Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Trẻ bị sôi bụng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý

Nội dung được viết bởi Đinh Thị Tuyết

Trẻ bị sôi bụng là một hiện tượng thường thấy trong những giai đoạn mới chào đời khiến cho nhiều cha mẹ nhiều lo lắng. Trong một số trường hợp đây là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng cũng có một số trẻ gặp phải một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này. Qua bài viết này, Unica sẽ cùng các bậc phụ huynh đi tìm hiểu về nguyên nhân và cách xử lý dấu hiệu này ở trẻ.

Nguyên nhân của hiện tượng trẻ sơ sinh bị sôi bụng là gì?

Thông thường, các trẻ sơ sinh trong giai đoạn từ 3 - 18 tuần sẽ thường xuyên gặp hiện tượng sôi bụng do nhu động ruột tăng. Khi đó, ở phần ổ bụng của trẻ sẽ phát ra những âm thanh ùng ục, khiến trẻ khó hiểu nhưng lại gây nguy hiểm. Đây là một tượng sinh lý bình thường mà phụ huynh không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, trẻ bị sôi bụng vẫn có thể do một số vấn đề sau:

Chế độ ăn của mẹ

Trong giai đoạn này, đa số các trẻ đều phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ, trừ một số trường hợp trẻ phải uống sữa ngoài do mẹ không có sữa,... Do đó, trẻ sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng từ chính những thực phẩm mà mẹ ăn. Vì vậy, nếu mẹ ăn quá nhiều chất đạm, đồ ăn lạ hay đồ dầu mỡ, cay nóng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa, khiến trẻ bị sôi bụng. Nhiều trẻ có thể gặp hiện tượng đi ngoài nhiều lần.

>>> Xem ngay: 6 Cách đẩy lùi tình trạng bé bị đầy hơi không cần dùng thuốc

Trẻ bị sôi bụng có thể do chế độ ăn uống của mẹ

Trẻ bị sôi bụng có thể do chế độ ăn uống của mẹ

Trẻ không bú đúng cách

Nhiều trẻ sơ sinh sẽ bú bình song song với bú mẹ, hoặc bú bình hoàn toàn. Do đó, nếu núm vú không vừa miệng hoặc mẹ cho em bé bú không đúng cách cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Điều này vô tình khiến sữa chảy quá nhanh hoặc quá chậm, làm con bị nuốt nhiều không khí vào trong dạ dày.

Đối với những trẻ bú bình với sữa công thức, mẹ cần phải pha đúng tỷ lệ, đảm bảo vệ sinh dụng cụ khi pha chế để không ra hiện tượng trên. Khi mẹ không pha đúng tỷ lệ, đảm bảo vệ sinh cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con.

cham-soc-be-yeu

Trẻ quá đói hoặc quá no

Khi cho trẻ ăn, nhu động ruột sẽ liên tục vận chuyển và co bóp thức ăn, khiến cho ổ bụng xuất hiện những tiếng ồng ộc, ùng ục. Âm thanh này chính là hiện tượng sôi bụng mà mẹ thường nghe thấy khi trẻ ăn quá no. 

Không những thế, khi trẻ bị đói cũng xuất hiện âm thanh sôi bụng. Lúc này, sẽ xuất hiện chất trong não giống như hormone được sản sinh ra để trẻ muốn ăn và làm co lại các cơ trong dạ dày.

Trẻ quá no hoặc quá đói cũng có thể sinh ra hiện tượng sôi bụng

Trẻ quá no hoặc quá đói cũng có thể sinh ra hiện tượng sôi bụng

Không hấp thụ lactose

Lactose là phần đường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Vì một số nguyên nhân nào đó, cơ thể của trẻ không sản xuất đủ lượng enzyme để tiêu hóa loại đường này, dần đến hiện tượng bị sôi bụng ở trẻ. Nhìn chung, với lượng lactose tích tụ lại ở ruột không tiêu hóa được, là nguyên nhân chính dẫn đến trẻ bị sôi bụng.

Trẻ không hấp thụ lactose trong sữa

Trẻ không hấp thụ lactose trong sữa

Một số nguyên nhân khác

Hiện tượng trẻ bị sôi bụng có thể là do các nguyên nhân khác như là:

  • Nhiễm khuẩn E.coli, Shigella, Salmonella hoặc những loại virus khác: Từ thói quen mút tay, mút chân,... Ngoài ra, những dụng cụ như ti giả, bình sữa,... không được tiệt trùng cẩn thận cũng có thể dính khuẩn này. Các loại virus này sẽ phát triển mạnh, ảnh hưởng đến vi khuẩn có lợi và gây rối loạn hệ sinh thái đường ruột. Nhiều trẻ có thể bị đau bụng và bị tiêu chảy.

