Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Distribution là gì? Tầm quan trọng của Distribution trong kinh doanh

Nội dung được viết bởi Nguyễn Tài Tuệ

Nếu bạn đã là một bậc “lão làng” trong ngành Marketing thì cụm từ Distribution sẽ là một thuật ngữ không còn xa lạ. Bởi lẽ chỉ khi hiểu đúng bản chất của Distribution thì bạn mới có thể giúp doanh nghiệp phân phối sản phẩm hiệu quả đến người tiêu dùng. Tuy nhiên, là một “tân binh mới” thì chắc hẳn bạn sẽ chưa thể hiểu hết tầm quan trọng của Distribution là gì và tầm quan trọng của nó đối với hoạt động Marketing doanh nghiệp như thế nào. Để có cái nhìn tổng quan về vấn đề này, hãy cùng Unica tìm hiểu Distribution là gì thông qua bài viết dưới đây nhé.

1. Distribution là gì?

Theo dịch nghĩa, Distribution là phân bổ. Trong Marketing, Distrubution được hiểu là hoạt động doanh nghiệp vừa bán, vừa cung cấp sản phẩm, dịch từ nhà sản xuất đến với khách hàng. Hay có thể hiểu ngắn gọn Distribution là phân phối sản phẩm. Khi các doanh nghiệp muốn sản phẩm của mình được nhiều người biết đến và vươn ra phạm vi toàn cầu, điều quan trọng là phải cải thiện các kênh phân phối để đảm bảo rằng khách hàng và tất cả các thành viên của nhóm phân phối đều cảm thấy hài lòng. Tùy thuộc vào loại hình phân phối mà có thể thu hút nhiều người cùng tham gia vào quá trình này.

distribution la gi

Distribution strategy là gì

2. Tầm quan trọng của Distribution

Không thể phủ nhận một điều rằng, phân phối đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp vì đây chính là cầu nối duy trì và cải thiện mối quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Bởi lẽ nếu trong quá trình phân phối sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng nếu xảy ra một số tình trạng như: tắc nghẽn trong khi lưu thông, giao hàng thiếu hụt… sẽ khiến cho khách hàng và nhà bán lẻ cảm thấy rất khó chịu mà mất niềm tin. Chính vì vậy, để việc phân phối sản phẩm thật sự thành công, quá trình phân phối phải được kiểm soát chặt chẽ, diễn ra theo đúng tiến độ để đảm bảo khách hàng luôn cảm thấy tin tưởng, hài lòng. 

Ngoài ra, thông qua các kênh phân phối khác nhau đến khách hàng cũng như các nhà cung cấp bán lẻ, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc kiểm soát, điều chỉnh số lượng xuất ra đúng theo dự kiến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 

3. Một số khái niệm khác liên quan đến Distribution

Ngoài khái niệm chính là phân phối sản phẩm, Distribution còn bao hàm nhiều khái niệm khác có liên quan. Cụ thể vấn đề này như sau:

3.1. Distribution Channel- Kênh phân phối

Kênh phân phối (tiếng Anh: Distribution Channel) là một hệ thống các tổ chức và cá nhân tham gia vào quá trình luân chuyển sản phẩm hoặc dịch vụ từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Chức năng của Distribution Channel đó là tạo cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, di chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Ngoài ra, Distribution Channel còn giúp cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng như: vận chuyển, bảo hành, lưu kho,...

Hiện nay có 2 loại hình kênh phân phối chính đó là:

- Kênh phân phối trực tiếp: Sản phẩm được bán trực tiếp từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng mà không qua trung gian.

- Kênh phân phối gián tiếp: Sản phẩm được luân chuyển qua một hoặc nhiều trung gian trước khi đến tay người tiêu dùng.

Doanh nghiệp cần lựa chọn và quản lý kênh phân phối hiệu quả để đạt được mục tiêu kinh doanh.

3.2. Distribution Strategy – Chiến lược phân phối

Chiến lược phân phối (tiếng Anh: Distribution Strategy) là một kế hoạch dài hạn được thiết kế để đảm bảo sản phẩm hoặc dịch vụ được đưa đến tay người tiêu dùng cuối cùng một cách hiệu quả và có lợi nhuận. Theo như Philip Kotler nhận định: Chiến lược phân phối sẽ bao gồm những nguyên tắc nhất định để giúp doanh nghiệp thực hiện được những mục tiêu đã đề ra trong chiến lược marketing

Mục tiêu chính của Distribution Strategy đó là: Tăng khả năng tiếp cận thị trường, tối ưu hóa chi phí phân phối, nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cường lợi thế cạnh tranh. Mỗi doanh nghiệp sẽ có những quy mô và mục tiêu khác nhau. Vì vậy, chiến lược phân phối mà họ đề ra cũng sẽ có sự khác biệt.

Các yếu tố ảnh hưởng đển chiến lược phân phối có thể kể đến như:

- Đặc điểm sản phẩm: Tính chất, kích thước, giá trị,... của sản phẩm.

- Khách hàng mục tiêu: Nhu cầu, sở thích, vị trí địa lý,... của khách hàng.

