Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Bản sắc thương hiệu là gì? Yếu tố tạo nên bản sắc thương hiệu

Nội dung được viết bởi Trần Trung Kiên

Bản sắc thương hiệu là yếu tố cốt lõi các doanh nghiệp phải có bởi nó đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Doanh nghiệp nếu như xây dựng được bản sắc riêng không chỉ chiếm lĩnh được niềm tin của khách hàng mà còn khẳng định được tên tuổi của mình trên thị trường cạnh tranh rất khốc liệt hiện nay. Để có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này, hãy cùng Unica tìm hiểu bản sắc thương hiệu là gì? Yếu tố tạo nên bản sắc thương hiệu thông qua bài viết dưới đây.

Bản sắc thương hiệu là gì? 

Hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, bản sắc thương hiệu là tổng hợp các yếu tố, thành phần khác nhau để tạo nên những nét riêng biệt cho sản phẩm hoặc văn hóa doanh nghiệp. Tuy vào mô hình cũng như sản phẩm kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp đều có những bản sắc thương hiệu riêng biệt. 

Tìm hiểu về bản sắc thương hiệu doanh nghiệp

Tìm hiểu về bản sắc thương hiệu doanh nghiệp

Tầm quan trọng của bản sắc thương hiệu

Bản sắc thương hiệu được xem là linh hồn của doanh nghiệp, nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Cụ thể tầm quan trọng của bản sắc thương hiệu đó là:

Xây dựng lòng tin và sự tín nhiệm từ khách hàng

Bản sắc thương hiệu là yếu tố cảm xúc được khơi ra khi khách hàng tương tác với doanh nghiệp, nó không có liên quan gì đến sản phẩm hay dịch vụ doanh nghiệp cung cấp. Điều này giúp doanh nghiệp xây dựng được lòng tin, sự tín nhiệm, tạo dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng. Bản sắc thương hiệu thúc đẩy nhu cầu về sử dụng sản phẩm cao hơn tiện ích, chức năng thực tế mà nó mang lại. Từ đó, thúc đẩy quá trình bán sản phẩm được dễ dàng hơn.

Tạo động lực và sự đồng thuận từ nhân viên

Bản sắc dân tộc khi kết hợp với sứ mệnh, giá trị cốt lõi, mục tiêu kinh doanh sẽ tạo ra động lực và sự đồng thuận của nhân viên. Điều này giúp doanh nghiệp duy trì được sự nhất quán trong tổ chức, tạo ra sự chuyên nghiệp. Khi nhân viên có được động lực và sự đồng thuận làm việc thì sức mạnh đoàn kết của doanh nghiệp sẽ cao, tạo ra được năng suất làm việc hiệu quả. Đồng thời, bản sắc dân tộc tạo ra thông điệp rõ ràng giúp nhân viên định hướng rõ được công việc, từ đó thu hút và giữ chân những nhân sự tài giỏi, ưu tú.

>>> Xem ngay: Tuyệt chiêu cách đặt tên thương hiệu đẹp, ấn tượng

Tạo sự khác biệt giữa các đối thủ cạnh tranh

Bản sắc thương hiệu tạo ra tính cách riêng cho mỗi doanh nghiệp, giúp bạn nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh cùng sản phẩm/ dịch vụ. Các doanh nghiệp có nền tảng thương hiệu hiệu quả chắc chắn sẽ mang một nét gì đó độc đáo, cung cấp cho khách hàng trải nghiệm tuyệt vời hơn. Không những vậy, một nền tảng rõ ràng còn giúp doanh nghiệp gửi những thông điệp mạnh mẽ, gợi lên cảm xúc nhất định đối với khách hàng, thúc đẩy thương hiệu của bạn trong môi trường cạnh tranh.

Bản sắc thương hiệu được xem là linh hồn của doanh nghiệp

Bản sắc thương hiệu được xem là linh hồn của doanh nghiệp

Các yếu tố xây dựng nên bản sắc thương hiệu

Bản sắc thương hiệu có thể bao gồm các yếu tố như: hình ảnh, tính cách, tầm nhìn, chiến lược, thông điệp,... Cụ thể các yếu tố này như sau:

Tầm nhìn và sứ mệnh của thương hiệu

Tầm nhìn là yếu tố vô cùng quan trọng để xây dựng lên bản sắc thương hiệu. Một tầm nhìn đúng đánh trực tiếp vào nhu cầu của khách hàng sẽ giúp khách hàng có nhìn rõ về doanh nghiệp hơn. Để xây dựng được tầm nhìn đúng, doanh nghiệp cần đi thẳng vào vấn đề mà doanh nghiệp muốn truyền tải tới khách hàng một cách đầy đủ nhưng phải thật ngắn gọn và súc tích nhất. Tốt nhất bạn chỉ nên đưa ra tầm nhìn thương hiệu trong một vài từ ngắn gọn và cốt lõi nhất.

