Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Trẻ em bao nhiêu độ là sốt? Một số cách hạ sốt cho con

Nội dung được viết bởi Đinh Thị Tuyết

Thời tiết chuyển mùa, người già và trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như đau họng, ho và đặc biệt là sốt. Sốt ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của bé nên mẹ cần phải hết sức chú ý. Để biết trẻ em bao nhiêu độ là sốt? Cách hạ sốt cho trẻ nhanh chóng ngay tại nhà. Hãy cùng Unica tìm hiểu trong nội dung bài viết sau đây nhé.

1. Trẻ em bao nhiêu độ là sốt?

Sốt là khi thân nhiệt cơ thể tăng lên cao hơn so với mức bình thường, sốt là biểu hiện của rất nhiều bệnh, trẻ em là đối tượng dễ bị sốt nhất. Mỗi trẻ sẽ có nhiệt độ cơ thể riêng và nó có thể thay đổi tuỳ theo thời tiết hoặc thời gian trong ngày. Đặc biệt, trên các vùng cơ thể khác nhau, nhiệt độ của trẻ cũng có sự chênh lệch. Vậy nhiệt độ trẻ em bao nhiêu là bình thường và trẻ sốt bao nhiêu độ là nguy hiểm?

Theo các bác sĩ, nhiệt độ cơ thể của trẻ luôn thấp hơn so với người lớn từ 1 đến 1,5 độ C. Thông thường, nhiệt độ bình thường của trẻ khoảng từ 36,5 đến 37,5 độ C và nhiệt độ đo được ở miệng trẻ thường là 37 độ C. Nhiệt độ cơ thể trẻ nếu được đo thấy trên 37,5 độ tức là trẻ bị sốt. Tuy nhiên các mẹ cần lưu ý trẻ bao nhiêu độ là sốt tuỳ vào vị trí đo. Nhiệt độ của trẻ khi đo ở miệng trên 38 độ C hoặc trên 37,5 khi đo ở nách tức là trẻ đang bị sốt.

Mỗi trẻ sẽ có một mức độ sốt khác nhau, tuỳ vào mức độ sốt mà phụ huynh sẽ có cách xử lý kịp thời và đúng cách nhất. Vì vậy, các mẹ cần biết trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là sốt để bảo vệ an toàn nhất cho sức khoẻ của bé.

/tre-em-bao-nhieu-do-la-sot.1.jpg

Trẻ ở từng độ tuổi, nhiệt độ được cho là sốt sẽ khác nhau

2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sốt

Sốt là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ từ 0 – 3 tuổi Bởi khi đó sức đề kháng của trẻ chưa hoàn thiện, dễ mắc phải các bệnh về hô hấp, đường ruột. Sau khi đã biết trẻ con bao nhiêu độ là tốt, mẹ cũng cần phải nắm chắc nguyên nhân gây sốt của trẻ để có hướng xử lý kịp thời. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ bị sốt các mẹ cần lưu ý.

- Nhiễm trùng: Nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ sơ sinh bị sốt. Nhiễm trùng có thể bao gồm nhiễm trùng đường hô hấp, viêm nhiễm tiểu đường, viêm màng não, viêm mũi xoang, viêm tai, viêm phổi và viêm niệu đạo.

- Do môi trường: Môi trường quá nóng hoặc quá lạnh có thể gây sốt ở trẻ sơ sinh.

- Do hệ thống miễn dịch yếu: Một số trẻ có hệ thống miễn dịch yếu, không được ổn định sẽ làm cho trẻ sơ sinh dễ bị nhiễm trùng và gây sốt.

- Lây virus từ mẹ sang con: Trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus từ mẹ gây ra tình trạng sốt.

- Một số nguyên nhân khác: Một số nguyên nhân khác có thể gây sốt ở trẻ sơ sinh bao gồm các vấn đề về tiêu hóa, hô hấp, viêm gan, thiếu máu, tăng huyết áp và các tác động phụ từ việc sử dụng thuốc.

Nếu trem bé của bạn bị sốt, để đảm bảo an toàn bạn nên đưa bé đi gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân gây sốt, từ đó có phương hướng điều trị và chăm sóc phù hợp.

