Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

BSC là gì? Cách áp dụng BSC hiệu quả trong doanh nghiệp

Trước kia trong môi trường kinh doanh, việc đánh giá hiệu suất làm việc chủ yếu qua con số tài chính. Tuy nhiên cuộc sống càng phát triển thì các doanh nghiệp càng dần chuyển mình, tìm đến các biện pháp quản trị toàn diện hơn, tiêu biểu trong đó là BSC. BSC là công cụ quản trị đắc lực được rất nhiều các doanh nghiệp hiện nay áp dụng. Để hiểu cụ thể BSC là gì? Cách áp dụng BSC hiệu quả trong doanh nghiệp như thế nào? Mời bạn đọc cũng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.

BSC là gì?

BCS là viết tắt của cụm từ Balanced Scorecard dịch ra nghĩa trong tiếng Việt là “thẻ cân bằng điểm”. Đây là một công cụ quản trị chiến lược nền tảng, đóng vai trò như kim chỉ nam xuyên suốt quá trình doanh nghiệp thiết lập, triển khai và theo dõi hiệu quả thực thi chiến lược. Không chỉ dừng lại ở việc đo lường hiệu quả tài chính, BSC còn mở rộng góc nhìn tập trung tới 3 thước đo phi tài chính có ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của doanh nghiệp đó là: khách hàng, quy trình vận hành nội bộ, học tập – phát triển tổ chức.

Tìm hiểu về khái niệm BSC

Tìm hiểu về khái niệm BSC

Từ khóa “balanced” – cân bằng trong tên gọi không phải ngẫu nhiên mà có. Nó phản ánh tư duy chiến lược cân đối giữa chiến lược ngắn hạn và dài hạn, giữa mục tiêu tài chính và phi tài chính, giữa đầu vào và đầu ra, cũng như giữa những hành động mang tính nội bộ và những hoạt động hướng ra xã hội. Nhờ sự hài hòa này, doanh nghiệp có thể nhìn nhận tổng thể bức tranh vận hành, từ đó ra quyết định quản trị doanh nghiệp hiệu quả và bền vững hơn.

Lịch sử nguồn gốc ra đời của BSC

BSC là một công cụ quản trị chiến lược được phát triển bởi Tiến sĩ Robert Kaplan (Đại học Harvard) và Tiến sĩ David Norton, nhằm giúp các tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động một cách toàn diện hơn. Trước đây, hầu hết doanh nghiệp chỉ tập trung vào các chỉ số tài chính ngắn hạn để đo lường thành công. BSC ra đời như một bước tiến đột phá, khi đã bổ sung các yếu tố phi tài chính có tính chiến lược, từ đó hướng doanh nghiệp đến sự phát triển bền vững trong dài hạn.

Phương pháp quản trị BSC lần đầu tiên được giới thiệu trong các bài viết và công trình nghiên cứu của Kaplan và Norton, dựa trên nền tảng những nghiên cứu trước đó của Art Schneiderman tại Analog Devices. Họ nhận thấy các mô hình quản lý truyền thống còn nhiều bất cập và thiếu sự định hướng rõ ràng. BSC đã khắc phục điều đó bằng cách xác định cụ thể những gì doanh nghiệp cần đo lường để đạt được sự cân bằng giữa yếu tố tài chính và phi tài chính.

Kaplan và Norton đã mô tả điểm đổi mới của BSC như sau:

“Thẻ điểm cân bằng vẫn giữ các biện pháp tài chính truyền thống. Nhưng các thước đo tài chính kể câu chuyện về những sự kiện trong quá khứ, một câu chuyện thích hợp cho các công ty thời đại công nghiệp mà việc đầu tư vào năng lực dài hạn và mối quan hệ khách hàng không phải là yếu tố quan trọng để thành công. Tuy nhiên, các biện pháp tài chính này không phù hợp để hướng dẫn và đánh giá hành trình mà các công ty thời đại thông tin phải thực hiện để tạo ra giá trị trong tương lai thông qua đầu tư vào khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên, quy trình, công nghệ và đổi mới.”

