Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết. Mỗi loại quả khi được bày trên ban thờ đều có ý nghĩa riêng. Ngay bây giờ, hãy “theo chân” UNICA đi tìm hiểu về ý nghĩa của mâm ngũ quả trong ngày Tết nhé!
Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết
Mâm ngũ quả thường được trưng bày trên bàn thờ gia tiên của người Việt trong những ngày Tết. Nó mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc đó là thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành nhất của gia chủ khi dâng cúng tổ tiên. Đây là một phần quan trọng không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người dân Việt Nam.
Mâm ngũ quả thường được trưng bày trên bàn thờ gia tiên của người Việt trong những ngày Tết
Tất cả mọi vật chất đều được tạo nên bởi 5 yếu tố đó chính là: kim loại (kim), gỗ (mộc), nước (thủy), lửa (hỏa), đất (thổ) được gọi là ngũ hành. Tư tưởng này đã xâm nhập vào đời sống văn hóa của các dân tộc phương Đông, trong đó có người Việt. Do đó, mâm ngũ quả thường được xuất hiện vào ngày Tết.
Theo quan niệm nhân gian, “ngũ quả” thể hiện sự tập trung đầy đủ các loại trái cây của đất trời. Bên cạnh đó, theo quan niệm phong thủy số 5 - ngũ hành là một con số rất tốt thể hiện sức mạnh và sự phát triển. Do đó, ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết là thể hiện sự mong muốn âm dương hòa hợp, sinh sôi nảy nở.
Cũng vì lý do này, ông cha ta đã lựa chọn 5 loại trái cây để dâng lên tổ tiên vào đêm giao thừa với ngụ ý rằng, đây chính là công sức, mồ hôi và nước mắt của người lao động muốn kính dâng lên đất trời trong giờ phút linh thiêng của vạn vật sinh tồn.
Cách bày mâm ngũ quả Tết đẹp và ý nghĩa
Mâm ngũ quả miền Bắc
Ở miền Bắc, mọi người thường bày mâm ngũ quả theo thuyết Ngũ hành trong văn hóa phương Đông, có nghĩa là vạn vật dung hòa cùng trời đất. Do đó, mâm ngũ quả thường phối theo 5 màu đó là: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng. Người dân miền Bắc thường trang trí, sắp xếp màu sắc của từng loại quả xen kẽ với nhau để hợp phong thủy ngày Tết và bắt mắt.
Ở miền Bắc, mọi người thường bày mâm ngũ quả theo thuyết Ngũ hành trong văn hóa phương Đông
Mâm ngũ quả miền Bắc thường có 5 loại quả: chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. Cách bày mâm ngũ quả ở miền Bắc đó là chuối ở cuối cùng sẽ đỡ lấy toàn bộ các loại quả khác. Chính giữa sẽ là bưởi hoặc phật thủ vàng, xung quanh sẽ là các loại quả khác. Đối với những chỗ trống sẽ cài xen kẽ quýt vàng, táo xanh hoặc những quả ớt chín đỏ.
Với cách bày mâm ngũ quả Tết 2020 đẹp và ý nghĩa này, dù bày biện nhiều loại quả hơn nhưng người ta vẫn gọi là mâm ngũ quả. Bởi ngày nay trái cây ngày càng phong phú và chúng ta cũng không câu nệ cứng nhắc chỉ ngũ quả nữa mà có thể là bát, cửu, thập quả, thêm chùm nho mọng, thêm táo xanh, ớt đỏ…
Mâm ngũ quả miền Trung
Miền Trung được mệnh danh là đòn gánh 2 đầu đất nước. Khúc ruột miền Trung là mảnh đất cằn cỗi, nghèo khó, khí hậu khắc nghiệt, ít hoa quả. Do đó, người dân nơi đây cũng không quá câu nệ về ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết. Bởi thế, mâm ngũ quả của mỗi nhà sẽ khác nhau, quả gì cũng được, miễn là tươi ngon và thành tâm dâng kính tổ tiên.
Cách bày mâm ngũ quả ở miền Trung cũng rất đơn giản. Họ thường chọn chuối hoặc những loại quả nào to sẽ đặt ở dưới cùng, còn các loại quả còn lại sẽ được trang trí lên trên, sắp xếp sao cho mâm ngũ quả bắt mắt là được.
Mứt và bánh quy là những đồ ăn vặt không thể thiếu của ngày Tết. Nếu đang tìm kiếm khóa học làm mứt, bánh quy mời bạn tham khảo ba gợi ý dưới đây. Thông qua khóa học, các chuyên gia sẽ giới thiệu tới bạn cách chọn nguyên liệu sạch, cách sơ chế, chế biến và trang trí món ăn đẹp mặt.
Mâm ngũ quả miền Nam
“Cầu sung vừa đủ xài” câu nói này có ý nghĩa là ước mong một năm mới đầy đủ, sung túc. Vì vậy, người miền Nam thường bày mâm ngũ quả với mãng cầu, dừa, đu đủ, sung, xoài. Ngoài ra, họ còn bày thêm quả dứa với mong muốn con chấy đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh để cầu may mắn.
Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết của người dân miền Nam thể hiện tính giản dị, dân dã và hóm hỉnh. Trong mỗi chúng ta ai cũng có ước muốn khác nhau, biết bao nhiêu là đủ, nhưng cũng chỉ cần đủ mà thôi.
Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết của người dân miền Nam thể hiện tính giản dị
Một đặc điểm mà chúng ta dễ nhận thấy trong mâm ngũ quả của người miền Nam đó là không có sự xuất hiện của chuối. Họ quan niệm rằng, chuối được phát âm giống với “chúi” thể hiện sự khó khăn. Ngoài ra, cam, quýt cũng không xuất hiện trong ngày Tết vì nó có ý nghĩa rằng “quýt làm cam chịu”.
Cách bày mâm ngũ quả Tết 2020 đẹp và ý nghĩa cũng đơn giản không kém. Chỉ cần đặt 5 loại quả cầu, dừa, đu đủ, xoài trong một cái đĩa to và sắp xếp xen kẽ các loại quả với màu sắc khác nhau để tạo thành một mâm ngũ quả đẹp mắt, thể hiện được sự sung túc của ngày Tết. Để làm được điều này, bạn hãy chọn 3 loại quả đu đủ, xoài, dừa đặt lên phía trước, sau đó đặt những quả còn lại lên trên cùng để tạo thành hình ngọn tháp.
Qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã hiểu hơn về ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết rồi đúng không! Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết, cũng như cách chọn các loại quả để bày trí thờ cúng tổ tiên trong dịp Tết.
>> Thử tài với các món ăn ngày Tết 2020 cực hấp dẫn
>> Gợi ý những câu đối Tết Canh Tý 2020 hay nhất
>> Bày trí mâm cúng giao thừa để rước tài lộc vào nhà năm 2020