>>> Xem ngay: 5 Cách massage tại nhà cho trẻ giúp trẻ nhanh hạ sốt

nguyen-nhan-gay-sot-tre-em.jpg

Bé bị sốt có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau

3. Cách đo thân nhiệt cho trẻ để biết bé có sốt không?

Có nhiều phương pháp đo thân nhiệt cho trẻ mà mẹ có thể áp dụng. Thường thì đo thân nhiệt cho trẻ ở trực tràng là cách đo chính xác nhất. Tuy nhiên, phụ huynh có thể đo nhiệt độ cho trẻ trên 4 tuổi ở miệng và đo nhiệt độ cho trẻ trên 6 tháng tuổi ở tai, để có thể biết được trẻ em bao nhiêu độ là sốt. Dưới đây là một số cách đo thân nhiệt cho trẻ thường được sử dụng nhất.

3.1. Đo thân nhiệt ở nách

- Trước khi đo thân nhiệt ở nách, mẹ cần lau khô, sau đó cho nhiệt kế vào nách trẻ.

- Cho trẻ giữ nhiệt kế bằng cách ép sát khuỷu tay vào ngực trong khoảng 4 – 5 phút.

cham-soc-be-yeu

3.2. Đo thân nhiệt ở miệng

Khi áp dụng phương pháp này, mẹ không nên thực hiện khi trẻ đã ăn hoặc uống đồ nóng trong vòng 30 phút và thực hiện như sau:

- Đầu tiên, mẹ rửa nhiệt kế bằng nước lạnh và xà bông rồi rửa sạch lại với nước.

- Tiếp theo, đặt đầu nhiệt kế dưới lưỡi trẻ, cho trẻ giữ nhiệt kế bằng môi, giữ môi kín xung quanh nhiệt kế.

- Đối với nhiệt kế thủy ngân trẻ cần giữ nguyên nhiệt kế trong vòng 3 phút và với nhiệt kế điện tử trẻ chỉ cần giữ dưới 1 phút.

>>> Xem ngay: 10 Cách hạ sốt cho trẻ nhanh nhất mẹ nên biết

tre-em-bao-nhieu-do-la-sot.2.jpg

Đo thân nhiệt ở tai không áp dụng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi

3.3. Đo thân nhiệt ở tai

Đo thân nhiệt ở tai không áp dụng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Bên cạnh đó, khi trẻ vừa ở ngoài trời lạnh vào thì mẹ cần đợi ít nhất là 15 phút rồi mới thực hiện đo nhiệt độ. Nếu trẻ mắc bệnh ở tai sẽ không làm ảnh hưởng đến kết quả hiển thị nhiệt độ cơ thể trẻ. Để biết được trẻ em bao nhiêu độ là sốt mẹ thực hiện như sau:

- Trước khi đặt nhiệt kế vào hãy kéo tai ngoài của trẻ.

- Tiếp theo mẹ hãy giữ đầu dò nhiệt kế trong tai khoảng 2 giây.

3.4. Đo thân nhiệt ở trực tràng

- Đầu tiên mẹ cần cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nằm sấp trong vòng tay người lớn.

- Mẹ có thể dùng vaseline vào phần cuối nhiệt kế.

- Nhẹ nhàng đặt nhiệt kế vào hậu môn trẻ từ 0,6 đến 1, 3 cm, cho đến khi không còn thấy phần đầu bạc của nhiệt kế. 

Chăm sóc trẻ không hề đơn giản, nó đòi hỏi cha mẹ cần rất nhiều kỹ năng và có đủ tính kiên nhẫn. Để chăm trẻ một cách đúng đắn, hạn chế những tổn thương, cha mẹ cần đăng ký khoá học online. Tại khoá học, các chuyên gia sẽ hướng dẫn quy trình chăm trẻ sơ sinh toàn diện, bí quyết cho trẻ ăn dặm, kỹ năng chăm sóc trẻ toàn diện.