Lịch sử nguồn gốc ra đời của BSC

Lịch sử nguồn gốc ra đời của BSC

Các lợi ích của Balanced Scorecard

Balanced Scorecard không chỉ là một công cụ quản trị chiến lược mà còn là chiếc "la bàn" giúp doanh nghiệp định hướng rõ ràng, tối ưu hóa nguồn lực và tăng tốc hiệu quả thực thi. Khi được áp dụng đúng cách, BSC mang lại hàng loạt lợi ích thiết thực giúp tổ chức vận hành thông minh hơn, chiến lược hơn và thành công bền vững hơn. Dưới đây là những giá trị cốt lõi mà BSC mang đến:

Lập kế hoạch chiến lược hiệu quả

BSC giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược một cách logic và bài bản hơn. Thông qua bản đồ chiến lược, các nhà quản lý sẽ dễ dàng xác định và kết nối những mục tiêu quan trọng bằng chuỗi quan hệ nhân - quả rõ ràng. Điều này không chỉ hỗ trợ quá trình lập kế hoạch mà còn đảm bảo mọi hoạt động đều xoay quanh tầm nhìn chung.

Cải thiện truyền thông doanh nghiệp

Khi chiến lược đã được lên kế hoạch rõ ràng trên một bức tranh tổng thể nhờ mô hình BSC, việc truyền thông (bao gồm cả nội bộ lẫn bên ngoài) sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều. Không chỉ giúp nhân viên và đối tác hiểu nhanh, nhớ lâu về định hướng và các mục tiêu trọng tâm, BSC còn giúp làm nổi bật ưu – nhược điểm của từng chỉ số, từ đó tăng tính thuyết phục và gắn kết trong toàn tổ chức.

Liên kết chặt chẽ các dự án khác nhau trong doanh nghiệp

BSC giúp các phòng ban, bộ phận trong doanh nghiệp có chung suy nghĩ, nói cùng một ngôn ngữ chiến lược. Khi mọi người cùng hướng về một mục tiêu chung, sự phối hợp để làm các dự án sẽ trở nên nhịp nhàng,thống nhất. Từ đó, hiệu quả làm việc sẽ tăng lên rõ rệt. Đây chính là nền tảng để tạo ra một tập thể gắn kết và linh hoạt hơn.

BSC giúp các phòng ban, bộ phận trong doanh nghiệp có cùng chung tiếng nói

BSC giúp các phòng ban, bộ phận trong doanh nghiệp có cùng chung tiếng nói

Cải thiện hiệu suất báo cáo

Nhắc đến lợi ích của BSC là gì không thể không nhắc đến khả năng tập trung vào các chỉ số hiệu suất then chốt (KPI). Việc tập chung vào chỉ số KPI giúp tổ chức dễ dàng theo dõi tiến độ thực hiện chiến lược. Báo cáokhông còn dàn trải mà tập trung đúng trọng tâm, chỉ ra điều gì đang hiệu quả, điều gì cần cải thiện, từ đó ra quyết định kịp thời và chính xác hơn.

Các quan điểm về mô hình BSC

Thẻ điểm cân bằng giúp doanh nghiệp nhìn nhận hiệu suất một cách toàn diện qua 4 góc độ cốt lõi. Mỗi góc độ là một mảnh ghép quan trọng trong bức tranh chiến lược tổng thể.

Quan điểm về tài chính

Quan điểm về tài chính là trọng tâm không thể thiếu trong bất kỳ hệ thống đánh giá hiệu quả nào. Góc nhìn tài chính giúp doanh nghiệp trả lời câu hỏi cốt lõi: "Chúng ta có đang tạo ra lợi nhuận và làm hài lòng cổ đông không?" Thông qua các chỉ số như doanh thu, lợi nhuận, tăng trưởng,… doanh nghiệp có thể nhìn lại kết quả từ những quyết định đã đưa ra và điều chỉnh chiến lược tài chính một cách hiệu quả hơn.

