Cách chăm sóc đào sau Tết là từ khóa được nhiều người tìm kiếm, bởi sau Tết, ai cũng muốn chăm bón cây đào phát triển tốt nhất cho mùa Tết năm sau. Trong bài viết dưới đây, Unica sẽ chia sẻ cho bạn cách chăm sóc cây đào sau Tết đúng chuẩn nhất. Bạn hãy “bỏ túi” ngay nhé!
1. Cách chăm sóc đào sau Tết
Để cây đào sau Tết có thể phát triển khỏe mạnh, sinh trưởng tốt thì đòi hỏi người trồng phải nắm vững các kiến thức và kỹ thuật cơ bản. Cụ thể như sau:
1.1. Kỹ thuật trồng đào
Kỹ thuật đầu tiên mà bất cứ ai cũng phải nắm đó chính là trồng đào. Thông thường, đào sau Tết thường nở hết lộc non và các nụ. Lúc này, trong bầu đất không còn nhiều chất dinh dưỡng, vì vậy rất khó để có thể duy trì sự sống cho cây. Lúc này, bạn cần mang đào ra ngoài trồng.
Đầu tiên, bạn cần trồng đào trên một luống đất mới
1.2. Chuẩn bị đất trồng
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị đất trồng. Đào là cây chịu ngập úng rất kém, vì vậy, bạn nên chọn vùng đất cao, có khả năng tháo nước tốt, đặc biệt đất phải tơi xốp. Khi trồng, bạn nên lên luống cao từ 25 - 30cm, rộng khoảng 70cm, bạn cũng cần chú ý tạo rãnh để thoát nước tốt nhất.
Một trong những lưu ý khi thực hiện cách chăm sóc đào sau Tết đối với kỹ thuật trồng đó chính là quy trình chăm bón. Cụ thể, bạn có thể sử dụng các chế phẩm để cây đào phát triển rễ tốt hơn như Orgamin. Cách thực hiện như sau, bạn hòa Orgamin với nước sạch theo hướng dẫn, sau đó tưới vào bầu đất cây đất từ 10 - 15 ngày trước khi trồng. Đây chính là điều kiện để cây sinh trưởng khỏe mạnh, siêu ra rễ.
Đối với đất trồng đào thì bạn cũng cần chú ý có sự pha trộn tỉ lệ đất với nhau. Bạn có thể đào đất trong chậu ra trồng nhưng nên pha với đất hữu cơ theo tỉ lệ, cứ 3 - 4 phần đất trong bầu thì trộn với 1 phần đất hữu cơ.
Để nhà cửa ngày tết thêm đẹp, bạn có thể cắm hoa trang trí bên cạnh treo câu đối đỏ và những vật dụng phong thủy. Nếu chưa biết cách cắm hoa, mời bạn tham khảo khóa học online của Unica. Trong khóa này, giảng viên sẽ giới thiệu các kỹ năng cắm hoa cơ bản để bày phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp,... Mỗi bài giảng được thiết kế một cách ngắn gọn, trực quan và sinh động nên đảm bảo bạn sẽ không cảm thấy nhàm chán và buồn ngủ. Nhanh tay đăng ký để nhận ưu đãi hấp dẫn:
1.3. Cắt sửa cành
Sau khi đã hoàn thành xong giai đoạn trồng đào, người trồng sẽ cắt cành lần thứ nhất. Lần cắt này thường sẽ sâu và đau hơn những lần sau để cành mới ra nhiều hơn và năm tới sẽ cho nhiều hoa hơn. Sau đó, đến hàng tháng sẽ cắt nhẹ vài lần. Cắt liên tục trong cho đến tháng 6 âm lịch. Trong quá trình cắt sửa, nghệ nhân trồng đào sẽ kết hợp tạo hình tán cây.
1.4. Kỹ thuật bón phân
Sau khi đã trồng đào xong, bạn cần thực hiện đúng chuẩn kỹ thuật bón phân, điều này sẽ giúp cho cây đào sinh trưởng khỏe mạnh cho đến mùa Tết năm sau. Theo kinh nghiệm của các nghệ nhân, các bạn nên bón lót khoảng 3 - 5kg phân hữu cơ/cây, tuy nhiên tỉ lệ bón này còn tùy thuộc vào độ lớn nhỏ của chậu đào.
Bạn cần bón phân đầy đủ để cây đào có thể sinh trưởng một cách tốt nhất
Cách chăm sóc đào sau Tết hữu hiệu nhất là nên bón phân cho cây từ 20 ngày sau khi trồng đến tháng 9 hàng năm. Theo đó, mỗi cây sẽ bón khoảng 0.5 - 1kg NPK trộn với 2ml siêu phân bón NEB (tùy theo cây). Bạn nên bón cách gốc khoảng 30 - 50cm dựa theo hình chiếu của tán cây. Một điều quan trọng là trong thời kỳ bón phân, bạn nên tưới nước đủ ẩm cho cây. Đây là điều kiện để cây có thể hấp thụ tốt lượng phân bón và sinh trưởng tốt nhất.