Tắm bé - 10 ngày vàng chăm sóc trẻ sơ sinh
Đinh Thị Tuyết
499.000đ
700.000đ

Khoá học cẩm nang chăm sóc bé ho khò khè hen phế quản, dị ứng sữa, viêm da cơ địa
Lê Thị Thu Hương
1.200.000đ
1.500.000đ

Bí quyết cho trẻ ăn dặm lớn nhanh, khỏe mạnh
Đào Ngọc Cường
299.000đ
700.000đ

4. Những điều mẹ không nên làm khi bé bị sốt

Bé khi bị sốt sẽ rất nguy hiểm, thậm chí trường hợp sốt cao còn bị co giật gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh nên mẹ cần phải hết sức chú ý. Để đảm bảo sự an toàn cho bé, tốt nhất mẹ không nên làm những điều sau:

4.1. Cho con uống thuốc kháng sinh

Một trong những điều mà các mẹ thường xuyên làm nhất đó chính là khi con sốt sẽ nghĩ ngay đến việc cho uống thuốc kháng sinh, tuy nhiên đây là điều không nên. Mẹ cần phải xác định được nguyên nhân gây sốt ở bé là gì sau đó mới nghĩ đến việc cho uống thuốc phù hợp để tránh gây nguy hiểm. Việc dùng thuốc không đúng sẽ khiến cho tình trạng sốt ở trẻ càng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn nên các mẹ cần hết sức chú ý. Ngoài ra, đối với trẻ dưới 4 tuổi, mẹ cũng tuyệt đối không nên sử dụng thuốc điều trị cảm lạnh, cảm cúm.

tre-em-bao-nhieu-do-la-sot.jpg

Mẹ không nên sử dụng thuốc điều trị cảm lạnh và cảm cúm cho trẻ dưới 4 tuổi

4.2. Hạ sốt cho trẻ quá sớm

Các bậc phụ huynh rất hay bị mắc sai lầm trong việc hạ sốt cho con, con cứ sốt là phải hạ sốt, bé sốt nhẹ nhưng vẫn cho con uống thuốc hạ sốt. Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi cho biết: Mẹ không nên cho con uống thuốc hạ sốt quá sớm mà chỉ nên cho trẻ uống khi thực sự cần thiết và tuyệt đối không nên sử dụng nhiều loại thuốc hạ sốt khác nhau. Mẹ nếu muốn sử dụng thuốc cho con thì chỉ khi bé sốt khoảng 39 độ C thì mới được sử dụng. Khi sử dụng thuốc hạ sốt mẹ tuyệt đối không được tự ý mà nên tuân theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.

4.3. Ủ ấm cho bé

Khi bé bị sốt cơ thể bé thường sẽ rất là lạnh mặc dù thân nhiệt cao, nhiều mẹ nghĩ khi này nên ủ ấm cho bé là tốt. Tuy nhiên đây không phải là cách mẹ nên làm khi bé đang bị sốt. Bởi việc ủ ấm cho bé khi đang sốt sẽ khiến cho thân nhiệt tăng thêm. Vì vậy các mẹ cần phải hết sức chú ý đến vấn đề này nhé để tránh tình trạng sốt trở nên nghiêm trọng hơn nhé.

4.4. Chườm lạnh, dán miếng hạ sốt, bôi dầu

Chườm lạnh, dán miếng hạ sốt, bôi dầu là một trong những cách phổ biến được phụ huynh sử dụng để giải thân nhiệt cho con khi con đang bị sốt. Tuy nhiên không phải trường hợp sốt nào cũng có thể áp dụng được các phương pháp này, mẹ nên lưu ý để áp dụng sao cho phù hợp để không khiến thân nhiệt trẻ tăng cao nhé.

5. Trẻ bị sốt mẹ nên thực hiện những điều gì?

Sau khi đã biết trẻ em bao nhiêu độ là sốt chắc hẳn mẹ nào cũng muốn biết cách hạ sốt cho con như thế nào là đúng, sau đây Unica sẽ hướng dẫn các mẹ cách hạ sốt cho con đơn giản ngay tại nhà, cùng tìm hiểu nhé.

5.1. Cho con uống hạ sốt đúng cách

Đối với những trường hợp trẻ sốt cao từ 39 độ trở lên thì các mẹ cần phải cho con uống thuốc hạ sốt. Để quá trình uống thuốc mang lại hiệu quả cao mẹ cần phải chú ý cho con uống thuốc hạ sốt đúng cách và phải đúng liều lượng. Hiện nay, thuốc Paracetamol hoặc Ibuprofen đang là 2 loại thuốc hạ sốt dành cho trẻ được các bác sĩ khuyến khích mẹ nên sử dụng. Đây là 2 loại thuốc giúp bé hạ sốt nhanh chóng và hiệu quả nhất.

thuoc-cho-be-ha-sot.jpg

Thuốc hạ sốt cần sử dụng đúng cách để mang lại hiệu quả cao nhất

5.2. Nới rộng quần áo

Trẻ em khi bị sốt hầu hết đều có cảm giác lạnh, tuy nhiên bố mẹ cần chú ý tuyệt đối không được mặc thêm áo hay đắp chăn cho con, thay vào đó nên nới rộng quần áo ra. Việc mặc quần áo rộng, thoáng mát sẽ giúp cho bé hạ nhiệt nhanh và tốt hơn.