Bên cạnh tầm nhìn thì sứ mệnh thương hiệu cũng là vấn đề cực quan trọng để xây dựng lên bản sắc thương hiệu tốt. Sứ mệnh thương hiệu phải thể hiện được thông điệp doanh nghiệp bạn là ai, mục tiêu hướng đến là gì. Nội dung sứ mệnh cũng phải được trình bày ngắn gọn, đơn giản nhưng đảm bảo thông tin muốn truyền đạt.

Nhận diện thương hiệu

Để có thể xây dựng được bản sắc thương hiệu, chúng ta hãy bắt đầu chúng từ những điều cơ bản nhất. Vậy chính xác thì thương hiệu là gì và nhận diện thương hiệu là gì? Tất nhiên, thương hiệu là một cái tên dễ nhận biết ngay lập tức cho mọi người biết về một tổ chức, doanh nghiệp nào đó sản xuất một số sản phẩm nhất định hoặc cung cấp một số dịch vụ nhất định. Bộ nhận diện thương hiệu là cách mọi người nhận biết thương hiệu. Nó có thể thông qua logo hoặc các hình ảnh liên quan khác. Có thể lấy ví dụ đơn giản như sau: Logo Swoosh của Nike rất đơn giản, nhưng ngay lập tức có thể nhận ra trên toàn thế giới cùng với dòng chữ “Just Do It”.

Một số thương hiệu nổi tiếng trên thế giới

Một số thương hiệu nổi tiếng trên thế giới

Hình ảnh thương hiệu

Hình ảnh thương hiệu là ý tưởng về thương hiệu mà mọi người phát triển trong tâm trí của họ. Nó cũng quy định những gì họ mong đợi từ thương hiệu. Ví dụ, Rolls Royce có hình ảnh của một nhà sản xuất xe hơi sang trọng. Vì vậy, nó không thể được tạo ra một chiếc xe bình dân ngay cả khi có thị trường. Các khách hàng cao cấp hiện tại của nó sẽ không hài lòng vì nó làm loãng hình ảnh cũng như giá trị thật sự của nó. Thật khó và đôi khi không thể thay đổi hình ảnh thương hiệu, vì vậy trong quá trình gây dựng bản sắc doanh nghiệp cần hướng tới mục tiêu, biết được mình đang muốn gì trước khi đầu tư số tiền khó kiếm được.

Định vị thương hiệu

Định vị được hiểu là cách khẳng định vị trí của một sản phẩm trên thị trường. Về cơ bản, nó xác định những phân khúc của thị trường mà nó đang nhắm mục tiêu. 

Tính cách thương hiệu

Tính cách thương hiệu cũng giống như tính cách của con người. Đó là những cảm xúc hoặc phẩm chất nhất định mà mỗi khi nhớ tới, khách hàng đều nghĩ ngay đến thương hiệu đó. Ví dụ: chúng ta có thể liên tưởng sự trẻ trung với Pepsi. Mọi yếu tố của bộ nhận diện thương hiệu bao gồm màu sắc của logo và kiểu chữ trên tên thương hiệu đều làm tăng thêm cá tính, sự mạnh mẽ của thương hiệu.

Giá trị thương hiệu

Giá trị thương hiệu không chỉ là chỗ đứng của thương hiệu trên thị trường mà nó còn là những bộ quy tắc ứng xử riêng biệt. Ngoài giá, giá trị thương hiệu còn gồm giá trị tài chính hữu hình cũng như thị phần và doanh thu của thương hiệu. 

Có thể lấy một ví dụ cụ thể như sau: Apple là một thương hiệu công nghệ lớn và thương hiệu này được mọi người đánh giá rất cao như là một nhà sản xuất cao cấp, tiên tiến về các sản phẩm chất lượng. Vì vậy, không chỉ doanh số bán hàng mà cả hình ảnh “quả táo cắn dở” cũng mang những nét riêng biệt của một thương hiệu “tầm cỡ này”. 

