Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Bánh tét có nguồn gốc từ đâu và ý nghĩa của nó?

Nếu bánh chưng có nguồn gốc từ đời Hùng Vương thứ 16, chọn người con nối dõi thì bánh tét của người miền Nam lại một ý nghĩa đánh dấu cho một trận chiến thắng lừng lẫy của vị vua tài ba Quang Trung. Trong bài viết hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu bánh tét có nguồn gốc từ đâu cũng như ý nghĩa của bánh tét trên mâm cúng gia tiên của người dân miền Nam.

1. Bánh tét có nguồn gốc từ đâu?

Nguồn gốc của bánh Tét

Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, trên mâm cơm cúng của người miền Nam đều không bao giờ thiếu được cặp bánh tét. Nhiều nghiên cứu về văn hóa cho rằng, bánh tét mà người miền Nam dùng trong ngày Tết là sản phẩm của quá trình giao lưu văn hóa Việt Chăm. Trải qua quá trình giao lưu, bánh tét trở thành biểu tượng cho hình tượng Linga của thần Siva theo tín ngưỡng người Chăm.

Bánh tét có nguồn gốc từ đâu và ý nghĩa của nó

Có nhiều nguồn gốc ra đời bánh tét khác nhau 

Còn với quan điểm của giáo sư Quốc Vượng, khi người Việt bắt đầu khai hoang, mở rộng vùng đất phương Nam, do sự hòa lẫn và tiếp thu cái mới nên người dân Việt đã học và làm món bánh tét như ngày nay.

Bên cạnh nguồn gốc ra đời của bánh tét là sự giao thoa văn hóa thì ông bà ta còn kể lại cho con cháu những giai thoại của việc hình thành bánh tét. Nổi bật nhất là câu chuyện chiến thắng giặc xâm lược lừng lẫy của vua Quang Trung khi đánh bại quân Thanh vào ngày Tết. Đây cũng là một câu trả lời cho câu hỏi bánh tét có nguồn gốc từ đâu.

Năm 1788, khi nhà Lê sắp bị diệt vong, vua Lê Chiêu Thống vì muốn giữ ngôi báu nên đã dùng đến cách nhờ nhà Thanh cứu giúp. Triều Thanh nhân lúc này, cho quân sang biên giới nước ta, gây ra cuộc sống khổ cực cho người dân. Trước tình hình đó, ở phía Nam Nguyễn Huệ tự xưng Hoàng Đế, lấy hiệu Quang Trung đứng lên đánh giặc. Chỉ còn vài ngày nữa đến Tết nên Quang Trung quyết định cho quân ăn Tết sớm để tiến quân ra Bắc.

Vì cảm động trước vua Quang Trung, một quân lính đã dâng lên vua một loại bánh được gói trong hình trụ, bằng lá chuối, khi ăn vua rất khen ngon. Lính còn nói, loại bánh này là loại bánh mà người vợ ở quê nhà thường gói để ăn theo bên người, mỗi lần ăn, anh ta lại nhớ đến vợ, nhớ quê nhà. Vua chỉ đạo quân làm theo chiếc bánh hình tròn, dài như những đòn bánh tét để dễ dàng mang theo. Không cồng kềnh, không to lại có thể vừa đi, vừa ăn, không cần phải nấu mà quân sĩ lại đầy đủ chất dinh dưỡng.

>> Xem thêm: Sắm lễ ông Hoàng Mười cần những gì? Văn khấn xin lộc ông Hoàng Mười 

Bánh Tét có hình gì

Bánh Tét gần giống như bánh chưng, được gói thành hình trụ bằng lá chuối. Phần thịt bánh( được làm từ gạo) sẽ được cố định bằng dây lạc tre. Khi ăn, người gói sẽ dùng những chiếc lạt đó để cắt bánh. Chính vì vậy mà cái tên bánh Tét được ra đời. 

Vỏ bánh thường được làm từ gạo nếp, phần nhân bánh bao gồm 2 loại là nhân mặn và nhân ngọt. Nếu là nhân ngọt, người làm sẽ chỉ cho đỗ xanh hoặc nhân chuối. Còn nếu là bánh mặn thì nhân sẽ bao gồm đậu xanh và thịt mỡ heo. 

