Một trong những hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh nhất đó chính là sôi bụng. Tình trạng trẻ bị sôi bụng thường gặp ở thời gian đầu sau sinh khiến bố mẹ cảm thấy vô cùng lo lắng sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vậy nguyên nhân khiến trẻ sôi bụng là gì? Làm sao để khắc phục tình trạng này? Hãy để Unica giải đáp cho bạn qua một phần thông tin trong khoá học nuôi dạy trẻ sau đây.
1. Nguyên nhân của hiện tượng trẻ sơ sinh bị sôi bụng là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bé sơ sinh bị sôi bụng như: thức ăn của mẹ, trẻ bú không đúng cách, trẻ không hấp thụ đủ lactose,... Dưới đây là tổng hợp những nguyên nhân khiến bé sơ sinh hay trẻ 3 tuổi bị sôi bụng, hãy tham khảo nhé.
1.1. Thức ăn của mẹ
Đối với những trẻ còn đang bú mẹ, đặc biệt là những trẻ vẫn còn đang bú mẹ hoàn toàn thì chế độ ăn của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ. Nếu mẹ bị sôi bụng do thức ăn bị nhiễm độc, ôi thiu thì khi trẻ bú mẹ cũng sẽ gặp tình trạng tương tự.
Khi mẹ ăn những loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ hoặc thực phẩm khó tiêu cũng khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Khi mẹ ăn quá nhiều những loại thực phẩm sinh nhiều hơi trong khi tiêu hóa như bắp cải, súp lơ, giá đỗ… sẽ khiến trẻ bị đầy hơi, sôi bụng.
>>> Xem ngay: 6 Cách đẩy lùi tình trạng bé bị đầy hơi không cần dùng thuốc
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sôi bụng
1.2. Trẻ không bú đúng cách
Nhắc đến nguyên nhân khiến bé sơ sinh hay bé 1 tuổi bị sôi bụng nhất định phải nhắc tới việc trẻ bú không đung cách. Đối với những bé thường xuyên bú bình hoặc bú bình 100%, nếu núm vú quá to hoặc quá nhỏ so với miệng bé sẽ là nguyên nhân dẫn tới tính trạng bé bị sôi bụng. Bởi khi lượng sữa được đưa vào cơ thể quá nhanh hoặc quá chậm khiến bé gặp khó khăn trong việc uống sữa, làm bé nuốt nhiều không khí trong dạ dày khiến cho bụng phình to hơn nhưng thực chất là bé chưa no hoàn toàn 100%.
Theo các chuyên gia, mẹ không nên cho trẻ dưới 1 tuổi uống sữa bò hoặc sữa công thức có chứa sữa bò vì nguy cơ bị dị ứng, đi ngoài, sôi bụng rất cao. Ngoài ra, một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng khác như: bơ, đậu nành, đậu phộng, hải sản… mà mẹ cần chú ý theo dõi khi cho trẻ sử dụng.
1.3. Trẻ quá đói hoặc quá no
Trẻ khi ăn các nhu động ruột sẽ vận chuyển và co bóp thức ăn, đó chính là nguyên nhân lý giải tại sao bụng trẻ phát ra những tiếng ồng ộc, ùng ục. Những tiếng phát ra ở bụng này chính là hiện tượng sôi bụng, Không chỉ khi no mà khi đói trẻ cũng có thể bị sôi bụng vì khi này, chất giống như hormone ở trong não sẽ kích thích khiến cho trẻ muốn ăn và các cơ trong dạ dày co lại nên sinh ra hiện tượng sôi bụng.
Trẻ quá no hoặc quá đói cũng có thể sinh ra hiện tượng sôi bụng
1.4. Không hấp thụ lactose
Thêm một nguyên nhân điển hình nữa khiến cho bé bị sôi bụng đó là không hấp thụ Lactose - đường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Khi cơ thể không hấp thụ Lactose thì sẽ rất hay gặp tình trạng sôi bụng. Nguyên nhân chính khiến cho trẻ không hấp thụ Lactose đó là do trẻ phải bú ngoài quá sớm khiến cơ thể không sản xuất đủ enzym để tiêu hoá Lactose. Khi Lactose không được tiêu hoá hết sẽ tích tụ ở lại ruột dẫn đến tình trạng sôi bụng ở trẻ sơ sinh, trẻ 2 tuổi bị sôi bụng và nôn trớ.
