Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

3 Cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh theo lời khuyên của bác sĩ 

Nội dung được viết bởi Ngô Dũng Tuấn

Cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh không đúng chuẩn khoa học sẽ để lại những hệ lụy vô cùng nghiêm trọng. Vậy, khi nào thì nên vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh? Cách thực hiện như thế nào để đảm bảo an toàn? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. 

Có nên lấy ráy tai cho trẻ thường xuyên?

Có rất nhiều người cho rằng, ráy tai là một thứ gì đó rất bẩn và mất vệ sinh, thế nhưng nó không phải như vậy. Bởi ráy tai là một chất nhầy mà bất cứ ai cũng có, nó được sinh ra trong ống tai với cơ chế tự làm sạch từ đĩa đệm của tai sang lỗ tai. Ráy tai có tác dụng như một chất bôi trơn cho ống tai và là màng bảo vệ ngăn chặn các tác nhân như vi khuẩn, bụi bặm xâm nhập sâu vào trong lỗ tai. Với cơ chế tự sản sinh này, khi trẻ sử dụng cử động nhai thì nó sẽ tác động tới các lông mao trong ống tai và đẩy ráy tai ra bên ngoài lỗ tai. Tại vị trí này, không khí sẽ làm ráy tai co lại, khô đi và tự bong rồi rơi ra bên ngoài. Chính vì thế cha mẹ không nên ngoáy tai cho bé thường xuyên vì nó có thể làm trẻ bị đau tai, viêm tai do việc lấy ráy tai không đúng cách. 

Khi nào nên vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh?

Bên cạnh việc nắm cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh thì mẹ cũng cần nắm được khi nào thì nên vệ sinh tai cho bé yêu. Theo lời khuyên của bác sĩ, trẻ khi mới sinh ra cần được vệ sinh tai ngay và trong những ngày tiếp theo, mẹ cũng cần vệ sinh tai cho bé sau mỗi lần tắm. 

cach-ve-sinh-tai-cho-tre-so-sinh-1.jpg%20.jpg

Trẻ khi mới sinh ra cần được vệ sinh tai ngay

Tuy nhiên, các bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên là mẹ không nên vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh quá sạch và quá thường xuyên. Bởi nếu tai được làm sạch quá sẽ bị mất đi lớp bảo vệ ống tai, từ đó làm cho lớp da tai bên trong bị sưng tấy và viêm nhiễm. Mẹ chỉ nên vệ sinh tai với tần suất vừa phải và nhẹ nhàng. 

>>> Xem ngay: 4 Cách bế trẻ sơ sinh chuẩn xác bạn cần biết

Cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh 

1. Dùng dầu trẻ em 

Dầu trẻ em là một trong những nguyên liệu giúp làm sạch tai cho bé hiệu quả và rất an toàn. Theo khuyến nghị của các bác sĩ, dầu trẻ em sẽ làm mềm lớp ráy tai nên giúp cho việc lấy ráy tai ra ngoài được dễ dàng hơn. Đối với cách này, mẹ hãy thực hiện theo các bước sau: 

- Bước 1: Đổ một ít dầu trẻ em vào một lọ nhỏ mắt size nhỏ. 

- Bước 2: Nhỏ từ từ dầu trẻ em vào khu vực ráy tai mà bạn cần làm sạch cho bé. 

- Bước 3: Dùng bông tăm thấm nhẹ lớp dầu có trong tai và để yên trong khoảng 2 phút, cuối cùng lau nhẹ tai từ trong ra ngoài. 

- Bước 4: Thực hiện tương tự cho bên tai còn lại của bé. 

2. Sử dụng nước muối 

Cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh cực an toàn tiếp theo mà mẹ có thể áp dụng đó chính là sử dụng nước muối. Cách vệ sinh tai cho bé bằng nước muối rất đơn giản, mẹ hãy thực hiện theo các bước sau đây: 

>>> Xem ngay: 5 Cách chăm sóc dây rốn trẻ sơ sinh an toàn

cach-ve-sinh-tai-cho-tre-so-sinh-2.jpg%20.jpg

Nước muối sẽ giúp làm sạch tai cho bé hiệu quả và đảm bảo an toàn

- Bước 1: Hòa tan một thìa muối trắng với 1 cốc nước ấm. Sau đó, dùng một chiếc tăm bông thấm vào cốc nước muối và vẩy nhẹ để bông bớt nước.

- Bước 2: Nghiêng nhẹ đầu bé sang một bên và cho bông tăm vào tai bé, tiếp theo ngoáy nhẹ nhàng để làm sạch. Mẹ nên chú ý giữ đầu trẻ nghiêng một bên và không thay đổi tư thế khi vệ sinh tai. Mẹ cũng không nên đưa tăm bông vào quá sâu bên trong bởi có thể khiến bé bị đau. 

- Bước 3: Thực hiện tương tự với bên tai còn lại. 