Xây dựng thương hiệu cá nhân là việc làm quan trọng giúp bạn trở nên chuyên nghiệp và uy tín hơn. Thông qua khóa học online này, bạn sẽ nắm được 14 bước xây dựng và kiến tạo Thương hiệu cá nhân cho bản thân, biết cách thiết lập hệ thống nhận diện, xác định đối tượng khách hàng tiềm năng. Song song với đó, bạn có thể xây dựng chiến lược truyền thông, xử lý khủng hoảng truyền thông,... Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:

Xây dựng thương hiệu cá nhân trong thế giới phẳng
Ths. Nguyễn Duy Kha
599.000đ
800.000đ

Xây dựng thương hiệu cá nhân dành cho lãnh đạo
ThS. Đặng Thanh Vân
299.000đ
800.000đ

Xây dựng và tối ưu hóa thương hiệu cá nhân
Nguyễn Thu Hương
999.000đ
1.500.000đ

Trải nghiệm thương hiệu

Trải nghiệm thương hiệu là sự kết hợp của mọi thứ mà khách hàng trải qua khi mua và sử dụng thương hiệu đó. 

Ví dụ, một người cảm thấy thế nào khi gọi đồ ăn và ăn tại KFC? Nhân viên tại KFC bạn cảm thấy cư xử như thế nào? Dịch vụ giao hàng tại đây ra sao và tất nhiên hương vị món ăn ra sao? Ngoài ra, vì nó có rất nhiều cửa hàng chất lượng trên khắp thế giới, tất cả các cửa hàng đều được mong đợi sẽ duy trì các tiêu chuẩn phục vụ đồng nhất.

>>> Xem ngay: Các bước xây dựng chiến lược thương hiệu thành công

Truyền thông thương hiệu qua nhiều hình thức khác nhau

Truyền thông thương hiệu qua nhiều hình thức khác nhau

Cách xây dựng bản sắc thương hiệu 

Bên cạnh thắc mắc bản sắc thương hiệu là gì thì nhiều người cũng đặc biệt quan tâm đến cách xây dựng bản sắc thương hiệu. Để tạo nên một thương hiệu tuyệt đỉnh thì cần có nhiều nền tảng kết hợp với nhau. Cụ thể cách xây dựng này như sau:

Nghiên cứu khách hàng và thị trường

Bước đầu tiên trong quá trình xây dựng bản sắc thương hiệu đó chính là nghiên cứu khách hàng. Mục đích của bước này là để khám phá, tìm ra được khách hàng mục tiêu, biết được các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp. Bên cạnh khách hàng bạn cũng phải nghiên cứu thị trường. Quá trình nghiên cứu kỹ thị trường sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra được thị trường tiềm năng cũng như thị trường ngách. Từ đó, xây dựng được bản sắc đúng với những gì mà thị trường đang cần.

Xác định và phát triển các yếu tố cấu thành bản sắc thương hiệu

Sau khi đã nghiên cứu thị trường và khách hàng xong, doanh nghiệp sẽ bắt tay vào việc xác định và phát triển các yếu tố cấu thành bản sắc. Các yếu tố cấu thành nên bản sắc thương hiệu bao gồm: tầm nhìn sứ mệnh, nhận diện thương hiệu, hình ảnh thương hiệu, tính cách thương hiệu, giá trị thương hiệu, trải nghiệm thương hiệu. Việc nắm rõ các yếu tố này nhằm mục đích được ra các ý tưởng dựa vào điểm mạnh, điểm yếu của thương hiệu. Để phát triển các ý tưởng thành bản sắc, doanh nghiệp hãy phác thảo ra cho dễ định hình.

Xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu

Bước tiếp theo trong quá trình xây dựng bản sắc thương hiệu đó chính là xây dựng chiến lược truyền thông. Mục đích của việc này là để truyền bá rộng rãi hơn thương hiệu của bạn tới khách hàng giúp khách hàng ghi nhớ sâu sắc, tạo cảm xúc khi khách hàng tương tác với thương hiệu. Từ đó, thúc đẩy nhu cầu về sản phẩm, doanh nghiệp dễ dàng bán được nhiều sản phẩm mà không cần phải mất quá nhiều thời gian.

Bên cạnh việc truyền thông tác động trực tiếp vào đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cũng cần phải đẩy mạnh truyền thông nội bộ. Bởi khi nội bộ hiểu hết bản sắc thương hiệu thì sẽ sẽ tạo sự gắn kết nội bộ, đồng thời cũng dễ dàng quảng bá thương hiệu ra bên ngoài, dễ dàng tiếp cận các khách hàng mục tiêu.