1.5. Nhiễm khuẩn đường ruột
Nhiễm khuẩn đường ruột cũng là một trong những nguyên nhân điển hình khiến cho trẻ bị sôi bụng. Các virus gây bệnh đường ruột như: Adenovirus, Rotavirus, Astrovirus… sẽ chính là tác nhân gây nên. Bên cạnh đó, một số loại vi khuẩn gây bệnh đường ruột cho trẻ em và người lớn như: salmonella, shigella, E.coli, vi khuẩn tả Vibrio cholerae… cũng là những tác nhân hàng đầu gây đau bụng ở trẻ.
Các loại virus, vi khuẩn này gây bệnh bằng cách sinh độc tố hoặc kích thích trực tiếp nhu động đường tiêu hóa, làm tăng nhu động ruột, từ đó gây nên tình trạng sôi bụng ở trẻ.
Nhiễm khuẩn đường ruột làm tăng nhu động ruột
1.6. Do trẻ uống quá nhiều nước trái cây
Thông thường, trẻ sẽ bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ 6 trở đi. Nhiều bà mẹ ưa chuộng những thực phẩm rau củ quả xay, đặc biệt là các loại nước ép trái cây đóng chai vì nó tiện lợi và giàu vitamin. Tuy nhiên, trong nước ép trái cây đóng chai có chứa chất bảo quản, đặc biệt là chứa nhiều đường nhân tạo và đường fructose sẽ khiến trẻ bị sôi bụng. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn, mẹ có thể tự xay cho trẻ uống và không nên thêm gì để trẻ có thể làm quen dần với mùi vị tự nhiên của trái cây. Ngoài ra, mẹ không nên cho trẻ uống quá nhiều để không làm cho trẻ bị sôi bụng.
1.7. Do dùng sữa ngoài
Sữa ngoài hay nói cách khác là sữa công thức sẽ có hàm lượng và thành phần khác nhau. Vì vậy, không phải trẻ nào cũng có thể thích nghi và tiêu hóa được các chất dinh dưỡng có trong các loại sữa này. Việc dùng sữa ngoài quá nhiều và lạm dụng đôi khi cũng chính là lý do khiến cho trẻ 4 tuổi bị sôi bụng.
>>> Xem ngay: 10 Cách trị ho cho trẻ dưới 1 tuổi tại nhà cực hiệu quả
Trẻ bị sôi bụng có thể do mẹ chọn loại sữa không phù hợp cho trẻ
Chăm sóc trẻ không hề đơn giản, nó đòi hỏi cha mẹ cần rất nhiều kỹ năng và có đủ tính kiên nhẫn. Để chăm trẻ một cách đúng đắn, hạn chế những tổn thương, cha mẹ cần đăng ký khoá học online. Tại khoá học, các chuyên gia sẽ hướng dẫn quy trình chăm trẻ sơ sinh toàn diện, bí quyết cho trẻ ăn dặm, kỹ năng chăm sóc trẻ toàn diện.
2. Dấu hiệu trẻ bị sôi bụng
Để biết bé có đang gặp phải tình trạng sôi bụng hay không, mẹ cần quan sát các biểu hiện như sau:
- Bụng bé thường phát ra âm thanh lạ như ọc ọc, vỗ nhẹ thấy kêu vang.
- Khi ăn xong, trẻ thường xuyên bị nôn sữa.
- Trẻ thường tỏ ra khó chịu và hay bỏ bú
- Trẻ thường xuyên bị đi ngoài, tiêu chảy vào buổi sáng.
- Trẻ hay bị nấc sau khi ăn và bị chướng bụng, đầy hơi, ợ hơi.
3. Trẻ sơ sinh bị sôi bụng nguy hiểm không?
Để trả lời cho câu hỏi: Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có nguy hiểm không thì còn tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng này. Cụ thể như sau:
- Những trường hợp trẻ bị sôi bụng do nguyên nhân ăn quá no hay quá đói và không xuất hiện các triệu chứng bất thường như: tiêu chảy, chướng bụng, chán ăn, đau bụng,... thì sẽ không nguy hiểm.
- Những trường hợp bé bị sôi bụng kèm theo một số các triệu chứng bất thường thì sẽ rất nguy hiểm và đáng lo ngại. Bởi nó là dấu hiệu báo hiệu một số bệnh lý như: rối loạn tiêu hoá, loạn khuẩn ruột, bệnh lý liên quan đến dạ dày,...