Trẻ giai đoạn đầu đời cần phải được giáo dục và chăm sóc tốt thì mới có thể khoẻ mạnh, tự lập và thông minh. Khoá học online qua video trên Unica giải đáp các hành vi, phản ứng của trẻ, cung cấp các phương pháp dạy trẻ phát triển toàn diện,. Đăng ký ngay.

Giáo dục sớm 0-3 tuổi: Để con phát triển ngôn ngữ vượt trội
Lại Thị Hải Lý
599.000đ
900.000đ

Dạy con theo phương pháp người Nhật
Đào Ngọc Cường
399.000đ
600.000đ

Dạy con từ tiềm thức
Lê Yến Hoa
399.000đ
700.000đ

3. Sử dụng oxy già 

Trong trường hợp ráy tai của bé yêu nhà bạn quá nhiều do không được vệ sinh thường xuyên thì mẹ có thể sử dụng oxy già để làm sạch. Bởi chất xúc tác trong oxy già sẽ làm mềm ráy tai, giúp cho việc loại bỏ ráy tai ra ngoài dễ dàng hơn. Cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh bằng oxy già được thực hiện như sau: 

- Bước 1: Hòa nước sôi để nguội với oxy già theo tỉ lệ 50:50. Mẹ nên chọn loại oxy già 3% để đảm bảo độ an toàn cho da của bé. 

- Bước 2: Cho trẻ nằm nghiêng đầu sang một bên để vệ sinh tai dễ dàng hơn. Mẹ cũng chú ý giữ nghiêng đầu cho bé, tránh cử động vì có thể gây tổn thương cho tai. 

- Bước 3: Dùng bông tăm thấm vào dung dịch và tiến hành lau tai cho bé nhẹ nhàng. Mẹ chỉ nên lau nhẹ nhàng phía ngoài, tránh lau sâu vào trong sẽ gây nên những tổn thương cho bé.

- Bước 4: Thực hiện tương tự với bên tai còn lại. 

Cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh tại nhà

Mẹ chỉ nên sử dụng oxy già độ thấp để vệ sinh tai cho bé 

Lưu ý khi vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh 

Khi thực hiện các cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh nêu trên, mẹ cần nắm vững những lưu ý sau đây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé:

- Dụng cụ vệ sinh tai của bé phải đảm bảo hợp vệ sinh, nhằm tránh gây nên tình trạng nhiễm khuẩn cho da của trẻ. 

- Chỉ nên sử dụng bông tăm vệ sinh tai cho bé đầu nhỏ (loại chuyên dùng cho trẻ sơ sinh), tránh sử dụng loại bông tăm dành cho người lớn vì có thể gây nên những tổn thương cho bé. 

- Đối với oxy già, mẹ nên lựa chọn loại có nồng độ thấp (hợp lý nhất là 3%). Mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện để đảm bảo sức khỏe cho bé. 

- Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu bị kích ứng với một trong những phương pháp nêu trên, mẹ nên dừng lại và đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

cham-soc-be-yeu

Biện pháp phòng ngừa bệnh tai mũi họng cho trẻ

Để hạn chế các nguy cơ gây nên một số bệnh liên quan đến tai, mũi họng của trẻ sơ sinh, mẹ nên lưu ý một số biện pháp như sau: 

- Cho trẻ ăn uống khoa học, đủ chất dinh dưỡng thông qua nguồn sữa mẹ dồi dào. bổ sung đầy đủ các nhóm chất như: đạm, Vitamin, khoáng chất, Protein để tăng cường sức đề kháng và cải thiện chức năng miễn dịch ở trẻ

- Tránh cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân xấu từ môi trường bên ngoài như: khói thuốc lá, ô nhiễm, khói bụi.

- Rửa tay trước khi ăn, súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

- Khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu của bệnh tai mũi họng, mẹ cần cho trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

cach-ve-sinh-tai-cho-tre-so-sinh-1.jpg

Rửa tay thường xuyên để phòng ngừa vì khuẩn

Qua bài viết trên đây, chắc chắn mẹ đã nắm được cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh sao cho đảm bảo an toàn, cũng như những lưu ý trong quá trình thực hiện. Hy vọng những thông tin hữu ích mà UNICA chia sẻ sẽ giúp cho việc chăm sóc con yêu của bạn được thuận tiện hơn.

Chúc bé yêu nhà bạn luôn khỏe mạnh và thông minh! 

Bạn muốn xây dựng mối quan hệ khăng khít với con? Khóa học sẽ giúp bạn hiểu rõ về tâm lý trẻ sơ sinh, tạo dựng một tình yêu thương bền vững với con.

Đăng ký học thử để trải nghiệm ngay hôm nay!
course_relate
Bí quyết nuôi con không lạm dụng kháng sinh
399.000đ 700.000đ
0/5 - (1 bình chọn)