Trong bối cảnh tiếp thị số ngày càng phát triển, việc hiểu rõ quảng cáo GDN là gì trở nên quan trọng đối với các chuyên gia marketing. Bài viết này cung cấp cái nhìn tổng quan về Google Display Network, bao gồm khái niệm, cách thức hoạt động, ưu và nhược điểm, cũng như hướng dẫn thiết lập chiến dịch quảng cáo hiệu quả. Qua đó, giúp bạn áp dụng GDN một cách hiệu quả trong chiến lược tiếp thị số của mình.
Quảng cáo hiển thị (Google Display Network - GDN) là gì?
Trước khi tìm hiểu sâu về quảng cáo hiển thị, chúng ta cần hiểu rõ về hệ thống mạng hiển thị của Google.
Theo Google Ads, Google Display Network (GDN) là một hệ thống mạng quảng cáo lớn bao gồm hơn 3 triệu trang web, video và ứng dụng. Hệ thống này có khả năng tiếp cận hơn 90% người dùng Internet trên toàn cầu, giúp doanh nghiệp mở rộng phạm vi quảng cáo của mình một cách tối ưu.
Quảng cáo hiển thị Google (Google Display Ads), còn được biết đến ở Việt Nam với tên gọi quảng cáo GDN, là hình thức quảng cáo bằng hình ảnh xuất hiện trên mạng hiển thị của Google. Đây là một công cụ mạnh mẽ giúp các doanh nghiệp kết nối trực tiếp với khách hàng thông qua hình ảnh hấp dẫn và dễ nhận diện.
Dưới đây là một số ví dụ về cách xuất hiện của quảng cáo Google Display Ads:
GDN là một hệ thống mạng quảng cáo lớn dễ dàng tiếp cận tới 90% người dùng Internet
Vị trí quảng cáo GDN
Nhờ Google Display Ads, quảng cáo của bạn có thể xuất hiện trên hơn 2 triệu trang web. Điều này giúp bạn tiếp cận hơn 90% người dùng Internet, bao gồm cả những người sử dụng mạng xã hội.
Những vị trí hiển thị của quảng cáo GDN trên các website
Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả như mong đợi, quảng cáo GDN cần phải được tối ưu hóa dựa trên mục tiêu cụ thể của chiến dịch. Một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả bao gồm:
-
Chọn từ khóa và chủ đề phù hợp: Đảm bảo rằng nội dung quảng cáo gắn kết chặt chẽ với nhu cầu và sở thích của đối tượng mục tiêu.
-
Lựa chọn trang web cụ thể: Tập trung vào các trang web phù hợp với sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang cung cấp.
Nhắm đối tượng khách hàng cụ thể: Sử dụng các tiêu chí như nhân khẩu học, sở thích, và hành vi duyệt web để định vị chính xác đối tượng khách hàng.
>> Xem thêm: Native Ads là gì? Phân loại & cách chạy Native Ads hiệu quả
Phương thức hoạt động của GDN
Google Display Network hoạt động dựa trên hai phương thức chính, đó là quảng cáo theo ngữ cảnh và lựa chọn chính xác trang web.
-
Quảng cáo theo ngữ cảnh
Phương thức này dựa trên các từ khóa hoặc chủ đề mà bạn đã chọn trước đó. Google sẽ phân tích nội dung của các trang web trong hệ thống để tìm những trang phù hợp nhất với nội dung quảng cáo của bạn.
Google xem xét ngôn ngữ, nội dung, cấu trúc và liên kết của trang web để đảm bảo rằng quảng cáo xuất hiện trên những trang có liên quan. Điều này giúp tăng khả năng hiển thị quảng cáo đến các đối tượng có nhu cầu, từ đó cải thiện tỷ lệ tương tác và chuyển đổi.
phuong-thuc-hoat-dong-cua-GDN
Phương thức hoạt động của GDN dựa trên hai phương thức chính
-
Lựa chọn chính xác trang web
Phương thức này dựa trên kỹ thuật Placement Targeting, cho phép bạn chọn trực tiếp các trang web, video hoặc ứng dụng mà quảng cáo sẽ xuất hiện.