Trẻ sơ sinh hay dù là lứa tuổi nào mà trẻ bị sôi bụng do bệnh lý các bố mẹ cần phải thật quan tâm để kịp thời chữa trị. Trong một số trường hợp, hiện tượng sôi bụng ở trẻ còn là biểu hiện của bệnh Crohn gây loét, thiếu máu, chảy máu đường tiêu hoá, suy dinh dưỡng, thủng ruột, rò rỉ bàng quang,... nên cha mẹ cần thật chú ý, tuyệt đối không nên chủ quan.
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng nếu là bệnh lý sẽ rất nguy hiểm
4. Cách xử lý khi trẻ bị sôi bụng
Khi phát hiện ra tình trạng trẻ bị sôi bụng mẹ cần phải có hướng xử lý kịp thời để không ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ. Sau đây là một số cách xử lý nhanh chóng cho hiệu quả cho các mẹ tham khảo.
4.1.Dùng kèm men vi sinh, lợi khuẩn Probiotics cho trẻ
Sử dụng men vi sinh hoặc lợi khuẩn (probiotics) cho trẻ nhỏ có thể giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm tình trạng sôi bụng. Để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình sử dụng, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chọn loại men vi sinh phù hợp, trước khi sử dụng men vi sinh cho trẻ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Sử dụng đúng theo hướng dẫn sử dụng, tuân thủ đúng liều lượng đã được đề ra, tuyệt đối không được tự ý tăng hoặc giảm liều lượng.
- Theo dõi phản ứng của bé, nếu có bất kỳ biểu hiện gì bất thường cần phải ngừng sử dụng và cho bé đi kiểm tra luôn.
- Quá trình sử dụng men vi sinh cần kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh để đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
4.2. Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp với trẻ
Trẻ đang trong giai đoạn bú mẹ, để tránh tình trạng trẻ bị sôi bụng, mẹ nên hạn chế các loại thực phẩm làm gia tăng lượng khí trong bụng trẻ. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm như: đậu nành, cam quýt, cà chua, súp lơ, các món cay nóng hoặc thức ăn nhiều dầu mỡ… Đồng thời, mẹ cần uống nhiều nước, ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày.
Điều chỉnh lại chế độ ăn uống sẽ giúp trẻ tránh được tình trạng sôi bụng
Đối với trẻ đang ăn dặm, mẹ cần phải cân bằng bữa ăn cho trẻ. Nếu trẻ đang trong quá trình bắt đầu tập ăn dặm, mẹ hãy xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé hợp lý, tốt nhất là xen kẽ một bữa bột ngọt và một bữa bột mặn. Bột ngọt sẽ giúp bộ máy tiêu hóa của trẻ thích nghi dần với thức ăn dạng đặc. Đồng thời, không khiến trẻ phải cảm nhận mùi vị thức ăn thay đổi quá đột ngột, sẽ khiến trẻ chán ăn, nôn ói, khó tiêu.
4.3. Cân nhắc kỹ nguồn sữa từ bên ngoài
Nếu trong trường hợp trẻ không dung nạp lactose, mẹ cần đọc kỹ thành phần dinh dưỡng có trên nhãn mác của sản phẩm sữa. Để tránh tình trạng sôi bụng ở trẻ, mẹ hãy chọn những loại thực phẩm sữa có chứa ít lactose để cơ thể bé hấp thu tốt hơn.
4.4. Massage cho trẻ
Để giảm tình trạng trẻ bị sôi bụng mẹ có thể tiến hành massage cho trẻ. Bài tập massage có hiệu quả chữa sôi bụng hiệu quả nhất đó là thực hiện động tác massage bụng để đẩy khí dư ra khỏi bụng trẻ. Đối với động tác massage này, mẹ nên làm sau khi trẻ ăn khoảng 30 phút, trong tư thế trẻ nằm ngửa còn mẹ dùng ngón trỏ và ngón giữa đặt bên cạnh rốn bé sau đó ấn và xoay nhẹ chiều kim đồng hồ thành vòng xung quanh rốn của trẻ.