Đánh giá hiệu quả bản sắc thương hiệu để điều chỉnh cho phù hợp

Đánh giá hiệu quả bản sắc thương hiệu để điều chỉnh cho phù hợp

Đánh giá và điều chỉnh bản sắc thương hiệu

Sau quá trình truyền bá chiến lược, doanh nghiệp cần phải nhìn nhận lại để đánh giá xem đã phù hợp với mục đích mà doanh nghiệp đề ra hay chưa. Trường hợp thấy chưa ổn thì cần phải tiến hành điều chỉnh sao cho thật phù hợp. Việc này tạo tiền đề cho sự phát triển vững mạnh của doanh nghiệp trong tương lai.

Cách thức thực hiện và duy trì bản sắc thương hiệu

Như đã chia sẻ, bản sắc thương hiệu chính là các yếu tố nhận thức cảm tính và lý tính do đội ngũ phát triển thương hiệu tạo ra. Mục đích xây dựng bản sắc nhằm hướng đến mục tiêu là tăng khả năng nhận diện thương hiệu, xây dựng tệp khách hàng trung thành. Vậy làm cách nào để thực hiện và duy trì bản sắc thương hiệu hiệu quả.

Đảm bảo sự nhất quán trong tất cả các hoạt động kinh doanh

Để có thể thực hiện và duy trì bản sắc hiệu quả, doanh nghiệp cần phải đảm bảo được sự nhất quán trong tất cả các hoạt động kinh doanh. Bởi nếu không có sự nhất quán, đồng bộ giữa các hoạt động sẽ tạo nên lỗ hổng gây mất lòng tin trong mắt khách hàng. Bên cạnh đó, việc không đồng bộ, không có sự nhất quán trong các hoạt động còn khiến cho doanh nghiệp mất đi sự chuyên nghiệp, mất đi giá trị bản sắc đã gây dựng ra.

Cách thức thực hiện để đảm bảo sự nhất quán trong hoạt động kinh doanh đó là truyền thông bản sắc rõ ràng trong nội bộ. Ngoài ra, khi doanh nghiệp triển khai và thực hiện các hoạt động nào có ảnh hưởng trực tiếp tới bản sắc cần có sự thống nhất ý kiến trước khi đi vào thực tế.

Bản sắc thương hiệu giúp đảm bảo sự nhất quán trong hoạt động kinh doanh

Bản sắc thương hiệu giúp đảm bảo sự nhất quán trong hoạt động kinh doanh

Tạo và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, đối tác và cộng đồng

Để thực hiện và duy trì tốt bản sắc thương hiệu, doanh nghiệp cũng cần phải xây dựng và duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng, đối tác. Điều này thể hiện ở việc doanh nghiệp luôn thực hiện đúng thỏa thuận mà 2 bên đã cam kết với nhau. Thêm nữa, luôn phát triển, nâng cấp sản phẩm/ dịch vụ để gây dựng niềm tin, sự ấn tượng giúp khách hàng, đối tác nhớ đến doanh nghiệp của bạn chứ không phải là những doanh nghiệp khác.

Đảm bảo nhân viên được đồng thuận và thực hiện bản sắc thương hiệu

Để duy trì tốt bản sắc thương hiệu, chắc chắn cần phải có sự đồng thuận của nhân viên. Việc tất cả các nhân viên đồng thuận thực hiện theo bản sắc thương hiệu sẽ tạo dựng một doanh nghiệp chuyên nghiệp từ sản phẩm cho tới văn hoá. Khi có được sự đồng thuận cùng thực hiện bản sắc, doanh nghiệp cũng sẽ giúp tất cả các nhân viên xác định rõ hướng đi. Điều này phần nào giúp doanh nghiệp  tìm ra được nhân sự trung thành và tăng năng suất làm việc của nhân viên hơn.

Cách để các nhân viên đồng thuận xây dựng bản sắc thương hiệu doanh nghiệp có thể tham khảo đó là: Xây dựng nội quy mang đậm bản sắc, lập quỹ khen thưởng cho những nhân viên thực hiện đúng bản sắc,...

Tổ chức các hoạt động truyền thông thương hiệu hiệu quả

Cách thực hiện và duy trì bản sắc thương hiệu cuối cùng Unica muốn chia sẻ tới bạn đó là tổ chức các hoạt động truyền thông. Việc tổ chức hoạt động truyền thông này phải bao gồm cả truyền thông nội bộ và truyền thông bên ngoài. Các hình thức truyền thông phổ biến đó là: talk show, chạy quảng cáo, tổ chức buổi roadshow,... Nắm được cách tổ chức các hoạt động truyền thông, chắc chắn bản sắc thương hiệu sẽ lan tỏa rộng rãi, gây được dấu ấn tới khách hàng.