Thay vì dựa vào từ khóa hoặc chủ đề, bạn có thể chọn các vị trí cụ thể từ danh sách mà Google cung cấp. Điều này mang lại sự kiểm soát cao hơn cho nhà quảng cáo. Phương thức này đặc biệt hiệu quả khi bạn muốn quảng cáo xuất hiện trên các trang web nổi bật hoặc có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực của mình.
Ưu và nhược điểm của GDN?
Ưu điểm
-
Tiếp cận người dùng rộng rãi: Không giống như quảng cáo Google Search, GDN có thể hiển thị ngay cả khi người dùng không tìm kiếm trực tiếp trên Google. Điều này tạo ra ưu thế lớn trong việc tiếp cận khách hàng tiềm năng trên các nền tảng khác.
-
Giảm bớt chi phí CPC: Một trong những lý do khiến GDN trở nên hấp dẫn là mức chi phí trên mỗi lượt click (CPC) thấp hơn so với quảng cáo tìm kiếm Google Search. Nhờ đó, bạn có thể tiết kiệm ngân sách mà vẫn đạt được hiệu quả tiếp cận khách hàng mục tiêu.
-
Đa dạng mức giá thanh toán phù hợp với doanh nghiệp: GDN mang đến nhiều lựa chọn về cách tính phí. Trong đó, CPM được đánh giá là hình thức phù hợp với những nhà quảng cáo tập trung vào số lượng hiển thị hơn là lượt click khi chỉ cần trả phí dựa trên 1000 lượt hiển thị.
-
Quảng cáo hình ảnh hấp dẫn: Xu hướng người dùng hiện nay có xu hướng giảm thời gian chú ý, vì thế việc sử dụng quảng cáo bằng hình ảnh trở nên vô cùng hiệu quả. GDN cho phép bạn thiết kế các mẫu quảng cáo trực quan, thu hút sự chú ý của người dùng ngay lập tức.
-
Remarketing Ads: Với tính năng này, bạn có thể nhắm mục tiêu đến những khách hàng đã từng ghé thăm website của mình, từ đó tăng khả năng chuyển đổi. Đặc biệt, chi phí cho loại hình quảng cáo này khá thấp, là lựa chọn tối ưu để kéo thêm khách hàng tiềm năng quay lại trang web.
Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng GDN vẫn tồn tại một số nhược điểm
Nhược điểm
-
Không thể kiểm soát vị trí hiển thị quảng cáo: Mặc dù Google luôn cố gắng đảm bảo quảng cáo được hiển thị trên các trang web liên quan, nhưng không phải lúc nào cũng chính xác. Có trường hợp quảng cáo xuất hiện trên các trang web không phù hợp hoặc thậm chí kém chất lượng làm ảnh hưởng tới traffic.
-
Không tác động trực tiếp đến website: Quảng cáo GDN không luôn đảm bảo sẽ mang lại tác động tích cực đến website của bạn. Nguyên nhân là do Google không thể hoàn toàn kiểm soát chất lượng của các trang web đăng quảng cáo. Do đó, bạn nên tự lọc danh sách các website không liên quan hoặc mua không gian quảng cáo.
-
Hành vi của khách hàng là điều bạn không thể tác động: Một nhược điểm khác của GDN là việc khó tác động đến hành vi cụ thể của khách hàng. Do không thể nhắm mục tiêu đến một đối tượng hoàn toàn cụ thể, quảng cáo của bạn sẽ hiển thị ngẫu nhiên đến nhiều người, kể cả những người không quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ bạn cung cấp.