4.5. Thay đổi tư thế cho trẻ bú
Đối với những trẻ còn đang bú mẹ, mẹ cần tìm cách giúp khí đi qua đường tiêu hóa của trẻ, một trong những cách hữu hiệu nhất chính là cho trẻ bú đúng cách. Mẹ thực hiện như sau:
- Mẹ hãy đặt trẻ tựa đầu lên vai và vỗ lưng để giúp trẻ ợ nóng, thoát khí.
- Khi trẻ bú bình, mẹ cần lựa chọn thiết kế núm vú vừa đủ, đảm bảo không cho không khí lọt vào khi trẻ đang bú.
Thay đổi tư thế bú giúp trẻ tránh được tình trạng sôi bụng
4.6. Áp dụng mẹo dân gian chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh
Ngoài những phương pháp trên ra mẹ cũng có thể áp dụng mẹo dân gian để chữa tình trạng sôi bụng ở trẻ sơ sinh. Một số các nguyên liệu như: củ hành, củ tỏi, vỏ cam quýt, nước gừng, lá tía tô, lá trầu không,... giúp cân bằng dạ dày, đẩy hơi ra ngoài.
Hướng dẫn mẹ một số cách chữa bụng sôi cho trẻ bằng mẹo dân gian như sau:
- Dùng củ hành hoặc một củ tỏi nướng cho vào một miếng gạc sau đó đặt lên rốn của trẻ.
- Thái nhỏ vỏ cam, quýt ra rồi nấu với nước sôi, hãm trong khoảng 15 - 20 phút rồi cho bé uống khi còn ấm.
- Cho trẻ nhai vài lát gừng tươi hoặc giã nát gừng, pha với mật ong hoặc nước nóng để cho bé uống.
- Lá tía tô giã nát, vắt lấy nước rồi đem chưng cách thuỷ, đợi nguội bớt rồi cho bé uống.
4.7. Gặp bác sĩ khi trẻ sơ sinh sôi bụng kéo dài
Trong trường hợp trẻ bị sôi bụng kèm theo các triệu chứng như: đau bụng, sốt, mất nước, quấy khóc nhiều, sút cân… mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
5. Phòng ngừa hiện tượng trẻ sơ sinh sôi bụng
Hiện tượng sôi bụng là một bệnh lý thường gặp ở trẻ, tuy không nguy hiểm nhưng nếu kéo dài kèm theo các biểu hiện bất thường khác trẻ sẽ cảm thấy khó chịu và kém ăn hơn thường ngày. Để phòng ngừa hiện tượng này, mẹ cần:
- Ngay từ những tháng đầu đời khi bé được sinh ra, mẹ nên cho bé bú 100% hoàn toàn bằng sữa mẹ. Nguồn sữa mẹ không chỉ cung cấp đầy đủ dưỡng chất giúp bé tăng cường sức đề kháng, kháng viêm mà nó còn phòng tránh sôi bụng vô bụng hiệu quả. Trong trường hợp mẹ ít sữa, không đủ sữa buộc phải dùng sữa công thức mẹ cần tìm hiểu kỹ thành phần, lượng sữa và cách pha.
- Mẹ cần ăn uống khoa học để hạn chế tình trạng sôi bụng của trẻ, đặc biệt: hạn chế ăn dầu mỡ, thực phẩm có tính nóng, tăng cường ăn nhiều hoa quả và uống 3 lít nước mỗi ngày.
- Pha sữa đúng cách theo quy trình như sau: khử khuẩn bình sữa, pha sữa theo tỉ lệ công thức đã quy định, khuấy nhẹ sữa theo chiều kim đồng hồ để tránh bọt khí.
- Đối với trẻ thường xuyên bị sôi bụng nhưng bắt buộc phải dùng sữa công thức, mẹ cần chọn những loại sữa có hàm lượng Lactose thấp cũng như cách pha chuẩn phù hợp với từng loại sữa để giúp cho việc tiêu hóa ở trẻ diễn ra dễ dàng hơn.
6. Kết luận
Trên đây là những thông tin liên quan về vấn đề trẻ bị sôi bụng mà mẹ cần nắm vững. Sôi bụng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ và không có quá nhiều nguy hiểm nếu không kèm theo các dấu hiệu bất thường khác. Hy vọng rằng, quá bài viết này, các mẹ sẽ có thêm thông tin hữu ích trong việc nuôi con khoa học giúp bạn nhàn hơn.
Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!