Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Thuyên chuyển là gì? Quy định về việc thuyên chuyển công tác

Trên hành trình công việc của mình, chắc chắn ít nhiều ai cũng đã từng trải qua ít nhất một lần thuyên chuyển công việc, dù là công việc tạm thời hay ổn định. Thuyên chuyển công việc đối với người lao động là điều khó tránh khỏi vì nó có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Bài viết sau đây Unica sẽ giúp bạn hiểu rõ khái niệm thuyên chuyển là gì? Quy định chung về việc thuyên chuyển công tác? Cùng tìm hiểu ngay. 

Thuyên chuyển là gì?

Thuyên chuyển là quá trình điều động nhân sự từ một vị trí, bộ phận hoặc địa điểm làm việc này sang vị trí, bộ phận hoặc địa điểm khác trong cùng một tổ chức, doanh nghiệp. Đây là một hình thức điều chỉnh nhân sự nội bộ nhằm tối ưu hiệu quả công việc, khai thác đúng tiềm năng của người lao động hoặc đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty.

thuyên chuyển là gì

Thuyên chuyển là gì?

Việc thuyên chuyển có thể diễn ra theo nhiều hướng khác nhau như:

  • Thuyên chuyển ngang (ngang cấp bậc, khác bộ phận),

  • Thuyên chuyển lên (gắn liền với thăng chức),

  • Thuyên chuyển xuống (giảm trách nhiệm hoặc phù hợp hơn với năng lực hiện tại),

  • Thuyên chuyển địa điểm (làm việc tại chi nhánh khác).

Hiện nay, hoạt động thuyên chuyển có thể được diễn ra ở bất cứ cơ quan hay doanh nghiệp nào, bao gồm cả khối doanh nghiệp tư nhân lẫn khối doanh nghiệp nhà nước.

Ưu và nhược điểm của thuyên chuyển

Hoạt động thuyên chuyển công tác không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực mà còn mang đến cho người lao động nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích rõ rệt, việc thuyên chuyển cũng tiềm ẩn một số hạn chế nhất định. Cụ thể ưu nhược điểm của thuyên chuyển là gì.

Ưu điểm

Đối với người lao động:

  • Mở rộng cơ hội thăng tiến: Thuyên chuyển là bước đệm để tiếp cận những vị trí cao hơn hoặc môi trường làm việc giàu tiềm năng phát triển.

  • Tích lũy kinh nghiệm đa dạng: Làm việc ở nhiều phòng ban hoặc địa điểm khác nhau giúp nhân sự học hỏi thêm nhiều kỹ năng và góc nhìn mới.

  • Xây dựng mối quan hệ: Việc tiếp xúc với nhiều đồng nghiệp, quản lý khác nhau hỗ trợ nhân viên mở rộng mạng lưới quan hệ chuyên nghiệp.

  • Hạn chế sự nhàm chán trong công việc: Việc được “làm mới” môi trường làm việc có thể tạo động lực và năng lượng tích cực cho người lao động, giảm đi được sự nhàm chán trong công việc.

Thuyên chuyển công tác mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và người lao động

Thuyên chuyển công tác mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và người lao động

Đối với doanh nghiệp:

  • Sắp xếp nhân sự linh hoạt hơn: Giúp doanh nghiệp phân bổ nguồn lực phù hợp với từng dự án hoặc mục tiêu phát triển.

  • Tiết kiệm chi phí tuyển dụng: Thay vì tìm người mới, doanh nghiệp có thể sử dụng nhân sự nội bộ đã quen với văn hóa và quy trình làm việc.

  • Hình thức đào tạo hiệu quả: Thuyên chuyển cũng là một phương pháp đào tạo nhân sự thực tiễn, giúp họ phát triển qua trải nghiệm thực tế.

Nhược điểm

  • Khó khăn trong quá trình thích nghi: Người lao động cần thời gian để làm quen với môi trường, đồng nghiệp và công việc mới.

  • Nguy cơ nghỉ việc: Nếu sự thuyên chuyển không phù hợp với nguyện vọng cá nhân hoặc gây áp lực tâm lý, người lao động có thể từ bỏ công việc.