Quan điểm về khách hàng

Khách hàng là trung tâm trong mọi hoạt động kinh doanh. Góc nhìn này phản ánh cách doanh nghiệp được nhìn nhận từ phía khách hàng về chất lượng, giá cả, dịch vụ hay giá trị mang lại. Thông qua đó, tổ chức có thể hiểu rõ hơn mong đợi của khách hàng và linh hoạt thích nghi khi nhu cầu thị trường thay đổi nhằm nâng cao trải nghiệm và sự hài lòng.

Quy trình kinh doanh nội bộ

Để tạo ra giá trị cho khách hàng và đạt mục tiêu tài chính, doanh nghiệp cần vận hành hiệu quả các quy trình nội bộ. Góc nhìn này giúp xác định đâu là những quy trình quan trọng cần được tối ưu, đồng thời đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban nhằm gia tăng hiệu suất và cải thiện chất lượng đầu ra.

BSC tạo quy trình kinh doanh nội bộ hiệu quả

BSC tạo quy trình kinh doanh nội bộ hiệu quả

Thước đo học tập và phát triển

Trong một môi trường kinh doanh biến động không ngừng, khả năng đổi mới và thích nghi chính là yếu tố sống còn. Góc nhìn này tập trung vào việc phát triển năng lực đội ngũ, cải tiến quy trình và ứng dụng công nghệ. Nó trả lời cho câu hỏi: "Làm thế nào để tổ chức liên tục tiến bộ và duy trì lợi thế cạnh tranh?" – một nền tảng quan trọng để thực hiện chiến lược dài hạn một cách bền vững.

Ứng dụng BSC trong doanh nghiệp hiệu quả

Để mô hình BSC thực sự phát huy tác dụng, doanh nghiệp cần triển khai theo một lộ trình rõ ràng và khoa học. Dưới đây là 4 bước quan trọng để ứng dụng BSC một cách tối ưu, bạn hãy tham khảo nhé:

Bước 1: Kiểm soát chính xác các dữ liệu cần thiết

Trong bối cảnh dữ liệu tràn ngập, việc xác định chiến lược trọng tâm và đưa chúng vào một nền tảng quản lý tập trung là điều tiên quyết. Hãy giới hạn số lượng mục tiêu chiến lược (khoảng 10–15) để dễ theo dõi. Trước mỗi cuộc họp, hãy chuẩn bị sẵn câu hỏi xoay quanh các chỉ số, gửi tài liệu từ trước và yêu cầu các bên liên quan nắm rõ thông tin. Sau cuộc họp, mọi quyết định cần được ghi nhận rõ ràng và phân công thực hiện cụ thể, đồng thời theo dõi tiến độ qua từng cột mốc dự án.

Bước 2: Đo lường và đánh giá các yếu tố mục tiêu

Để đo lường cũng như để đánh giá mục tiêu chính xác, bạn có thể sử dụng các hệ thống ký hiệu với các loại màu sắc khác nhau để đánh dấu các yếu tố mục tiêu. Ví dụ: 

  • Đỏ: Mục tiêu đang gặp trở ngại, cần hỗ trợ hoặc bổ sung nguồn lực

  • Vàng: Mục tiêu đang dần đúng hướng, có thể tự điều chỉnh

  • Xanh lá: Mọi việc đang tiến triển tốt, mục tiêu đi đúng lộ trình

Lưu ý: Việc đánh giá cần đảm bảo khách quan, thậm chí nên có hội đồng đánh giá độc lập nếu cần thiết để tăng độ chính xác.

Đo lường và đánh giá các yếu tố mục tiêu

Đo lường và đánh giá các yếu tố mục tiêu

Bước 3: Dựa vào KPI để đánh giá định kỳ các yếu tố mục tiêu

KPI là công cụ mạnh mẽ để đo lường hiệu quả công việc và mức độ bám sát chiến lược. Khi kết hợp BSC với phần mềm đánh giá KPI, doanh nghiệp sẽ dễ dàng phân bổ trách nhiệm, theo dõi hiệu quả theo từng mục tiêu cụ thể và nhanh chóng điều chỉnh khi cần thiết.

