Cách tắm cho trẻ sơ sinh không khóc là một trong những từ khóa được rất nhiều mẹ bỉm sữa tìm kiếm. Chăm sóc trẻ đã khó, chăm sóc trẻ sơ sinh còn khó hơn rất nhiều lần. Tuy nhiên, mẹ không nên quá lắng, vì trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ “bí quyết” tắm cho trẻ sơ sinh không khóc đơn giản ngay tại nhà.
Nguyên nhân và cách khắc phục trẻ khóc khi tắm
Để tìm được cách tắm cho trẻ sơ sinh không khóc thì mẹ cần phải đi tìm hiểu nguyên nhân trước. Khi tắm, trẻ sơ sinh khóc có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể như sau:
- Do dầu gội chảy vào mắt làm cho bé khó chịu: Nếu rơi vào tình trạng này thì mẹ cần chú ý khi gội đầu cho trẻ. Khi tắm nên thực hiện một cách nhẹ nhàng, cẩn thận để bé không cảm thấy đau hoặc khó chịu.
- Trẻ sợ mùi sữa tắm, dầu gội: Có thể mùi hương của dầu gội hoặc sữa tắm làm cho bé khó chịu. Do đó, mẹ cần chọn loại không có thành phần gây kích ứng da của trẻ nhé!
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khóc trong khi tắm
- Trẻ bị hăm: Với trẻ sơ sinh dưới 9 tháng tuổi, việc hăm tã thường xuyên xảy ra. Những vùng da bị hăm có thể khiến bé đau rát và khó chịu. Ngoài ra, mẹ cũng nên kiểm tra xem trẻ có bị eczema không. Đôi khi trẻ bị nổi mẩn vùng da chân, da tay mà bố mẹ không để ý. Khi vùng da bị eczema sẽ khiến bé có cảm giác đau như bị kim chích nếu chạm vào nước, đây chính là nguyên nhân khiến bé khó chịu và sợ hãi khi tắm.
- Bé bị mệt: Trong thời gian chờ đợi mẹ chuẩn bị vật dụng tắm, bé có thể buồn ngủ và muốn được ngủ một giấc. Cách tắm cho trẻ sơ sinh không khóc ở trường hợp này là mẹ nên xem xét nên cho bé tắm sớm hơn trước khi bé rơi vào trạng thái buồn ngủ.
- Nước tắm quá nóng: Thông thường, nhiệt độ lý tưởng của nước tắm cho trẻ sơ sinh cao hơn nhiệt độ cơ thể bé 1 độ C. Khi pha nước tắm cho bé, mẹ có thể kiểm tra bằng cách nhúng khuỷu tay của mình xuống nước tắm. Nếu mẹ cảm thấy nước làm khuỷu tay ngứa râm ran thì có nghĩa là nước nóng, cần điều chỉnh lại để nước ấm hơn. Khi đã điều chỉnh xong, mẹ cần tập cho bé làm quen với nước từ từ, không nên cho bé tắm ngay.
- Trẻ không cảm thấy an toàn: Trẻ có thể lo lắng khi tắm nếu có lần bị trượt trong bồn tắm. Do đó, mẹ hãy kê một miếng lót để giữ bé không bị trượt trong bồn. Ngoài ra, mẹ cần lưu ý giữ cho mực nước cao khoảng 5 - 8 cm, một điều nữa mà mẹ cần “khắc cốt ghi tâm” đó là không để cho bé một mình trong bồn nước dù chỉ là vài giây.
- Nếu gần đây bé mới có phản đối dữ dội khi tắm thì có thể do mẹ đã tạo ra một sự thay đổi nào đó trong không gian tắm khiến bé sợ hãi.
>>> Xem thêm: Quy trình tắm bé mà bà mẹ nào cũng phải ghi nhớ
Mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân để tìm ra cách tắm cho trẻ sơ sinh không khóc
Chăm sóc con như chuyên gia hàng đầu bằng cách đăng ký khóa học online qua video. Khóa học cung cấp cho các bậc phụ huynh kỹ năng để bảo vệ sức khỏe cho con. Cách chăm sóc sức khỏe cho bé thật tốt khi đau ốm, chế độ dinh dưỡng an toàn và bí quyết nuôi dạy con ngoan, khỏe, thông minh.
Cách tắm cho trẻ sơ sinh không khóc
- Để bé không khóc khi tắm, mẹ có thể dán những miếng decal chống trượt vào bên trong bồn tắm. Việc này không chỉ an toàn mà còn giúp thu hút sự hiếu động của bé khi tắm.
- Thả vào bồn tắm những món đồ chơi mà trẻ yêu thích, chắc chắn con sẽ rất thích thú và chịu ngồi yên để cho mẹ tắm đấy!
- Khi gội đầu cho con yêu, mẹ nên cẩn thận, không để xà phòng rơi vào mắt của trẻ, mẹ có thể dùng một chiếc chai nhựa để lấy nước xả tóc cho bé.
- Pha nước cho trẻ ở nhiệt độ thích hợp, không nên pha nước tắm quá nóng hoặc quá lạnh.
- Cho trẻ ăn trước khi tắm khoảng 30 phút.
- Cách tắm cho trẻ sơ sinh không khóc đó chính là cọ rửa cho trẻ thật nhẹ nhàng.
Làm sao để chăm sóc trẻ sơ sinh hiệu quả?
Với những ai lần đầu được làm bố, làm mẹ chắc hẳn sẽ rất bối rối không biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh như thế nào là đúng, để con yêu có thể phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Nhiều bà mẹ “mất ăn mất ngủ” khi thấy con bỏ bú, khổ sở khi tắc sữa và lo lắng khi con quấy khóc, tiêu lỏng…
Trên đây là cách tắm cho trẻ sơ sinh không khóc mà UNICA đã chia sẻ với các mẹ. Hy vọng rằng, với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp các mẹ tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả nhất.
>> Cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh theo lời khuyên của bác sĩ