5 Mục đích chính của việc thuyên chuyểnThuyên chuyển công tác không đơn thuần là việc thay đổi vị trí làm việc của một nhân sự, mà còn là chiến lược cơ cấu nhân sự được doanh nghiệp áp dụng nhằm phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, mục đích của việc thuyên chuyển có thể bao gồm:

  • Đáp ứng yêu cầu chuyên môn: Một số vị trí công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn hoặc kỹ năng đặc thù mà nhân sự được thuyên chuyển có thể đảm nhiệm tốt hơn những người hiện tại.

  • Phân phối nhân sự hợp lý: Khi một bộ phận thiếu người trong khi bộ phận khác lại dư thừa, thuyên chuyển sẽ giúp cân bằng nguồn lực nội bộ mà không cần phải tuyển mới.

  • Giải quyết xung đột nội bộ: Trong những trường hợp mâu thuẫn cá nhân ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc, thuyên chuyển có thể được sử dụng như một biện pháp hữu hiệu giúp ổn định lại môi trường làm việc.

Thuyên chuyển nhân sự được áp dụng nhằm phục vụ nhiều mục đích khác nhau

Thuyên chuyển nhân sự được áp dụng nhằm phục vụ nhiều mục đích khác nhau

  • Tạo động lực làm việc mới: Thay đổi môi trường, vai trò hoặc địa điểm làm việc giúp nhân viên giảm thiểu đi cảm giác nhàm chán trong công việc. Từ đó, tái tạo động lực và tăng hiệu suất làm việc.

  • Đáp ứng nguyện vọng cá nhân: Một số trường hợp thuyên chuyển được thực hiện để hỗ trợ nhân viên giải quyết các vấn đề cá nhân như: chuyển nơi sinh sống, gần gia đình hơn hoặc thay đổi môi trường sống.

Quy định về việc thuyên chuyển công tác

Không phải trong bất cứ trường hợp nào việc thuyên chuyển công tác cũng là điều tất yếu, sẽ có những trường hợp được thuyên chuyển nhưng cũng có trường hợp không được thuyên chuyển. Cụ thể quy định chung về việc thuyên chuyển công tác như sau:

Trường hợp được thuyên chuyển công tác

  • Trường hợp doanh nghiệp đang gặp khó khăn về một số các nguyên nhân như: chảy nổ, thiên tai, sự cố điện nước, dịch bệnh, khắc phục sự cố lao động,... Trường hợp này doanh nghiệp được thuyên chuyển nhân sự nhưng tổng thời gian thuyên chuyển công việc không được vượt quá 60 ngày/ năm (trừ khi người lao động đồng ý).

  • Doanh nghiệp muốn thuyên chuyển công tác của một người lao động nào đó phải báo trước cho họ ít nhất 3 ngày. Đi kèm với đó là thời gian luân chuyển rõ ràng, vị trí sắp xếp ở địa điểm mới rõ ràng, chế độ phúc lợi phù hợp.

  • Người lao động bị thuyên chuyển công tác được nhận lương đúng theo vị trí mới. Trong trường hợp tiền lương ở vị trí mới thấp hơn vị trí cũ thì họ sẽ được nhận lương theo vị trí cũ trong vòng 1 tháng. Thêm nữa, lương chỗ mới cũng phải ít nhất lớn hơn 85% so với tổng lương cũ và không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo pháp luật quy định.

  • Trường hợp thời gian luân chuyển vượt quá 60 ngày nhưng người lao động vẫn chưa chấp nhận thì hai bên có thể thỏa thuận lại với nhau. Nếu không thỏa thuận được thì người lao động có thể chấm dứt hợp đồng lao động và sẽ viết - nộp đơn theo quy định. Lúc này người lao động sẽ phải bồi thường cho doanh nghiệp một khoản tiền.

Trường hợp không được thuyên chuyển công tác

  • Người lao động đang trong thời gian xem xét hoặc xử lý kỷ luật.

  • Người lao động đang bị thanh tra, kiểm tra, xác minh, truy tố, xét xử.

  • Đối tượng đang đi học tập trung từ 12 tháng trở lên.

  • Người lao động mắc bệnh hiểm nghèo đã được cơ quan thẩm quyền xác thực.

  • Lao động nữ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng.

  • Lao động nam đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng (lý do vợ mất hoặc một lý do khách quan nào đó).