Cách thức thực hiện và duy trì bản sắc thương hiệu

Cách thức thực hiện và duy trì bản sắc thương hiệu

Đánh giá hiệu quả của bản sắc thương hiệu

Sau khi đã xây dựng và ban hành bản sắc riêng của mỗi thương hiệu, muốn biết mức độ hiệu quả của bản sắc này như thế nào sẽ cần phải đánh giá. Các yếu tố để đánh giá bản sắc bao gồm:

Đo lường và đánh giá hiệu quả của chiến lược truyền thông thương hiệu

Đo lường kết quả thu lại được từ chiến lược truyền thông thương hiệu chính là một yếu tố điển hình để bạn đánh giá xem bản sắc đang được đưa ra đó có phù hợp hay không. Nếu như thấy kết quả đo lường thấp, không tiếp cận được nhiều thì có nghĩa là thương hiệu của bạn chưa gây được dấu ấn cho khách hàng.

Đánh giá mức độ nhận diện và đánh giá thương hiệu từ khách hàng và thị trường

Bên cạnh đo lường kết quả marketing, việc đánh giá mức độ nhận diện thương hiệu từ khách hàng và thị trường cũng phần nào giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả của bản sắc. Để đánh giá được hiệu quả bản sắc thương hiệu trên phương diện này, đội ngũ kinh doanh của doanh nghiệp cần phải đi khảo sát thị trường hay triển khai những chiến dịch khảo sát thị trường online để xem mức độ khách hàng hiểu biết về thương hiệu của bạn như thế nào.

Đánh giá sự ảnh hưởng của bản sắc thương hiệu đến doanh thu và lợi nhuận

Doanh nghiệp nếu như xây dựng được bản sắc thương hiệu tốt chắc chắn sẽ sở hữu được nhiều khách hàng tiềm năng và tăng lợi nhuận. Vì vậy, để đánh giá mức độ hiệu quả của bản sắc doanh nghiệp có thể xem ngay ở bảng báo cáo doanh thu và lợi nhuận. Nếu như doanh thu và lợi nhuận không vượt trội, một phần nào đó cũng do yếu tố nhận diện thương hiệu trên thị trường chưa cao.

Đánh giá hiệu quả khi xây dựng bản sắc thương hiệu

Đánh giá hiệu quả khi xây dựng bản sắc thương hiệu

Một số điều cần tránh khi khi tạo dựng bản sắc thương hiệu

  • Không cung cấp cho khách hàng của bạn những thông điệp hỗn hợp: Biết bạn muốn nói gì và sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh thích hợp để nói điều đó. Chỉ vì nó có ý nghĩa với bạn không có nghĩa là nó sẽ có ý nghĩa với khách hàng của bạn.
  • Không sao chép đối thủ của bạn: Những đối thủ cạnh tranh họ đã có thương hiệu nhưng vì bạn đang bán cùng một sản phẩm hoặc dịch vụ nhưng không vì thế mà bạn sẽ sao chép thương hiệu của họ hoàn taonf. Bạn hãy dựa vào đó để tạo ra cho mình một dấu ấn riêng trong thương hiệu đó nhằm mục đích giúp doanh nghiệp của bạn nổi bật hơn nữa trong ngành.
  • Không đánh mất sự nhất quán giữa trực tuyến và ngoại tuyến: Điều này có nghĩa khi việc in ấn tài liệu cần phải giống như những gì thể hiện ở trực tuyến của bạn. như màu sắc chủ đề, thông điệp phải thống nhất với nhau. Để tạo ra một thương hiệu gây ấn tượng tốt với khách hàng đòi hỏi phải sử dụng nhất quán về màu sắc, hình ảnh, ngôn ngữ...làm sao cho người tiêu dùng ngay lập tức nhận ra được bạn là ai, những biểu tượng trên logo mang ý nghĩa gì. Đó chính là những gì bạn cần làm để xây dựng bản sắc riêng cho doanh nghiệp.

Tổng kết

Như vậy, thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu bản sắc thương hiệu là gì? Yếu tố làm nên bản sắc thương hiệu. Với những thông tin hữu ích này, chúng tôi hy vọng doanh nghiệp của bạn có thể xây dựng được những bản sắc thương hiệu riêng biệt để có thể nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh trên thị trường. Điều cuối cùng mà Unica muốn nhắn nhủ đến bạn là hãy kiên trì, vững lòng tin và đừng quên bổ sung cho mình thêm kiến thức từ những khóa học kinh doanh tại Unica để phát triển việc kinh doanh của bạn xa hơn nhé!

Trở thành hội viên
0/5 - (0 bình chọn)