  • Sử dụng thuốc kháng sinh: Một số loại thuốc kháng sinh gây ra tác dụng phụ như sôi bụng, táo bón, hoặc đi ngoài với trẻ.

  • Uống nước trái cây: Nhiều mẹ cho em bé sử dụng những thực phẩm từ rau củ xay (trong quá trình ăn dặm) hoặc bổ sung thông qua các loại nước ép trái cây đóng chai. Điều này là không tốt với trẻ vì trong các chai nước ép trái cây có chứa chất bảo quản, đường hóa, ảnh hưởng đến ruột của trẻ.

  • Sử dụng sữa công thức không phù hợp: Các loại sữa công thức thường có hàm lượng và thành phần khác nhau và không phải các bé đều có thể hấp thụ như nhau. Do đó, cha mẹ cần phải lưu ý lựa chọn loại sữa phù hợp, tránh lạm dụng quá nhiều làm ảnh hưởng đến đường ruột của trẻ.

>>> Xem ngay: 10 Cách trị ho cho trẻ dưới 1 tuổi tại nhà cực hiệu quả

Trẻ bị sôi bụng có thể do mẹ chọn loại sữa không phù hợp cho trẻ

Trẻ bị sôi bụng có thể do mẹ chọn loại sữa không phù hợp cho trẻ

Chăm sóc trẻ không hề đơn giản, nó đòi hỏi cha mẹ cần rất nhiều kỹ năng và có đủ tính kiên nhẫn. Để chăm trẻ một cách đúng đắn, hạn chế những tổn thương, cha mẹ cần đăng ký khoá học online. Tại khoá học, các chuyên gia sẽ hướng dẫn quy trình chăm trẻ sơ sinh toàn diện, bí quyết cho trẻ ăn dặm, kỹ năng chăm sóc trẻ toàn diện.

Tắm bé - 10 ngày vàng chăm sóc trẻ sơ sinh
Đinh Thị Tuyết
499.000đ
700.000đ

Khoá học cẩm nang chăm sóc bé ho khò khè hen phế quản, dị ứng sữa, viêm da cơ địa
Lê Thị Thu Hương
1.200.000đ
1.500.000đ

Bí quyết cho trẻ ăn dặm lớn nhanh, khỏe mạnh
Đào Ngọc Cường
299.000đ
700.000đ

Dấu hiệu trẻ bị sôi bụng

Để biết bé có đang gặp phải tình trạng sôi bụng hay không, mẹ cần quan sát các biểu hiện như sau:

  •  Bụng bé thường phát ra âm thanh lạ như ọc ọc.

  • Khi ăn xong, trẻ thường xuyên bị nôn sữa.

  • Trẻ thường tỏ ra khó chịu và hay bỏ bú.

  • Trẻ thường xuyên bị đi ngoài, tiêu chảy vào buổi sáng.

  • Trẻ hay bị nấc sau khi ăn và bị chướng bụng, đầy hơi, ợ hơi.

Cách xử lý khi trẻ bị sôi bụng

Thay đổi tư thế cho trẻ bú

Để hạn chế tình trạng này, mẹ cần phải cho điều chỉnh bé bú ở đúng tư thế chuẩn. Khi bé đang bú, mà bé bú chậm lại, kèm theo việc quấy khóc và xuất hiện đồng thời những tiếng bụng sôi ồng ộc, thì mẹ hãy nhanh chóng đổi tư thế cho trẻ. Mẹ có thể bế bé lên vai, vỗ nhẹ phần lưng để bé ở nóng ra ngoài hoặc đặt bé nằm ngửa rồi nhẹ nhàng gập đầu gối bé liên tục. 

Trong trường bé bú bình, thì mẹ cho bé ngậm vừa núm vú, tránh để bú nuốt quá nhiều không khí vào bên trong, dẫn đến hiện tượng sôi bụng.

Thay đổi chế độ ăn uống của mẹ

Nếu thấy trẻ thường xuyên bị sôi bụng, kết hợp với việc xì hơi nhiều, liên tục và đi ngoài. Mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Nếu đang nuôi con bằng sữa mẹ, các thực phẩm chứa dầu mỡ, cay nóng, đồ chua, các loại hoa quả như cam, quýt, bắp cải, súp lơ, độc nành,... sẽ làm bé bị đầy bụng, chướng hơi.