  • Người lao động có thời gian công tác dưới 18 tháng cho đến khi nghỉ hưu.

Quy định về việc thuyên chuyển công tác

Quy định về việc thuyên chuyển công tác

So sánh thuyên chuyển và luân chuyển

Thuyên chuyển và luân chuyển cùng là hoạt động điều chuyển vị trí công tác. Tuy nhiên, luân chuyển và thuyên chuyển lại khác nhau ở mục đích, đối tượng và căn cứ pháp lý. Dưới đây là bảng so sánh cụ thể:

Tiêu chí so sánh

Luân chuyển 

Thuyên chuyển

Căn cứ pháp lý

Luật Viên chức

Luật Cán bộ công chức

Nghị định hướng dẫn thi hành Quyết định 98-QĐ/TW ngày 07/10/2017 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ

Luật Phòng, chống tham nhũng 36/2018/QH14

Nghị định 59/2019/NĐ-CP

Nghị định 134/2021/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung NĐ 59/2019/NĐ-CP)

Mục đích

Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ hiệu quả

Phát triển đội ngũ kế cận

Phòng ngừa tham nhũng

Bố trí nhân sự phù hợp với chuyên môn

Đối tượng

Cán bộ quản lý, lãnh đạo có năng lực, nằm trong quy hoạch của địa phương, đơn vị, cơ quan

Không luân chuyển người tại địa phương hoặc giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ tại cùng một đơn vị

Cán bộ, công chức, viên chức liên quan đến quản lý tài chính, tài sản nhà nước, thanh tra hoặc các vị trí dễ phát sinh tiêu cực

Thời hạn

Tối thiểu 36 tháng

Áp dụng với người còn ít nhất 10 năm công tác

Từ 2 đến 5 năm, tùy lĩnh vực hoặc ngành nghề

Quy trình

Thực hiện theo kế hoạch luân chuyển cán bộ định kỳ của tổ chức

Phải có danh mục vị trí chuyển đổi, kế hoạch đã phê duyệt và công khai trong đơn vị

Những điều cần làm khi thuyên chuyển công tác

Việc bị thuyên chuyển công tác có thể là một cú sốc ban đầu, nhưng nếu nhìn nhận một cách tích cực, đây cũng là cơ hội để bạn phát triển và chứng minh năng lực. Dưới đây là những điều bạn nên làm khi đối mặt với sự thay đổi này:

Hãy kiên nhẫn, sáng suốt

Khi nhận thông báo thuyên chuyển công tác, điều quan trọng đầu tiên là bạn phải giữ được sự bình tĩnh. Đừng vội hoang mang hay phản ứng tiêu cực. Hãy dành thời gian để tìm hiểu rõ nguyên nhân thuyên chuyển là gì.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên nhìn nhận lại bản thân một cách khách quan: gần đây bạn đã làm việc ra sao? Có thể hiện tốt vai trò của mình không? Việc soi chiếu lại hiệu suất làm việc sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn. Từ đó có định hướng điều chỉnh bản thân nếu cần. Hãy luôn giữ tâm thế cởi mở và có suy nghĩ tích cực. Biết đâu đây lại là bước ngoặt giúp bạn vươn xa hơn trong sự nghiệp.

Vui vẻ nhận sự giúp đỡ từ mọi người

Mỗi môi trường mới đều có những điều lạ lẫm, vì vậy đừng ngại nhận sự giúp đỡ từ đồng nghiệp. Khi mới được thuyên chuyển đến chỗ làm việc mới, việc chưa quen cách làm việc, chưa nắm rõ quy trình, hoặc chưa hiểu rõ văn hóa nội bộ ở nơi mới là điều hoàn toàn bình thường.

Việc đón nhận sự hỗ trợ một cách tích cực không chỉ giúp bạn thích nghi nhanh hơn mà còn thể hiện tinh thần cầu tiến và thái độ hợp tác . Đây chính là những phẩm chất được đánh giá rất cao trong môi trường chuyên nghiệp. Bạn hãy tạo dựng cho mình hình ảnh một người đồng nghiệp thân thiện, hòa đồng và cầu thị. Đây chính là nền tảng tốt để bạn phát triển lâu dài tại vị trí mới.