Bạn muốn tìm hiểu chi tiết từ cơ bản đến nâng cao đến kiến thức liên quan đến Google Ads, hãy đăng ký khoá học online qua video trên Unica. Khoá học cung cấp trọn bộ Quảng cáo Google Ads: Search, GDN, Youtube, Maps, Shopping và hơn thế nữa. Đồng thời chia sẻ bí quyết để bạn thấu hiểu và chinh phục khách hàng bằng Google Ads.
Các định dạng hiển thị quảng cáo GDN
Sau khi đã hiểu về Quảng cáo Google Display Network (GDN) cũng như các ưu và nhược điểm của hình thức này, giờ đây chúng ta sẽ tìm hiểu cách các định dạng hiển thị quảng cáo GDN:
Hiển thị dạng quảng cáo hình ảnh
Đây là loại quảng cáo phổ biến và được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng nhờ khả năng đảm bảo tính thẩm mỹ và truyền tải hiệu quả thông điệp thương hiệu. Quảng cáo hình ảnh giúp giữ vững nhận diện thương hiệu và tuân thủ keyvisual của các chiến dịch truyền thông
Hiển thị dạng quảng cáo ảnh động (HTML5)
Ảnh động HTML5 là một định dạng quảng cáo chuyên nghiệp, thường được các doanh nghiệp lớn sử dụng để tạo hiệu ứng thu hút người dùng. Tuy nhiên, không phải tài khoản nào cũng được kích hoạt sẵn định dạng này. Để đủ điều kiện sử dụng quảng cáo HTML5, tài khoản cần đáp ứng các yêu cầu sau:
Đối với tài khoản tự động kích hoạt HTML5 nếu:
-
Tài khoản đã hoạt động trên 90 ngày.
-
Tổng chi tiêu từ khi mở tài khoản vượt 9.000 USD.
-
Lịch sử tuân thủ chính sách quảng cáo tốt.
Đối với tài khoản không tự động kích hoạt thì có thể tự đăng ký bằng cách điền biểu mẫu, nhưng cần phải lưu ý một số điều kiện sau:
-
Lịch sử tuân thủ chính sách tốt.
-
Lịch sử thanh toán không gặp vấn đề.
-
Tổng chi tiêu tối thiểu 1.000 USD trong suốt thời gian hoạt động.
Một số định dạng hiển thị quảng cáo Google Display Network thường thấy
Hiển thị quảng cáo dạng văn bản
Đây là dạng quảng cáo cơ bản nhất trong hệ thống GDN. Dạng này sử dụng các tiêu đề và dòng mô tả để tạo thành một banner quảng cáo đơn giản, dễ tiếp cận và phù hợp với các chiến dịch có ngân sách thấp.
Hiển thị quảng cáo dạng hình ảnh kết hợp văn bản
Quảng cáo dạng này kết hợp hình ảnh và nội dung chữ, tạo ra banner thu hút. Hiện nay, có hai cách hiển thị loại quảng cáo này:
-
Cách hiển thị cũ: Hình ảnh và chữ được trình bày tách biệt trên banner.
-
Cách hiển thị mới: Hình ảnh và chữ được lồng ghép lại với nhau, tạo thành một banner thống nhất, được Google tự động tối ưu hóa.
Hiển thị dạng quảng cáo video hoặc video kèm văn bản
Loại quảng cáo này cho phép hiển thị video trên các trang web thuộc mạng lưới đối tác của Google. Đây là định dạng lý tưởng để truyền tải nội dung chi tiết và thu hút sự chú ý lâu hơn từ người dùng.
Lưu ý: Loại quảng cáo này cho phép hiển thị video trên các trang web thuộc mạng lưới đối tác của Google. Đây là định dạng lý tưởng để truyền tải nội dung chi tiết và thu hút sự chú ý lâu hơn từ người dùng.
Cách thiết lập chiến dịch Google Display Network
Chuẩn bị trước khi chạy quảng cáo
Trước khi bắt đầu chiến dịch quảng cáo Google Display Network, bạn cần chuẩn bị:
-
Trang đích (Landing page): Trang web chứa thông tin cụ thể về sản phẩm/dịch vụ mà bạn quảng cáo.
