Cách tính tuổi thai là một trong những phương pháp giúp mẹ dự ngày sinh chính xác hơn. Điều này sẽ giúp các ông bố, bà mẹ chuẩn bị trước kế hoạch chăm sóc sức khỏe cũng như tinh thần để chào đón thành viên mới của gia đình. Vậy, làm sao để tính được tuổi thai chính xác nhất? Hãy cùng UNICA tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tuổi thai là gì?
Trước khi nắm được cách tính tuổi thai chính xác, mẹ cần nắm vững khái niệm tuổi thai và tuổi thụ thai.
Tuổi thai chính là độ dài của thời kỳ mang thai, bắt đầu từ sau ngày đầu của kỳ kinh cuối và được thể hiện qua tuần và ngày. Tuổi thai cũng được biết đến với tên gọi tuổi thai theo kinh nguyệt.
Tuổi thụ thai là tuổi thực của thai nhi và là thời gian mang thai tính từ thời điểm thụ thai. Trừ trường hợp thụ thai trong ống nghiệm thì thường rất khó để biết được chính xác thời điểm tinh trùng thụ tinh với trứng. Hai thuật ngữ này khác nhau nhưng thường bị hiểu nhầm thành tuổi thai nên gây rối trong cách tính toán.
Để tính được tuổi thai mẹ cần phân biệt rõ tuổi thai và tuổi thụ thai
Các cách tính tuổi thai chuẩn nhất
1. Tính tuổi thai theo kỳ kinh cuối
Tính tuổi thai theo kỳ kinh nguyệt cuối là cách cách tính độ tuổi thai nhi có độ chính xác cao nhất. Với cách tính này bắt buộc người mẹ phải nhớ được ngày đầu tiên có kinh của kỳ kinh cuối. Mẹ có thể dùng vòng tròn lịch tính tuổi thai có bán ở các hiệu thuốc để tính.
Ví dụ kỳ kinh cuối của mẹ vào ngày 1/1/2019 đến ngày 28/02/2019, dựa vào vòng tròn lịch, có thể tính ra được thai nhi đã được 7 tuần. Và để tính ngày dự sinh thì mẹ hãy cộng thêm 40 tuần từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối.
Mặc dù trẻ đủ tháng là 40 tuần nhưng thực tế thai nhi chỉ có 38 tuần phát triển và lớn lên trong bụng mẹ. Theo các bác sĩ sản khoa, mẹ bầu có thể tính ngày dự sinh như sau:
- Ngày dự sinh: Ngày bắt đầu có kinh của kỳ nguyệt san cuối cùng cộng thêm 7.
- Tháng dự sinh: Tháng cuối cùng có kinh trừ đi 3 tháng theo lịch năm đó, nếu tháng cuối có kinh nằm trong 3 tháng đầu năm thì tính tháng dự sinh bằng cách cộng thêm 9 vào tháng có kinh.
Điều này cũng có nghĩa là nếu mẹ bầu chậm kinh 1 tuần tức là thai nhi đã được 5 tuần. Bởi thực chất phụ nữ thường có thai vào 2 tuần sau của tháng kinh cuối.
2. Tính theo ngày thụ thai hoặc ngày rụng trứng
Cách tính tuổi thai này ít được áp dụng vì khó xác định ngày quan hệ với những cặp đôi có tần suất quan hệ đều đặn. Bên cạnh đó, không thể xác định được ngày rụng trứng đối với người có kinh nguyệt không đều, người hay bị rối loạn chu kỳ.
Có rất nhiều cách tính tuổi thai mà mẹ bầu có thể áp dụng
Với phương pháp này, mẹ bầu chỉ nên áp dụng khi 3 tháng gần nhất kinh nguyệt ổn định và đều đặn, chênh lệch không quá 3 ngày. Trứng sau khi rụng sống được trong tử cung 24 giờ, nếu gặp được tinh trùng sẽ tạo thành phôi thai và có 266 ngày, tương đương với 38 tuần để phát triển thành hình hài trọn vẹn trong cơ thể người mẹ. Từ đó, sẽ tính được tuổi thai theo ngày đầu tiên quan hệ sau khi trứng rụng.
Mang thai chính là niềm hạnh phúc nhất mà mỗi người phụ nữ được Thượng Đế ban tặng. Tuy nhiên, quá trình này sẽ khiến cơ thể và tâm lý của mẹ thay đổi nên bạn cần chuẩn bị kiến thức khi mang thai để vượt qua giai đoạn này. Hiểu được điều đó, khóa học online này sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản khi mang thai để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh trong suốt thai kỳ. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
3. Dựa vào kết quả siêu âm
Cách tính tuổi thai theo kết quả siêu âm khá thuận tiện vì không cần phải nhớ ngày kinh hoặc ngày thụ thai. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phát hiện được đối với thai nhi từ 5 tuần trở lên. Thông thường, 5 tuần, mẹ có thể nhận ra một cực thai, 7 đến 8 tuần có thể nhận ra nhịp đập của tim thai.
Qua kết quả siêu âm, bác sĩ có thể dự đoán tuổi thai qua chiều dài đầu mông, đường kính túi thai và đường kính lưỡng đỉnh như sau:
- Khi đường kính túi thai được khoảng 5mm, chứng tỏ thai nhi đã được 5 tuần tuổi. Phương pháp này thích hợp khi thai nhi còn nhỏ và không nên áp dụng với những bà bầu mang thai trên 6 tuần vì lúc này túi thai đã thay đổi hình dạng, rất khó để đo được kích thước.
- Tình tuổi thai theo chiều dài đầu mông (CRL): CRL + 6.5 = tuổi thai. Với cách này, cần phải quy đổi CRL ra đơn vị cm nếu trên kết quả quy đơn vị là mm.
- Khi thai được 20 tuần tuổi trở lên, mẹ có thể áp dụng cách tính tuổi thai bằng cách đo đường kính lưỡng đỉnh. Đo tuổi thai vào thời điểm này sẽ mang lại độ chính xác cao. Mẹ bầu nên đo lại vào thời điểm thai được 26 đến 30 tuần.
>> Lịch khám thai định kỳ mẹ bầu nên ghi nhớ
Cách tính tuổi thai theo kết quả siêu âm khá thuận tiện
4. Tính theo sự phát triển của thai nhi
Một số mẹ bầu thường nhầm lẫn giữa cách tính tuổi của thai nhi theo kỳ kinh cuối với cách tính theo sự phát triển của thai nhi. Khi bác sĩ thông báo tuổi thai và ngày dự sinh, có nghĩa là lấy tốc độ phát triển của bào thai làm chuẩn. Cũng vì lý do này mà ngày dự sinh bị thay đổi liên tục.
Nếu thai nhi bị chậm phát triển hơn so với tuổi tính theo kỳ kinh cuối thì thai bị nhỏ hơn so với tuổi. Cách tính này giúp sản phụ sớm phát hiện ra điều bất thường để có phương pháp cải thiện tình hình cho con yêu.
Trên đây là những cách tính tuổi thai và ngày dự sinh mà UNICA đã chia sẻ. Dù áp dụng phương pháp nào thì mẹ bầu vẫn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo thai nhi được phát triển tốt nhất. Cũng như nâng cao kỹ năng, kiến thức và xây dựng chế độ luyện tập, nghỉ ngơi phù hợp để thai nhi luôn lớn khỏe và phát triển toàn diện nhất.
Chúc mẹ có một thai kỳ thật khỏe mạnh và hạnh phúc!
>> Mấy tuần có tim thai? Nhịp tim thai như thế nào là bình thường?