Đối với những trường hợp trẻ sốt ở mức độ nhẹ, việc nới rộng quần áo sẽ giúp trẻ thoải mái sẽ giúp trẻ sinh hoạt và vui chơi như bình thường. Như vậy trong trường hợp này, mẹ đã khắc phục nhanh chóng tình trạng sốt ở trẻ mà không cần phải dùng đến thuốc.

5.3. Lau người bằng nước ấm

Một trong những cách giúp trẻ hạ sốt nhanh chóng và an toàn phổ biến nhất đó là chườm, lau người cho trẻ bằng nước ấm. Khi thực hiện quá trình này, phụ huynh nên sử dụng khăn sạch và nước ấm để lau khắp cơ thể cho trẻ, việc lau người làm mát cơ thể bằng nước ấm sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái hơn và làm giảm nhiệt độ hiệu quả. Khi thực hiện phương pháp này, mẹ nên tập trung làm mát tại các vị trí như: trán, thái dương, nách, bẹn để giúp bé hạ sốt nhanh hơn nhé.

5.4. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và cho bé uống nhiều nước

Khi bị sốt, do thân nhiệt của trẻ tăng cao nên rất dễ biị mất nước, vì vậy cách hạ sốt cho trẻ nhanh và đơn giản ngay tại nhà các bậ phụ huynh cần chú ý đó là cho trẻ uống nhiều nước hơn, càng nhiều nước càng tốt để bù đắp lượng nước mất đi. Bên cạnh đó, mẹ cũng phải bổ sung cho bé đầy đủ chất dinh dưỡng, nên bổ sung cho bé các loại nước khác như sữa, nước ép hoặc thức ăn dạng lỏng như cháo và sữa.

chao-giup-be-ha-sot.jpg

Mẹ nên cho bé ăn cháo khi đang bị sốt

5.5. Đưa con đi viện nếu nhiệt độ không hạ

Trong trường hợp đã thực hiện những phương pháp trên mà trẻ vẫn không hạ sốt thì mẹ cần phải đưa con đi khám bác sĩ nhanh chóng để kịp thời hạ sốt cho bé. Việc để trẻ sốt cao trong một thời gian dài rất dễ gây co giật ảnh hưởng đến hệ thần kinh nên các mẹ cần hết sức chú ý nhé. 

6. Kết luận

Với những thông tin bổ ích mà UNICA đã chia sẻ, chắc chắn đã giúp cho các bậc phụ huynh biết được trẻ em bao nhiêu độ là sốt, cũng như cách đo thân nhiệt cho trẻ chuẩn nhất. Hấu hết các cơ sốt mà trẻ mắc phải đều không nguy hiểm nhưng nếu trẻ sốt kéo dài, khó hạ sốt thì cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị. Không thể phủ nhận một điều rằng, nuôi con là cả một hành trình vô cùng gian nan đối với những bậc làm cha, làm mẹ. Vì vậy là cha mẹ thì bạn thường xuyên phải trau dồi kiến thức nuôi dạy con từ những người có kinh nghiệm hoặc tham khảo các khoá học nuôi dạy con trên Unica, các chuyên gia sẽ bật mí những phương pháp nuôi con giúp bé khoẻ mẹ nhàn hơn.

Cảm bạn đã quan tâm.

Bạn là bậc cha mẹ lần đầu và cảm thấy bỡ ngỡ? Khóa học sẽ trang bị cho bạn đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để chăm sóc bé yêu một cách tự tin và khoa học.

Đăng ký học thử để trải nghiệm ngay hôm nay!
course_relate
Massage kinh lạc phòng và trị bệnh cho trẻ nhỏ
549.000đ 800.000đ
0/5 - (0 bình chọn)