-
Banner hình ảnh: Thiết kế hình ảnh với thông điệp phù hợp với sản phẩm/dịch vụ và đối tượng khách hàng mục tiêu. Đảm bảo kích thước chuẩn theo quy định của Google.
-
Thông điệp quảng cáo: Thông điệp ngắn gọn, dễ hiểu, và thu hút sự chú ý.
-
Video (nếu có): Video có thể bổ sung hiệu quả cho chiến dịch của bạn, đặc biệt trên các nền tảng như YouTube.
Tạo chiến dịch quảng cáo hiển thị mới
Bước 1: Thêm chiến dịch mới
Truy cập vào mục Tất cả chiến dịch > Nhấp vào Thêm chiến dịch mới và chọn Quảng cáo hiển thị.
Thêm chiến dịch quảng cáo mới trong giao diện Google Ads
Bước 2: Chọn mục tiêu chiến dịch
Google cung cấp các mục tiêu chiến dịch như:
-
Doanh số: Tăng bán hàng trực tuyến, trong ứng dụng hoặc qua điện thoại.
-
Khách hàng tiềm năng: Thu thập thông tin khách hàng hoặc thúc đẩy hành động chuyển đổi.
-
Lưu lượng truy cập trang web: Tăng số lượng người dùng ghé thăm trang web của bạn.
-
Nhận biết thương hiệu: Mở rộng nhận diện thương hiệu đến đối tượng mục tiêu.
Nếu bạn đã xác định rõ mục tiêu, hãy chọn mục tiêu phù hợp. Nếu không, bạn có thể chọn Tạo chiến dịch không gồm mục tiêu để tùy chỉnh theo ý muốn.
Lựa chọn mục tiêu chiến dịch phù hợp với mục đích của bạn
Bước 3: Chọn chuyển đổi mục tiêu và đặt tên chiến dịch
-
Chọn chuyển đổi muốn tối ưu. Nếu chưa có, thêm mục tiêu mới hoặc xóa những mục tiêu không cần thiết.
-
Đặt tên chiến dịch và nhập URL trang đích.
Lựa chọn chuyển đổi mục tiêu phù hợp với chiến dịch
Lựa chọn vị trí và ngôn ngữ
Chọn khu vực bạn muốn quảng cáo hiển thị, ví dụ: một thành phố cụ thể hoặc phạm vi bán kính 10 km quanh cửa hàng. Đồng thời, chọn ngôn ngữ phù hợp với đối tượng mục tiêu.
Thiết lập vị trí và ngôn ngữ mà bạn muốn quảng cáo hiển thị
Cài đặt ngân sách và giá thầu
Nhập ngân sách hằng ngày bạn muốn chi tiêu.
Chọn chiến lược giá thầu: Google mặc định lượt chuyển đổi, giá trị chuyển đổi, hoặc số lượt hiển thị có thể xem. Nếu muốn kiểm soát chi phí chi tiết hơn, bạn có thể chọn chiến lược giá thầu thủ công (CPC).
Thiết lập ngân sách để kiểm soát chi phí
-
Chiến dịch thông thường: CPC từ 1.000 – 1.500 VNĐ.
-
Chiến dịch tiếp thị lại: CPC từ 1.500 – 2.000 VNĐ.
Bạn có thể chọn chiến lược giá thầu thủ công
Lựa chọn nhắm mục tiêu cho quảng cáo hiển thị
Google cung cấp 5 phương thức nhắm mục tiêu:
-
Phân khúc đối tượng: Nhắm mục tiêu đến đối tượng cho phép bạn đưa quảng cáo của mình đến một nhóm đối tượng cụ thể, như là những người thích mua sắm, đọc tin tức, đang tìm kiếm hoặc đang muốn mua sản phẩm.
