Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

5 Cách rửa mũi cho trẻ đúng chuẩn khoa học

Nội dung được viết bởi Ngô Dũng Tuấn

Thực tế, nhiều mẹ vẫn chưa biết cách rửa mũi cho trẻ như thế nào để đảm bảo an toàn. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin hữu ích nhất khi tiến hành vệ sinh mũi cho bé yêu, bạn hãy tham khảo thêm nhé! 

Nên rửa mũi cho trẻ khi nào? 

Thường ngày, nhiều mẹ vẫn thường rửa mũi cho bé yêu vì nghĩ rằng mũi bé cần được vệ sinh thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn. Tuy nhiên, đây lại là thói quen không tốt trong việc chăm sóc trẻ. Vì vậy, nếu bé yêu nhà bạn không ốm, không xuất hiện tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi thì tốt nhất mẹ không nên rửa mũi. Điều này sẽ giúp cho bé yêu cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. 

rua-miu-cho-tre-1.jpg%20.jpg

Mẹ chỉ nên rửa mũi cho bé khi bé bị ốm, nghẹt mũi hoặc sổ mũi 

Thay vào đó, mẹ chỉ nên rửa mũi cho trẻ khi xuất hiện các biểu hiện như: nghẹt mũi, viêm mũi, chảy nước mũi xanh hoặc nước mũi trong. Bên cạnh việc nhỏ nước muối thì mẹ cũng có thể hút mũi cho con bằng các dụng cụ y tế nếu tình trạng nghẹt mũi quá nặng. 

>>> Xem ngay: Trẻ sơ sinh bị viêm da? Dấu hiệu và cách điều trị an toàn ngay tại nhà

Cách rửa mũi đúng chuẩn cho trẻ 

1. Sử dụng nước muối 

Nhiều mẹ thường không biết nên sử dụng nước gì để rửa mũi cho trẻ. Theo lời khuyên của các bác sĩ, để đảm bảo sức khỏe cho bé yêu, mẹ chỉ nên dùng nước muối đun sôi, để nguội và pha đều tỉ lệ với muối tinh để tạo nên dung dịch rửa mũi cho bé. 

Dung dịch này nhằm đảm bảo sự an toàn, không gây kích ứng cho trẻ. Nếu không có thời gian chuẩn bị nước muối, mẹ có thể mua nước muối sinh lý ở hiệu thuốc cũng đảm bảo sự an toàn vì vô khuẩn. Trong trường hợp trẻ bị ra nước mũi xanh nhiều thì mẹ mua gói muối chuyên dụng để rửa mũi cho trẻ. Bên cạnh đó, mẹ nên kết hợp việc rửa mũi và hút mũi để mang lại kết quả nhất. 

cham-soc-be-yeu

2. Sử dụng bình rửa mũi 

Dụng cụ rửa mũi cũng là yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe của con yêu. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dụng cụ rửa mũi với cách sử dụng và tác dụng tương đương nhau. Vì vậy, mẹ không quá khó trong quá trình chọn mua và sử dụng. 

rua-miu-cho-tre-2.jpg%20.jpg

Sử dụng bình rửa mũi sẽ giúp mang lại kết quả tốt hơn 

Tuy nhiên, bình rửa mũi không thực sự phù hợp với những trẻ sơ sinh từ 2 - 4 tháng tuổi. Bởi vì trẻ vẫn chưa cứng cổ, việc đỡ bé và rửa mũi cho bé gặp rất nhiều khó khăn, do đó mẹ chỉ nên dùng dụng cụ hút mũi để giúp bé được thoải mái hơn. 

Còn đối với những bé lớn hơn thì mẹ có thể rửa mũi cho trẻ bình thường với các dụng cụ rửa mũi, phổ biến nhất là xilanh. Còn trong trường hợp bé ra nhiều nước mũi thì mẹ cũng nên dùng dụng cụ hút mũi thay vì chỉ rửa mũi cho bé. 

3. Rửa mũi cho bé bằng xilanh 

Rửa mũi cho bé yêu bằng xilanh được nhiều mẹ được nhiều mẹ áp dụng vì mang lại hiệu quả tối ưu và giúp bé được thoải mái hơn. Theo đó, khi rửa mũi bằng xilanh cho bé, mẹ nên chú ý không bơm nước quá mạnh vì có thể đẩy nước lên tai con gây nguy hiểm. 

Cách rửa mũi khoa học nhất là mẹ đặt con ở tư thế hơi cúi người ra trước khoảng 30 - 45 độ. Tốt nhất là mẹ nên thông mũi cho bé trước khi rửa, như vậy sẽ giúp bé được thoải mái và đẩy dịch nhầy trong mũi ra ngoài nhanh hơn. 

Để con phát triển toàn diện, ngay từ khi còn nhỏ các bậc phụ huynh đã phải lên kế hoạch chăm sóc và giáo dục con cái. Đăng ký khoá học online trên Unica để có các phương pháp, bí quyết giáo dục con phù hợp, tạo môi trường hoàn hảo giúp giáo dục trẻ thông minh, khoẻ mạnh và sống có trách nhiệm.