Bánh Tét đặc sản tỉnh nào

Nếu như ở miền Bắc có bánh chưng thì bánh Tét là một loại bánh truyền thống ở miền Nam Việt Nam. Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, người dân miền Nam lại sum hop và quây quần để gói những mâm bánh Tét mang đậm Tết cổ truyền của dân tộc. 

2. Ý nghĩa những chiếc bánh Tét

Bên cạnh việc tìm hiểu bánh tét có nguồn gốc từ đâu chúng ta cũng nên tìm hiểu về ý nghĩa của những bánh tét. Được gọi là bánh Tét bởi vì khi cắt loại bánh này, người dùng sẽ dùng dây khoanh tròn đầu bánh đã lột rồi khoanh từng miếng nhỏ.

Bánh tét có nguồn gốc từ đâu

Bánh tét thể hiện sự kính trọng của con cháu với ông bà, tổ tiên

Tương tự như bánh chưng, bánh tét cũng mang một ý nghĩa thương nhớ người đã khuất, cầu chúc cho sự ấm no, sum vầy của gia đình đa tạ trời đất đã cho người dân được mùa thuận lợi. Bánh tét bọc trong nhiều lớp lá dong hoặc lá chuối bên ngoài tượng trưng cho việc mẹ bọc lấy con, mong muốn sum vầy của người Việt Nam sau một năm đi làm ăn xa.

Không những thế, bánh tét nhân đậu xanh màu vàng còn gợi cho người nông dân hình tượng cánh đồng lúa chín bội thu, niềm mơ ước “an cư lạc nghiệp”, thái bình của mọi người dân.

>> Ý nghĩa bánh chưng trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam

3. Các loại bánh Tét

Bánh Tét trà Cuôn

Bánh Tét trà Cuôn nổi tiếng nhất nhì miền Nam, có nguồn gốc từ Trà Vinh, cụ thể là cầu Ngang. Phần vỏ bánh được làm từ gạo nếp được chọn lọc kỹ lưỡng, có màu xanh đậm của lá ngót. Nhân bánh bao gồm rất nhiều nguyên liệu như: thịt mỡ, tôm khô, trứng muối. 

Bánh Tét chuối

Bánh Tét chuối không có nguồn gốc từ một địa phương cụ thể. Chỉ biết loại bánh này được trẻ em vô cùng yêu thích bởi vị ngọt, dễ ăn của nó.

Phần vỏ bánh tét chuối được làm từ gạo và đậu xanh, thêm mùi nước cốt dừa béo ngậy. Nhân bánh có vị chuối sứ ướp đường. Hương vị ngọt ngọt của chuối cộng với cảm giác béo bùi của vỏ bánh tạo ra một hương vị bánh Tét quê vô cùng tuyệt vời. 

Bánh Tét lá cẩm Cần Thơ

Bánh Tét là cẩm nổi tiếng ở Cần Thơ là loại bánh có hình thức vô cùng bắt mắt. Vỏ bánh có màu tím do lá cẩm mang lại. Phần nhân bánh bao gồm thịt mỡ, đậu xanh, trứng muối. Khi cắt bánh Tét lá cẩm thành nhưng khoanh khác nhau, bạn sẽ thấy chúng rất đẹp mắt, giống như những cánh hoa tím nhụy vàng vậy. 

Banh-Tet-la-cam

Bánh Tét lá cẩm

Bánh lá Tét dứa truyền thống

Bánh lá Tét dứa truyền thống cũng là một loại bánh Tét vô cùng nổi tiếng. Phần gạo để làm vỏ bánh sẽ được ngâm cùng lá dứa để tạo màu xanh. Nhân bánh là sự kết hợp hoàn hảo giữa rất nhiều nguyên liệu khác nhau như đậu xanh tách vỏ, thịt ba chỉ ướp hạt tiêu.

Bạn có thể ăn kèm bánh Tét truyền thống với món dưa củ kiệu để gia tăng thêm hương vị. Ngoài ra, bạn có thể cắt chúng thành những lát vừa ăn rồi mang đi chiên vàng. Thành phẩm sẽ là những miếng bánh giòn rụm, vàng ươm ăn vô cùng lôi cuốn. 

4. Cách làm bánh Tét

Nguyên liệu chuẩn bị

- 400g gạo nếp cái hoa vàng

- 200g đậu xanh đã đãi sạch vỏ

- 1 bó lạt tre

- 100g thịt ba chỉ

- 1 bó lá chuối (tàu lá dài, còn nguyên vẹn)

- Gia vị: Muối, hạt nêm, tiêu xay.