>> Hướng dẫn cách chăm sóc đào ra hoa đúng Tết
1.5. Hãm cây
Hãm cây nhằm mục đích hạn chế sự sinh trường của cây đào để cây chuyển sang giai đoạn ra hoa.
Cách hãm cây vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần dùng dao sắc khứa quanh một vòng xung quanh phần thân cây cho đứt vỏ và thấu vào tận gỗ ở vùng gần cổ cây. Sau khi hãm cây xong, một tuần sau lá vàng sẽ chuyển sang màu xanh nhạt có hơi rủ xuống là được.
Thời gian hãm thường rơi vào khoảng cuối tháng 8 âm lịch. Những cây khỏe, lá xanh tốt sẽ được hãm trước, sau đó hãm những cây yếu sau. Chú ý không hãm những cây già.
1.6. Tuốt lá
Thường thì vào mùa đông, đào sẽ rụng lá. Sau khi lá rụng, nụ hoa sẽ phát triển và lớn nhanh. Vì thế để giúp hoa đào nở đẹp vào dịp Tết thì cần sử dụng kỹ thuật tuốt lá. Thời gian tuốt lá tùy thuộc vào từng giống đào, cây tơ hoặc cây già. Thông thường, đào bích sẽ tuốt lá trong khoảng từ mùng 5 đến 20/11 âm lịch, đào bạch từ mùng 1 đến mùng 15/10 âm lịch.
1.7. Thúc và hãm thời gian ra hoa
- Thúc hoa: Kỹ thuật thúc hoa giúp hoa nở nhanh hơn. Bạn có thể thúc hoa bằng cách bổ sung phân đạm Ure hoặc Sunfat Nitrat hoặc tưới nước nóng 35-40 độ C.
- Hãm hoa: Kỹ thuật hãm hoa giúp làm chậm quá trình nở hoa. Bạn ó thể áp dụng các biện pháp hãm hoa như che nắng, tạo bóng tối cho hoa ở cả ngày lẫn đêm.
1.8. Phòng trừ sâu bệnh
Trong quá trình trồng đào, rất khó để tránh khỏi các bệnh thường gặp như: rụng lá, vàng lá, nhện đỏ, vì vậy, bạn cần luân phiên phòng trừ sâu bệnh tốt nhất cho cây. Nếu cây đào mắc các bệnh nói trên, bạn hãy dùng thuốc Regent 800WG hoặc Sokupi để diệt trừ mầm bệnh.
Trong cách chăm sóc đào sau Tết đối với khâu phòng trừ sâu bệnh, nếu bạn thấy cây đào có dấu hiệu của bệnh đám lá, lở cổ rễ thì hãy dùng Anvil 10EC hoặc Penac P. để diệt mầm bệnh. Còn trong trường hợp cây đào bị rệp sáp thì hãy dùng Supracide để phun cho cây.
1.9. Tạo tán, tạo thế cho cây đào
Việc tạo dáng cho cây đào sẽ giúp bạn có một dáng đào đẹp để chơi Tết vào năm sau. Công đoạn này nên thực hiện liên tục từ 5 - 7 ngày/lần. Bạn chú ý kết hợp nhiều kỹ thuật khác nhau như uốn, buộc cành non với nhau để tạo khung, cắt tỉa để loại bỏ những cành không như ý muốn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp các cành khắc vẩy lên trên thân đào nhằm tạo dáng vẻ cổ cho cây đào của mình.
>> Thời gian cắt tỉa cành đào hợp lý nhất
Tạo dáng sẽ giúp cho cây đào có được dáng đẹp nhất
2. Để Tết không là ác mộng
Cả nước đang tấp nập chuẩn bị bước vào những ngày Tết nguyên đán 2022. Vào ngày Tết thì bạn cần chuẩn bị rất nhiều thứ, từ dọn dẹp cho đến sắm sửa, cúng viếng. Thực tế, nhiều người ngày càng lo ngại Tết bởi nó như một gánh nặng. Tuy nhiên, bạn có thể giảm bớt lo âu trong ngày Tết năm nay bằng cách tham gia khóa học “Để Tết không là ác mộng” của giảng viên Đặng Thị Hạnh trên Unica.
Đến với khóa học này, bạn sẽ được giảng viên chia sẻ những bí quyết trong công đoạn chuẩn bị ngày Tết, giúp mọi việc trở nên nhẹ nhàng và không còn là gánh nặng. Đặc biệt, bạn có thể đón một cái Tết ấm áp, hạnh phúc, an yên bên gia đình và người thân.
Qua bài viết trên, chắc chắn bạn đã nắm được cách chăm sóc đào sau Tết cũng như bí quyết đón một cái Tết trọn vẹn nhất. Hy vọng, những thông tin này sẽ thực sự hữu ích đối với bạn. Chúc bạn và gia đình một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.