-
Nhân khẩu học: Khoanh vùng đối tượng theo độ tuổi, giới tính, tình trạng con cái,.. theo chân dung khách hàng mục tiêu. Từ đó hướng tới nhóm đối tượng phù hợp với sản phẩm của bạn.
-
Từ khóa: Với lựa chọn này, Google cho phép sử dụng từ khóa của bạn để chọn ra các website phù hợp. Nó sẽ sử dụng công nghệ, quét những nội dung, địa chỉ website rồi tự động hiển thị quảng cáo của bạn đến nội dung mà bạn mong muốn.
-
Chủ đề: Chọn chủ đề trong một danh sách lớn các danh mục đã được xác định từ trước, gồm các chủ đề chính của doanh nghiệp và trang đích của bạn. Twfdods, Ads đặt quảng cáo hiển thị của bạn ở những nơi có liên quan đến chủ đề đó.
-
Vị trí đặt: Chỉ định cụ thể trang web mà bạn muốn hiển thị quảng cáo.
Nhắm mục tiêu quảng cáo dựa trên các lựa chọn mà Google gợi ý cho người dùng
Lên mẫu quảng cáo hiển thị
Google hỗ trợ hai loại quảng cáo:
-
Quảng cáo hình ảnh: Sử dụng các tệp GIF, JPG, PNG với dung lượng tối đa là 150KB và đa dạng kích thước như hình vuông (200x200px), hình chữ nhật (300x250px) và kích thước di động (320x50px). Ngoài ra còn nhiều kích thước khác nữa.
-
Quảng cáo thích ứng: Đây là loại quảng cáo tự động điều chỉnh kích thước và định dạng sao cho phù hợp với không gian quảng cáo có sẵn. Yêu cầu hình ảnh tỷ lệ 1:1, 1,91:1 và biểu trưng logo (1:1 và 4:1).
Lựa chọn và tải mẫu quảng cáo phù hợp với kích thước và định dạng được hỗ trợ
Mẹo chạy quảng cáo hiệu quả
Bắt đầu với chiến lược tiếp thị lại:
-
Tiếp cận những người đã từng tương tác với website hoặc ứng dụng di động của bạn.
-
Tận dụng quảng cáo để xuất hiện có chiến lược trước những đối tượng này khi họ duyệt web hoặc các trang đối tác.
-
Tiếp thị lại không chỉ giúp tăng nhận diện thương hiệu mà còn gợi nhớ khách hàng tiềm năng thực hiện hành động mua hàng.
Loại trừ vị trí hiển thị không phù hợp
-
Kiểm tra thường xuyên danh sách vị trí hiển thị quảng cáo để loại bỏ các vị trí không liên quan, chẳng hạn như ứng dụng game, website dành cho trẻ em, các trang phim hoặc website chứa nội dung không phù hợp.
-
Hạn chế hiển thị quảng cáo trên các ứng dụng di động không liên quan để tránh lãng phí ngân sách.
Sử dụng vị trí quản lý để kiểm soát tốt hơn
-
Nếu bạn muốn kiểm soát kỹ vị trí quảng cáo xuất hiện, hãy sử dụng các vị trí được quản lý.
-
Phương pháp này cho phép bạn chọn chính xác các trang web mà quảng cáo được hiển thị. Tuy nhiên, chỉ nên chọn các website có lượng truy cập lớn để tránh việc giá thầu bị đội lên quá cao.
Một số mẹo chạy quảng cáo hiệu quả
Tập trung vào thông điệp trên banner
-
Banner trong quảng cáo hiển thị là yếu tố quan trọng quyết định tỷ lệ nhấp chuột (CTR). Hãy đảm bảo thông điệp trên banner rõ ràng, nổi bật và chứa CTA (Call-to-Action) hấp dẫn.
-
Tránh sử dụng định dạng quảng cáo chỉ có văn bản vì tỷ lệ thành công không cao.