Nguyen-lieu-lam-banh-Tet

Nguyên liệu làm bánh Tét

Các bước thực hiện

Bước 1: Xử lý gạo nếp

- Gạo nếp để làm phần vỏ bánh, bạn có thể chọn gạo nếp cái hoa vàng,m sau đó mang đi đãi cho sạch và ngâm vào chậu khoảng 8 tiếng đồng hồ.

- Tiếp theo vớt hết gạo ra rổ và để cho ráo nước. Thêm 4 gam muối vào và trộn cho thật đều để muối được tan ra. 

Bước 2: Xử lý đậu xanh

- Phần đậu xanh, bạn đãi sạch và bỏ hết phần vỏ. Ngâm đậu xanh vào nước khoảng 4 tiếng cho nở mềm. 

- Vớt đậu xanh ra rổ cho ráo nước và thêm 4g muối vào đậu xanh rồi trộn cho thật đều. 

cach-lam-banh-Tet

Ngâm đậu xanh vào nước cho mềm 

Bước 3: Xử lý lạt tre và lá chuối

- Lạt tre bạn chọn loạt tươi, sau đó ngâm vào trong nước khoảng 8 tiếng cho lạt mềm. 

- Sau đó xé lạt thành những sợi dài có chiều ngang khoảng 0,5cm để gói bánh.

- Về phần lá chuối, bạn rửa sạch lá chuối, sau đó tước bỏ phần sống lưng lá cho lá không bị cứng. Tiếp theo chia lá chuối thành những miếng có khổ dài khoảng 60cm. Trong quá trình làm, bạn nên nhẹ tay để phần lá chuối không bị rách. 

- Bạn có thể chần sơ lá chuối để lá chuối được mềm hơn bằng nhấn nhúng qua nước đang đun sôi. 

Bước 4: Xử lý phần thịt ba chỉ

- Thịt ba chỉ bạn rửa sạch, để ráo nước và cắt thành từng miếng dài. 

- Sau đó ướp thịt với hạt nêm, hạt tiêu trong khoảng 30 phút để thịt ngấm gia vị. 

Bước 5: Tiến hành gói bánh

- Đầu tiên, bạn trải lá chuối ra mâm cho phẳng. Xếp 2 miếng lá chuối cạnh nhau rồi xếp thêm 1 miếng lá vào giữa. 

- Cho 200g gạo nếp vào giữa phần lá chuối, dùng tay dàn cho mỏng. Tiếp theo cho thêm 100g nhân đậu xanh vào. Phần nhân này sẽ nằm gọn trong lớp gạo trắng.

- Tiếp theo, thêm thịt ba chỉ vào giữa nhân bánh. Sau đó thêm đậu xanh, gạo nếp lên trên để bao phủ hết phần thịt.

- Gói lớp lá chuối ở giữa để cố định phần bánh. Tiếp tục dùng 2 lớp lá chuối bên ngoài cuộn chặt lại với nhau để tạo thành một chiếc bánh hoàn chỉnh. Lưu ý, khi thực hiện các thao tác cuộn lá, gấp mép lá thì bạn phải dùng tay và giữ cho bánh thật chắc. 

- Cuối dùng, dùng lạt đã chuẩn bị để buộc cố định bánh theo chiều dọc và chiều ngang. 

cach-lam-banh-Tet

Tiến hành gói bánh Tét

Bước 6: Tiến hành luộc bánh

- Lần lượt xếp bánh Tét vào chiếc nồi lớn rồi thêm nước vào nồi cho ngập. Đun bánh 8 tiếng để bánh chín mềm từ bên ngoài vào bên trong. 

- Khi bánh đã chín, bạn vớt bánh ra ngoài và để cho ráo nước là có thể thưởng thức.

cach-lam-banh-Tet

Tiến hành luộc bánh Tét trong khoảng 8 tiếng cho chín mềm

5. Bánh tét khác bánh chưng như thế nào?

Bánh tét là món bánh rất thú vị, độc đáo ở cách gói, lại thơm ngon ở hương vị. Tương tự như bánh chưng, bánh tét của người Nam Bộ gồm những nguyên liệu của vùng quê nông thôn như gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn. Nhưng nó khác bánh chưng chỉ được làm gạo nếp trắng, còn bánh tét thì có thể được thay thế bằng đỗ đen hoặc gạo nếp cẩm hoặc các loại gạo được nhuộm màu tự nhiên. 