- Môi trường kinh doanh: Hệ thống pháp lý, văn hóa kinh doanh,...

- Năng lực doanh nghiệp: Tài chính, nhân lực, công nghệ,...

Zalo là một trong những công cụ Marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng với khách hàng. Thông qua khóa học Zalo Marketing online, bạn sẽ biết được các công cụ để tiếp cận khách hàng trong Zalo một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, bạn cũng sẽ biết cách tận dụng tối đa các tính năg của Zalo OA để tương tác, chăm sóc khách hàng, ứng dụng Zalo trong Quản Trị - Kinh Doanh,... Đăng ký ngay:

Trọn bộ bí quyết Marketing Zalo
Mai Trung Đức
599.000đ
800.000đ

Ứng dụng Zalo trong Quản Trị - Kinh Doanh - Marketing
Giàng Thuận Ý
499.000đ
700.000đ

Affiliate Master - Kiếm tiền với Affiliate Marketing
Nguyễn Trọng Thơ
999.000đ
5.000.000đ

4. Các kênh phân phối trong Marketing

Sau khi giải thích Distribution nghĩa là gì bạn cần biết đến các chiến lược phân phối mời bạn đọc tìm hiểu các kênh phân phối chính trong Marketing thông qua một số luận điểm dưới đây.

Distribution-la-gi-1.jpg?v=1602318913

Kênh phân phối là cầu nối giữa khách hàng với nhà sản xuất

4.1. Kênh phân phối trực tiếp

Phân phối trực tiếp được xem là một hình thức phân phối vô cùng hữu ích để bán bất kỳ một loại sản phẩm nào ở mức giá trung bình, không phải mua hàng hằng ngày và có thời gian sử dụng khá lâu. Có thể kể đến một số mặt hàng phổ biến như: quần áo, văn phòng phẩm, máy lọc không khí, đồ trang sức….

Phân phối trực tiếp có nghĩa là nhà sản xuất tìm ra cách giao tiếp trực tiếp với khách hàng mà không cần sử dụng bất kỳ khâu trung gian nào mà sẽ tự mình làm nhiệm vụ giao dịch, đóng gói, giao hàng và vận chuyển.

4.2. Kênh phân phối gián tiếp

Đây là hình thức mà nhà sản xuất sẽ chọn cách làm việc với các đại lý hoặc nhà môi giới. Hình thức này đồng nghĩa với việc nhà sản xuất sẽ quyết định giao trực tiếp một phần nhiệm vụ của mình cho các bên trung gian.

Có thể lấy một ví dụ cụ thể như sau: Trong ngành công nghiệp thực phẩm, Trước khi ký hợp đồng với một nhà môi giới, nhà sản xuất thực phẩm sẽ phải tự cung cấp cho các cửa hàng sản xuất. Và đó thường là trường hợp của các nhà cung cấp nhỏ hơn. Tuy nhiên, khi công việc kinh doanh mở rộng, họ sẽ tìm kiếm các giải pháp thay thế để vận chuyển sản phẩm của họ đến tận các cửa hàng. Điều đó sẽ được thực hiện bởi một nhà môi giới (hay còn được lại là bên trung gian) để xử lý việc bán hàng, hoặc một nhà phân phối, người sẽ đảm nhận việc vận chuyển hàng hóa đến các cửa hàng ở nhiều địa điểm khác nhau.

Thông qua ví dụ trên cho thấy một điều, đối với kênh phân phối gián tiếp, ưu điểm lớn nhất chính là giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí cho việc thuê nhân công cũng như quá trình vận chuyển. 

Distribution-la-gi-2.jpg?v=1602319078

distributor là gì

4.3. Kênh phân phối bán buôn/bán lẻ

Việc các doanh nghiệp phân phối sản phẩm cho các nhà bán buôn, bán lẻ là một hình thức được ưu tiên bởi vì các nhà bán buôn, bán lẻ mua sản phẩm từ nhà sản xuất sẽ chịu mọi rủi ro nếu như sản phẩm của họ không bán chạy. Ưu điểm của hình thức này đó là người tiêu dùng cũng như hệ thống bán buôn, bán lẻ có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm bởi chính nhà sản xuất sẽ đưa những thông tin một cách chính xác, minh bạch về sản phẩm mà họ đang cung cấp. 

4.4. Kênh phân phối điện tử

Trong thời đại mạng xã hội đang phát triển và bùng nổ mạnh mẽ, nhắc đến kênh phân phối điện tử là người đọc sẽ liên tưởng ngay đến Internet. Hiểu một cách đơn giản, đây là hình thức mua bán trao đổi sản phẩm thông qua một số mạng xã hội phổ biến để giúp khách hàng tiết kiệm được nhiều thời gian. Tận dụng lợi thế đó, hình thức này được doanh nghiệp lựa chọn để có thể tương tác với khách hàng, nhờ đó mà quảng bá và tiếp thị cho sản phẩm của mình.

5. Cách lựa chọn kênh Marketing tốt nhất

Để lựa chọn kênh tiếp thị tốt nhất thì bạn cần phải lựa chọn 1 cách có khoa học và có tiêu chí nhất định.