Nuôi dạy con kiệt xuất theo phương pháp người Do Thái
Phạm Quỳnh Liên
199.000đ
800.000đ

Giúp con tự lập theo phong cách người Nhật
Lê Văn Hữu Phú
499.000đ
600.000đ

Giúp con định hướng cuộc đời
Bùi Hữu Chương
499.000đ
680.000đ

4. Kiểm tra trước khi hút mũi 

Bên cạnh việc rửa mũi cho trẻ thì mẹ cũng cần hút mũi trong trường hợp bé bị nghẹt mũi nặng. Và để việc hút mũi mang lại hiệu quả nhất, mẹ nên kiểm tra xem mũi của trẻ có thông hay không. Nếu mũi trẻ đã thông thì mẹ chỉ cần nhỏ nước mũi một bên, sau đó đặt dụng cụ hút và bên mũi còn lại. 

rua-miu-cho-tre-3.jpg%20.jpg

Trước khi hút mũi cho trẻ thì mẹ nên làm thông mũi trước

Để mang lại kết quả tốt hơn, sau khi hút xong một bên, mẹ nên đặt máy hút sang bên còn lại để hút sạch dịch nhầy trong mũi. Lời khuyên của bác sĩ đưa ra là mẹ nên nhỏ nước muối vào bên mũi không dùng máy hút và thực hiện tương tự khi đổi bên. 

5. Đưa trẻ đến bác sĩ 

Thông thường, nếu trẻ bị viêm họng, viêm mũi và mẹ vệ sinh sớm cho con thì sẽ không nên tình trạng viêm nhiễm, bội nhiễm. Tuy nhiên, nếu mẹ không rửa mũi cho trẻ cũng như chăm sóc đúng cách thì tình trạng bệnh của bé sẽ càng nặng hơn. 

Trẻ có thể bị khò khè cả ngày, đau họng, thậm chí là sốt cao. Nếu trẻ gặp những triệu chứng như vậy, mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời. Đặc biệt, mẹ cũng cần tránh cho trẻ tiếp xúc với người ốm, vì sức đề kháng của trẻ đang rất yếu và điều này càng khiến cho trẻ dễ bị lây nhiễm vi khuẩn hơn. 

Có nên rửa mũi cho trẻ không ?

Rửa mũi mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của trẻ như: hạn chế viêm mũi, vệ sinh mũi, loại bỏ dịch mũi. Thế nhưng không phải vì thế mà cha mẹ ngày nào cũng rửa mũi cho bé vì nếu rửa thường xuyên khi trẻ không bị mắc bệnh lý liên quan đến tai mũi họng thì trẻ có thể bị khô mũi và làm ảnh hưởng đến các chức năng đề kháng của mũi đối với vi khuẩn và thời tiết bên ngoài. Mẹ chỉ rửa mũi cho bé khi con có những dầu hiệu như:

- Dịch mũi quá đặc khiến bé khó thở

- Chất nhầy chảy thường xuyên làm con thở khò khè do bị tắc mũi.

>>>> Xem ngay: 4 Cách trị nói lắp ở trẻ nhỏ mẹ nên áp dụng ngay

rua-mui-cho-tre-1.jpg

Có nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh không?

Nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần?

Tùy vào mức độ chất nhầy có trong mũi của trẻ mà mẹ có thể rửa 2 lần/1 ngày nếu dịch nhầy ít, hoặc 5 lần/1 ngày nếu dịch mũi ra quá nhiều. Không nên rửa quá nhiều lần vì trẻ sẽ cảm thấy khó chịu và tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến niêm mạc mũi do bị tổn thương. 

Lưu ý khi rửa mũi cho trẻ

- Cha mẹ nên rửa tay sạch sẽ trước khi rửa mũi cho bé để mũi bé không bị nhiễm khuẩn

- Không sử dụng ống bơm để rửa mũi cho bé vì lực quá mạnh sẽ khiến trẻ bị tổn thương các mô trong mũi dẫn đến rau rát và chảy máu, bé sẽ cảm thấy khó chịu và khó thở hơn rất nhiều. 

- Trước khi rửa mũi cho bé phải vệ sinh các dụng cụ rửa mũi bằng nước ấm hoặc nước muối loãng để khử khuẩn

- Không hút đờm ở miệng, họng của bé quá 2-3 lần/ 1 ngày để tránh làm tổn thương đến thành mũi của trẻ.

- Không nên sử dụng các loại thuốc để rửa mũi cho bé nếu chưa được bác sĩ kiểm tra và thăm khám. 

Kết luận

Thực tế, việc rửa mũi cho trẻ sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu và nhanh lành bệnh hơn, vì vậy mẹ không cần quá lo lắng. Điều quan trọng là mẹ phải thực hiện cách rửa mũi đúng chuẩn theo những thông tin mà UNICA chia sẻ trong bài viết. Chúc con yêu của bạn luôn mạnh khỏe và thông minh với phương pháp nuôi dạy con đến từ chuyên gia hàng đầu Unica

Bạn là bậc cha mẹ lần đầu và cảm thấy bỡ ngỡ? Khóa học sẽ trang bị cho bạn đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để chăm sóc bé yêu một cách tự tin và khoa học.

Đăng ký học thử để trải nghiệm ngay hôm nay!
course_relate
Bí quyết nuôi con không lạm dụng kháng sinh
399.000đ 700.000đ
0/5 - (1 bình chọn)