Vui vẻ và tích cực làm quen sẽ giúp bạn hòa đồng nhanh với môi trường làm việc mới

Vui vẻ và tích cực sẽ giúp bạn hòa đồng nhanh với môi trường làm việc mới

Chấp nhận khó khăn

Không phải lúc nào thuyên chuyển công tác cũng là điều dễ dàng, đặc biệt khi bạn phải rời xa môi trường đã quen thuộc để bắt đầu lại. Tuy nhiên hãy nhớ rằng, chính những thách thức này sẽ giúp bạn trưởng thành, học hỏi và hoàn thiện bản thân hơn.

Đừng e ngại việc phải làm thêm, phải học lại từ đầu hoặc đảm nhận trách nhiệm nặng hơn. Đôi khi, việc bạn dám nhận việc khó lại là cơ hội vàng để gây ấn tượng mạnh với cấp trên. Những người có tinh thần “lăn xả” luôn là nhân tố được doanh nghiệp đánh giá cao và trọng dụng.

Tin tưởng bản thân bạn có thể làm tốt

Khi có quyết định thuyên chuyển công tác bạn đừng quá buồn bã. Hãy thay đổi góc nhìn của bản thân, thuyên chuyển công tác không có nghĩa là bạn bị “đi xuống”, mà đây có khi lại là bước đệm để bạn tiếp cận với những cơ hội mới như: một dự án hấp dẫn, một bộ phận tiềm năng, hoặc vị trí gần hơn với lộ trình thăng tiến của bạn.

Điều quan trọng nhất khi thuyên chuyển công tác là giữ cho mình tinh thần lạc quan và niềm tin vào năng lực của bản thân. Bạn từng làm tốt ở vị trí cũ thì không lý do gì lại không thể làm tốt ở vị trí mới, miễn là bạn chủ động, nỗ lực và giữ vững tinh thần cầu tiến.

Học hỏi và hòa nhập

Đổi sang một môi trường làm việc mới dù bạn có tài giỏi như thế nào thì bạn cũng cần học hỏi thêm kiến thức và kỹ năng để bắt nhịp công việc một cách tốt nhất. Hãy quan sát cách đồng nghiệp xử lý công việc, lắng nghe chia sẻ từ người đi trước để hiểu rõ hơn về vị trí cũng như môi trường mới của mình, đừng ngại việc học hỏi người khác.

Ngoài việc chủ động và tích cực học hỏi, bạn cũng nên chủ động thể hiện tinh thần hòa nhập. Hãy tích cực tham gia các hoạt động chung, cởi mở trong giao tiếp và xây dựng mối quan hệ thân thiện với đồng nghiệp mới. Những hành động nhỏ như chủ động chào hỏi, bắt chuyện hoặc mời cà phê sẽ giúp bạn xóa đi khoảng cách ban đầu.

Chủ động thể hiện tinh thần học hỏi và hòa nhập

Chủ động thể hiện tinh thần học hỏi và hòa nhập

Thích nghi với môi trường văn hóa mới

Mỗi nơi làm việc sẽ có một văn hóa riêng từ giờ giấc, cách tổ chức công việc đến phong cách giao tiếp. Nếu bạn muốn phát triển lâu dài, điều quan trọng là phải linh hoạt thích nghi. Hãy quan sát thật kỹ cách mọi người làm việc, cách họ tương tác với cấp trên và đồng nghiệp, để điều chỉnh hành vi của mình phù hợp hơn. Việc nhanh chóng hòa nhập với văn hóa tổ chức sẽ giúp bạn không chỉ cảm thấy thoải mái mà còn phát huy được thế mạnh của bản thân trong môi trường mới.

Kết luận

Hiểu rõ khái niệm thuyên chuyển không chỉ giúp người lao động chủ động hơn trong hành trình nghề nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược nhân sự hiệu quả, linh hoạt. Dù là thử thách hay cơ hội, mỗi đợt thuyên chuyển đều mang theo những giá trị tích cực nếu chúng ta biết thích nghi và nắm bắt đúng cách. Vậy nên, hãy đón nhận thuyên chuyển bằng một tinh thần cầu tiến và sẵn sàng vươn xa hơn trong sự nghiệp của mình.

Trở thành hội viên
0/5 - (0 bình chọn)