Nếu bánh chưng được gói bằng lá dong thì bánh tét được gói bằng lá chuối, gói theo hình tròn dài.
Nếu có một đồng bánh tét thơm ngon, người gói cần thực hiện thật tỉ mỉ từ những khâu chuẩn bị như gạo nếp phải là loại mới, thơm , ngon. Đỗ xanh đã lọc hết vỏ, đem nấu chín. Dừa khô nạo lấy nước cốt dừa. Lá dứa xay nhuyễn, lọc lấy nước trộn vào gạo cho ngấm để tạo màu xanh mát. Thịt ba chỉ thái hình chữ nhật theo độ dài của bánh, ướp gia vị để làm nhân.

Luộc bánh tét tương tự như luộc bánh chưng. Bạn cần xếp bánh vào trong xoong một cách cẩn thận, nấu nước sôi. Bánh muốn chín thì cần phải đủ 8 tiếng nên bạn cần phải canh lửa liên tục để bánh chín đều.
Sau khi nấu bánh Tét xong, bạn để ráo nước rồi cắt thành từng khoanh tròn đẹp mắt dâng lên cúng tổ tiên trong ngày Tết.

Bánh tét có nguồn gốc từ đâu và ý nghĩa của nó

Ngất ngây với món bánh tét lá cẩm đẹp mắt

Hiện nay, ta có thể thấy bánh Tết rất đa dạng với hai loại nhân là nhân ngọt và nhân mặn, với nhiều kiểu sáng tạo các chữ may mắn trong năm mới với màu sắc rực rỡ như vàng, tím, đỏ, xanh bắt mắt.

>> Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Canh Tý có phải chuột vàng không?

6. Thưởng thức bánh tét như thế nào

Khi ăn bánh tét, thay vì dùng dao để cắt bánh, người ta sẽ dùng dây cột bánh để cắt thành những lát bánh có độ dài vừa phải. Lạt dùng để cắt bánh thường được tước nhỏ. Tay trái cầm bánh Tét, tay phải cầm một đầu của lạt. Đầu còn lại của lạt cắn vào miệng, sau đó khoanh tròn lạt quanh bánh đã tước bỏ và cắt từng khoanh bánh. 

Để tăng khẩu vị cho món bánh tét, bạn có thể ăn kèm với các món dưa chua như: đu đủ, cà rốt muối, củ kiệu, su hào muối. Hoặc bạn có thể rán vàng từng khoang bánh tét và thưởng thức chúng theo một cách mới lạ hơn. Vỏ ngoài chín vàng và giòm rụm, kết hợp với nhân bánh đậm đà hứa hẹn là một trong những món ăn cổ truyền vô cùng tuyệt vời trong mỗi dịp Lễ Tết. 

Ngày tết ngoài việc làm bánh tét cổ truyền thì các mẹ cũng có thể làm thêm những món ăn vặt hấp dẫn khác để đổi hương vị. Một trong những món ăn được nhiều người yêu thich nhất đó chính là trà sữa. Nhanh tay sở hữu trọn bộ công thức pha chế trà trái cây cũng như trà sữa hiện đại với khóa học "Trà trái cây và trà sữa hiện đại" của giảng viên Nguyễn Tấn Trung trên UNICA.

Khóa học "Trà trái cây và trà sữa hiện đại"

Khóa học cung cấp cho học viên 6 loại trà sữa như trà sữa ô lông, trà sữa hồng trà, trà sữa lục trà, trà sữa thái đỏ, trà sữa thái xanh... Không những thế, bạn còn được hướng dẫn cách làm các loại topping trân châu, cách làm thạch phô mai, cách làm pudding khoai môn, cách làm thạch củ năng …. Còn chần chừ gì mà bạn không nhanh tay đăng ký ngay khóa học hôm nay!

XEM NGAY: Trà trái cây và trà sữa hiện đại

Bánh tét có nguồn gốc từ đâu thì không ai biết chính xác được câu trả lời cho câu hỏi đó. Tuy nhiên, chúng ta chỉ cần quan tâm rằng bánh tét là một món ăn mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong ngày Tết của người Nam Bộ. 

[Tổng số: 108 Trung bình: 3]

Tags: Tết