thuộc chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp), ngoại trừ các trường hợp sau đây:

- Tập đoàn và công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực Ngân hàng, đầu tư tài chính nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ngân hàng và các tổ chức tài chính). VớiTổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC cùng Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng (DATC) hoặc Tập đoàn Bảo Việt ngoài việc nộp báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định nêu trên phải nộp cho Cục Tài chính doanh nghiệp

- Tập đoàn cùng các công ty mẹ thuộc sở hữu của Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực như: bảo hiểm nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho Bộ Tài chính (Cục Quản lý và giám sát Bảo hiểm)

- Tập đoàn, công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực chứng khoán phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán.

Công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước ngoài việc nộp báo cáo theo quy định tại khoản 1 phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho các đơn vị thực hiện quyền chủ sở hữu theo phân công, phân cấp tại Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ và các văn bản sửa đổi, bổ sung.

- Tập đoàn và các công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước được các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ thành lập đều phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho Tổng cục Thuế, cơ quan thuế địa phương, Tổng Cục thống kê hoặc cơ quan thống kê địa phương

- Tập đoàn cùng công ty mẹ khác phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho bên cơ quan Thuế và cơ quan Thống kê của địa phương.

noi-tiep-nhan-bao-cao-tai-chinh-hop-nhat

Nơi tiếp nhận báo cáo tài chính hợp nhất

Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy đăng ký kinh doanh

- Công ty mẹ không thuộc quyền sở hữu Nhà nước nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho phía cơ quan cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy đăng ký kinh doanh.

- Công ty đại chúng, tổ chức niêm yết và tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng, công ty chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ và các công ty quản lý quỹ sẽ phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho bên Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán nơi công ty niêm yết.

>> Những thông tin về báo cáo tài chính cần “khắc cốt ghi tâm”

>> “Nằm lòng” cách đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp chuẩn xác

Tổng kết

Như vậy, UNICA đã giúp các bạn hiểu rõ định nghĩa báo cáo tài chính hợp nhất, cũng như những thông tin quan trọng khác. Hy vọng rằng, bài viết này đã cung cấp cho bạn nhiều kiến thức bổ ích để nâng cao nghiệp vụ và chuyên môn. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về quy trình lập BCTC cũng như những vấn đề cần quan tâm trong BCTC và hệ thống giấy tờ, chứng từ liên quan để chuẩn bị tốt nhất cho quá trình kiểm toán với các khóa học kế toán có trên website Unica bạn nhé.

Cảm ơn và chúc bạn thành công!

Trở thành hội viên

Bạn muốn trở thành chuyên gia báo cáo tài chính? Khóa học sẽ giúp bạn nắm vững các nguyên tắc cơ bản và nâng cao của báo cáo này.

Đăng ký học thử để trải nghiệm ngay hôm nay!
course_relate
Trọn bộ kỹ thuật lập, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính
699.000đ 900.000đ
0/5 - (0 bình chọn)