Do đó, mẹ cần cắt giảm những thực phẩm này và bổ sung nhiều chất xơ vào trong chế độ ăn. Mẹ nên chú ý vào chế độ ăn nhiều hơn, ghi chép lại để có điều chỉnh kịp thời, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Thay đổi tư thế bú giúp trẻ tránh được tình trạng sôi bụng

Thay đổi tư thế bú giúp trẻ tránh được tình trạng sôi bụng

Thay đổi sữa công thức 

Nếu bụng của trẻ xuất hiện nhiều tiếng kêu ọc ọc do sữa công thức, thì mẹ nên đổi loại sữa khác cho con. Để chọn sữa tốt cho con, mẹ nên ưu tiên các loại sữa mát, nhiều chất xơ và dễ tiêu hóa, ít đạm. Loại sữa có nhiều protein giống sữa mẹ và chứa ít đường lactose.

Ngoài ra, mẹ nên pha sữa cho bé đúng công thức. Luôn thực hiện rửa sạch, tiệt trùng bình sữa, các dụng cụ pha sữa, núm vú,.. trước và sau khi cho con bú. Điều này sẽ làm hạn chế trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột.

Đưa trẻ đi thăm khám nếu trẻ sôi bụng kéo dài

Nếu mẹ đã thực hiện các phương pháp trên mà tình trạng trẻ sôi bụng vẫn kéo dài liên tục, không có dấu hiệu thuyên giảm, thì mẹ hãy đưa trẻ đến bác sĩ y khoa để được tham kháo, chữa trị kịp thời.

 

Điều chỉnh lại chế độ ăn uống sẽ giúp trẻ tránh được tình trạng sôi bụng

Điều chỉnh lại chế độ ăn uống sẽ giúp trẻ tránh được tình trạng sôi bụng

Phòng ngừa hiện tượng trẻ sơ sinh sôi bụng

Hiện tượng sôi bụng là một bệnh lý thường gặp ở trẻ, tuy không nguy hiểm nhưng nếu kéo dài kèm theo các biểu hiện bất thường khác trẻ sẽ cảm thấy khó chịu và kém ăn hơn thường ngày. Để phòng ngừa hiện tượng này, mẹ cần:

  •  Ngay từ những tháng đầu đời khi bé được sinh ra, mẹ nên cho bé bú 100% hoàn toàn bằng sữa mẹ: Nguồn sữa mẹ không chỉ cung cấp đầy đủ dưỡng chất giúp bé tăng cường sức đề kháng, kháng viêm mà nó còn phòng tránh sôi bụng vô bụng hiệu quả. Trong trường hợp mẹ ít sữa, không đủ sữa buộc phải dùng sữa công thức mẹ cần tìm hiểu kỹ thành phần, lượng sữa và cách pha.
  •  Mẹ cần ăn uống khoa học để hạn chế tình trạng sôi bụng của trẻ: Hạn chế ăn dầu mỡ, thực phẩm có tính nóng, tăng cường ăn nhiều hoa quả và uống 3 lít nước mỗi ngày.
  •  Pha sữa đúng cách theo quy trình như sau: khử khuẩn bình sữa, pha sữa theo tỉ lệ công thức đã quy định, khuấy nhẹ sữa theo chiều kim đồng hồ để tránh bọt khí.
  •  Lựa chọn sữa công thức phù hợp: Đối với trẻ thường xuyên bị sôi bụng nhưng bắt buộc phải dùng sữa công thức, mẹ cần chọn những loại sữa có hàm lượng Lactose thấp cũng như cách pha chuẩn phù hợp với từng loại sữa để giúp cho việc tiêu hóa ở trẻ diễn ra dễ dàng hơn. 

Kết luận

Trên đây là những thông tin liên quan về vấn đề trẻ bị sôi bụng mà mẹ cần nắm vững. Sôi bụng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ và không có quá nhiều nguy hiểm nếu không kèm theo các dấu hiệu bất thường khác. Hy vọng rằng, quá bài viết này, các mẹ sẽ có thêm thông tin hữu ích trong việc nuôi con khoa học giúp bạn nhàn hơn.

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!

Lần đầu làm cha mẹ luôn đầy thử thách? Khóa học của chúng tôi sẽ giúp bạn nắm vững các kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh, từ dinh dưỡng đến giấc ngủ, để mang lại những điều tốt đẹp nhất cho bé!

Đăng ký học thử để trải nghiệm ngay hôm nay!
course_relate
Tắm bé - 10 ngày vàng chăm sóc trẻ sơ sinh
499.000đ 700.000đ
0/5 - (0 bình chọn)