Bước 4: Kết nối các mục tiêu với nhau

Để chiến lược không chỉ nằm trên giấy, doanh nghiệp hãy gắn KPI vào từng nhiệm vụ cụ thể của nhân viên. Sau đó, liên kết các mục tiêu lại với nhau bằng các mũi tên thể hiện mối quan hệ nhân – quả. Việc này giúp doanh nghiệp không chỉ đo lường từng phần riêng lẻ mà còn theo dõi được toàn bộ chuỗi tác động trong bức tranh chiến lược tổng thể.

Ví dụ áp dụng Balanced Scorecard

Trong bài viết nổi tiếng năm 1993 "Putting the Balanced Scorecard to Work", Kaplan và Norton đã nêu bật một số doanh nghiệp áp dụng hiệu quả mô hình thẻ điểm cân bằng, trong đó có Apple Computer. Đây là một trong những ví dụ điển hình cho việc mở rộng tư duy quản trị chiến lược vượt ra ngoài các chỉ số tài chính truyền thống.

Mục tiêu của Apple khi áp dụng BSC:

Apple không chỉ tập trung vào tỷ suất lợi nhuận gộp, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay thị phần, mà còn muốn xây dựng một hệ thống đo lường toàn diện giúp liên kết chiến lược dài hạn với hoạt động thực tiễn hàng ngày.

Cách Apple xây dựng thẻ điểm cân bằng:

Góc nhìn Tài chính (Financial Perspective)

  • Mục tiêu: Tăng giá trị cổ đông.

  • Hành động: Thay vì chỉ chú trọng lợi nhuận ngắn hạn, Apple ưu tiên các khoản đầu tư chiến lược nhằm tạo ra giá trị lâu dài cho cổ đông.

Apple áp dụng hiệu quả mô hình thẻ điểm cân bằng

Apple áp dụng hiệu quả mô hình thẻ điểm cân bằng

Góc nhìn Khách hàng (Customer Perspective)

  • Mục tiêu: Nâng cao sự hài lòng và tăng thị phần.

  • Hành động: Apple chuyển đổi từ công ty định hướng công nghệ sang lấy khách hàng làm trung tâm. Họ triển khai các cuộc khảo sát riêng để hiểu rõ hơn từng phân khúc thị trường và hành vi người dùng toàn cầu.

Góc nhìn Quy trình nội bộ (Internal Business Processes)

  • Mục tiêu: Tập trung phát triển các năng lực cốt lõi.

  • Hành động: Apple đầu tư vào giao diện người dùng thân thiện, kiến trúc phần mềm ổn định và hệ thống phân phối hiệu quả – những điểm mạnh tạo nên sự khác biệt của Apple so với các đối thủ.

Góc nhìn Học hỏi và Phát triển (Learning and Growth)

  • Mục tiêu: Đo lường mức độ cam kết và sự phù hợp của nhân viên với chiến lược.

  • Hành động: Apple tiến hành các khảo sát nội bộ quy mô lớn và khảo sát ngẫu nhiên nhằm đánh giá mức độ hiểu biết và gắn kết của nhân viên với tầm nhìn chiến lược của công ty.

Kết luận điểm nổi bật của việc Apple áp dụng BCS:

  • Apple đã vượt qua cách tiếp cận truyền thống - dựa vào chỉ số tài chính để xây dựng một hệ thống quản trị chiến lược toàn diện.

  • Họ sử dụng Balanced Scorecard như một công cụ đo lường và điều phối các yếu tố cốt lõi: tài chính, khách hàng, vận hành và con người.

Nhờ vậy, Apple không chỉ tăng trưởng bền vững mà còn duy trì được vị thế dẫn đầu trong ngành công nghệ suốt nhiều thập kỷ.

Kết luận

Như vậy, Unica đã chia sẻ với bạn tổng quan BSC là gì? Cách áp dụng BSC hiệu quả trong doanh nghiệp. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã có thêm góc nhìn chiến lược để khai thác tối đa tiềm năng tổ chức, thúc đẩy cải tiến liên tục và tạo lợi thế cạnh tranh vững chắc trong hành trình phát triển dài hạn.

Trở thành hội viên
0/5 - (0 bình chọn)