Có một thực tế là các kênh được các nhà sản xuất yêu cầu rất nhiều. Sự cần thiết của việc lựa chọn một kênh thích hợp có thể được hiểu trên cơ sở các tham số được xem xét, trong đó nêu bật một thực tế là tại sao phải lựa chọn các kênh phân phối?

Hệ thống phân phối giàu trí tưởng tượng: Các công ty có thể sử dụng hệ thống phân phối giàu trí tưởng tượng để tận dụng lợi thế cạnh tranh. 

Khó thay thế: Các công ty có thể thay đổi sản phẩm, quảng cáo và định giá một cách dễ dàng nhưng không phải kênh của họ. Việc thay đổi kênh, đối tác nhượng quyền, đại lý và nhà bán lẻ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.

Gia tăng giá trị: Các thành viên kênh có thể mang lại hiệu quả cao hơn trong việc cung cấp hàng hóa sẵn có cho thị trường mục tiêu thông qua Địa chỉ liên hệ, Chuyên môn, kinh nghiệm và quy mô hoạt động của họ. Điều này có thể tăng thêm giá trị cho sản phẩm hoặc dịch vụ ở mỗi cấp độ phân phối.

Giảm số lượng giao dịch kênh: Các trung gian tiếp thị hoặc thành viên kênh giúp giảm số lượng giao dịch kênh.

Khuyến mãi: Truyền thông cho người tiêu dùng về thông tin sản phẩm và các ưu đãi thông qua quảng cáo và khuyến mại.

Hỗ trợ tài chính: Cung cấp hỗ trợ tài chính, chẳng hạn như mua hàng theo tín dụng, các quyền chọn trao đổi, mua bằng các gói thanh toán.

Tài trợ, phân phối vật chất và chấp nhận rủi ro: là các thông số khác ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn kênh. Giảm chi phí và thời gian phân phối.ân phối tiếp thị.

6. 3 bước xây dựng kênh phân phối đỉnh cao

Để xây dựng được một quy trình kênh tiếp thị hiệu quả và dễ dàng thì bạn cần phải biết biết cách phân tích khách hàng mục tiêu của mình là gì.

Kenh phan phoi

Content distribution là gì

6.1. Bước 1: Phân tích khách hàng mục tiêu

Khi phân tích khách hàng bạn cần chú ý đến việc phân tích các đối tượng của mình muốn hướng tới là ai, nhân khẩu học, nơi sinh sống và làm việc, sở thích, thói quen, tần suất mua hàng của họ.

Khi bạn xác định được những thông tin này thì việc các nhà Marketer xác định chính xác mục tiêu của việc phân phối và lựa chọn kênh sẽ rất phù hợp.

6.2. Bước 2: Xác định mục tiêu của kênh phân phối

Mỗi khi xây dựng một quy trình nào đó chúng ta thường phải xác định cho mình một mục tiêu nhất định. Lúc này các bộ phận trưởng ban của công ty sẽ ngồi lại và đưa ra ý kiến thống nhất chung. Mục tiêu này sẽ phụ thuộc vào số lượng sản xuất ra.

Thường thì đến bước này các nhà quản trị thường dựa theo mô hình Smart, một mô hình hữu ích cho bạn sử dụng trong những trường hợp xác định mục tiêu. Công cụ này sẽ đưa ra một mục tiêu rõ ràng, cụ thể, khả thi và giới hạn thời gian giúp bạn tận dụng được nguồn lực.

Sau đó, nhà làm Marketing cần liệt kê toàn bộ những kênh phân phối, hình thức phân phối có thể lựa chọn.

6.3. Bước 3: Đánh giá các phương án và lựa chọn giải pháp

Các nhà làm Marketing cần lựa chọn kênh tiếp thị phù hợp nhất với sứ mệnh của công ty, tầm nhìn của người bán và những kênh này tuyệt đối không được có mâu thuẫn, xung đột lẫn nhau. Đồng thời bạn cũng nên biết cách biết áp dụng Tagline ngắn gọn xúc tích giúp người xem dễ nhớ và hiểu rõ bạn đang muốn nhấn mạnh về điều gì.

7. Kết luận

Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu tổng quan Distribution là gì và các kênh phân phối phổ biến trong Marketing. Chúng tôi hy vọng các doanh nghiệp có thể linh hoạt trong việc sử dụng các kênh phân phối khác nhau để có thể kết nối và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Nếu bạn đọc muốn tìm hiểu thêm nhiều kiến thức mới về marketing hãy tham khảo các khoá học marketing online trên Unica đang được nhiều người quan tâm hiện nay.

Chúc các thành công!

Bạn có cảm thấy chiến lược marketing của mình chưa đủ mạnh để cạnh tranh trong thời đại số? Tham gia khóa học Marketing để học cách xây dựng chiến lược marketing đột phá, giúp doanh nghiệp của bạn đứng vững trong thị trường ngày càng khốc liệt.

Đăng ký học thử để trải nghiệm ngay hôm nay!
course_relate
Facebook Marketing Ultimated 5.0
1.299.000đ 1.500.000đ
0/5 - (0 bình chọn)