-
Đầu tư vào thiết kế banner đẹp mắt, chuyên nghiệp để thu hút sự chú ý của người dùng.
Tối ưu trang đích (Landing page)
-
Trang đích cần truyền tải rõ ràng thông tin về sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang quảng cáo.
-
Bao gồm các lời kêu gọi hành động như gọi hotline, điền form thông tin hoặc chat với bộ phận hỗ trợ để thúc đẩy quá trình chuyển đổi.
-
Thiết kế trang đích đẹp mắt, điều hướng hợp lý và viết nội dung theo cấu trúc AIDA (Attention - Interest - Desire - Action) để kích thích khách hàng hành động.
Tạo nhiều nhóm quảng cáo để thử nghiệm (Testing)
-
Phân bổ ngân sách vào nhiều nhóm quảng cáo với các biến thể về Landing Page, Banner, và Tệp khách hàng mục tiêu (Target Audience).
-
Sau khi thử nghiệm, xác định nhóm quảng cáo hiệu quả nhất để tập trung ngân sách, từ đó tối ưu hóa doanh thu.
Kết hợp định dạng quảng cáo văn bản và hình ảnh:
-
Sử dụng đồng thời quảng cáo hiển thị hình ảnh và văn bản giúp tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn so với việc chỉ dùng một loại định dạng.
-
Sự kết hợp này gia tăng cơ hội hiển thị trên các nền tảng và đối tượng khác nhau, tối ưu hóa khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng.
>> Xem thêm: MGID là gì? Tại sao quảng cáo MGID được trung thành
3 lỗi chạy quảng cáo Google hiển thị cần tránh
-
Không tách riêng ngân sách của quảng cáo GDN với quảng cáo Ads.
Để tránh tình trạng ngân sách chỉ tập trung vào Ads search, bạn cần phải tách riêng các ngân sách của quảng cáo. Nếu bạn không tách ngân sách sẽ khiến các quảng cáo GDN không có hiệu quả và ngược lại.
-
Dùng quá nhiều mục tiêu trong cùng một chiến dịch quảng cáo GDN
Việc nhắm tới quá nhiều mục tiêu sẽ khiến bạn gặp vấn đề trong quá trình quản lý và theo dõi chiến dịch, khó xác định được nhóm khách hàng thực sự tiềm năng. Việc này còn làm cho tệp khách hàng của bạn bị thu hẹp lại, dẫn đến khó hiển thị hoặc CPC quá cao. Thay vì chọn quá nhiều mục tiêu cho một nhóm quảng cáo, bạn nên chia nhỏ các mục tiêu về từ khóa, đối tượng, vị trí đặt, kèm nhân khẩu học…. để đem lại hiệu quả cao nhất.
-
Hiển thị quảng cáo trên cả mobile app
Khi bạn sử dụng mobile app để quảng cáo thì nó sẽ tự phân phối đến nhiều app game. Do đó, đối tượng tập trung thường thuộc lứa tuổi vị thành niên, thanh niên nên sẽ không đem lại hiệu quả cao mà lại tiêu tốn nhiều ngân sách. Chưa kể, việc hiển thị trên các app game sẽ còn dễ bị người dùng ấn nhầm lại tăng chi phí quảng cáo nhưng không có lợi nhuận.
Tổng kết
Việc nắm vững khái niệm và cách thức hoạt động của quảng cáo GDN là bước quan trọng để triển khai các chiến dịch tiếp thị số hiệu quả. Bằng cách tận dụng mạng lưới hiển thị rộng lớn của Google, bạn có thể tiếp cận đúng đối tượng khách hàng, tối ưu hóa ngân sách và đạt được kết quả kinh doanh như mong muốn. Hãy áp dụng những kiến thức đã học để xây dựng chiến lược quảng cáo phù hợp, nâng cao hiệu quả tiếp thị và đạt được mục tiêu kinh doanh của bạn