Bổ sung sắt cho bà bầu là một yếu tố quan trọng. Bởi vì, nếu không được cung cấp đủ lượng sắt thiết yêu hằng ngày, cơ thể mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Vậy, cần bổ sung các thực phẩm giàu sắt nào cho mẹ khi mang thai? Hãy cùng UNICA tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tại sao phải bổ sung sắt khi mang thai?
Việc bổ sung sắt rất cần thiết trong thời gian mang thai và giai đoạn tiền thụ thai. Vì nhu cầu sắt trong quá trình mang thai tăng gấp 6 lần để tạo thêm máu cho trẻ phát triển, trong khi đó, dự trữ sắt trong cơ thể phụ nữ thường thấp do bị mất máu hàng tháng qua kỳ kinh nguyệt.
Tình trạng tử vong trong lúc sinh ở những bà mẹ thiếu máu thường hơn so với bà mẹ bình thường. Phụ nữ thiếu máu thường sinh non và tăng khả năng trẻ sơ sinh tử vong. Chính vì vậy, việc bổ sung sắt cho bà bầu là việc không thể thiếu để tạo thêm máu cho cơ thể mẹ và thai nhi.
Khi cơ thể mẹ được tiếp nhận đủ chất sắt, có thể ngăn ngừa tình trạng thiếu máu gây mệt mỏi do thiếu sắt. Bên cạnh đó, sắt còn đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất nhiều loại enzym cần thiết, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Mẹ bầu cung cấp đủ sắt sẽ hạn chế được nguy cơ gặp biến chứng thai kỳ.
>>> Xem thêm: “Nguyên tắc vàng” khi chọn sữa cho bà bầu 3 tháng đầu
Bà bầu cần bổ sung sắt để khỏe mạnh hơn
Các loại thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu
1. Thịt đỏ
Chất sắt thường có nhiều trong thịt động vật, đặc biệt là loại thịt đỏ như thịt bò, thịt heo, thịt cừu… Thịt càng sẫm màu càng chứa nhiều chất sắt, do đó, mẹ hãy bổ sung loại thực phẩm này vào thực đơn hằng ngày của mình.
2. Gan và nội tạng động vật
Thực phẩm bổ sung sắt cho mẹ bầu ngoài thịt thì còn có gan và nội tạng động vật. Những loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt phổ biến và dễ chế biến là gan, thận, não và tim. Đây còn là loại thực phẩm giàu vitamin A, vitamin B, đồng, selen, protein, nhất là choline rất tốt cho sự hình thành và phát triển trí não của thai nhi.
Mang thai chính là niềm hạnh phúc nhất mà mỗi người phụ nữ được Thượng Đế ban tặng. Tuy nhiên, quá trình này sẽ khiến cơ thể và tâm lý của mẹ thay đổi nên bạn cần chuẩn bị kiến thức khi mang thai để vượt qua giai đoạn này. Hiểu được điều đó, khóa học online này sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản khi mang thai để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh trong suốt thai kỳ. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
3. Động vật thân mềm
Động vật thân mềm là những loài sống dưới nước có vỏ cứng như sò, ốc, trai, nghêu… Chúng thường được chế biến thành những món ăn và bổ dưỡng vì giúp bổ sung sắt cho bà bầu rất hiệu quả.
>>> Xem thêm: Lưu ý khi lựa chọn thực phẩm cho bà bầu
Có rất nhiều thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu
4. Rau chân vịt
Rau chân vịt hay còn được gọi là cải bó xôi, giống như các loại rau có lá xanh đậm, đây là loại rau chứa nhiều chất sắt nhưng rất ít calo, thích hợp cho các mẹ bầu muốn tránh béo phì. Tuy nhiên, chất sắt trong rau chân vịt sẽ khó hấp thụ hơn so với chất sắt từ động vật, nhưng chúng rất giàu vitamin C, điều này làm tăng lượng sắt được hấp thụ.
5. Bông cải xanh
Bông cải xanh là loại thực phẩm rất bổ dưỡng, đây cũng là nguồn cung cấp chất sắt khá tốt cho phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, bông cải xanh cũng chứa nhiều folate, vitamin K và một lượng lớn chất xơ.
6. Các loại đậu
Các loại đậu như đậu xanh, đậu Hà Lan và đậu nành, đậu hũ… là nguồn cung cấp protein và chất sắt tuyệt vời cho mẹ bầu và người ăn chay. Không những thế, chế biến các món ăn từ các loại đậu sẽ giúp mẹ không phải tiêu thụ quá nhiều calories, thay vào đó sẽ cung cấp lượng lớn chất xơ hòa tan.
7. Hạt bí ngô
Bổ sung sắt cho bà bầu không thể bỏ qua hạt bí ngô. Đây là loại hạt thường dùng như một món ăn nhẹ, ngon miệng và tiện sử dụng. Hơn nữa, hạt bí ngô còn cung cấp vitamin K, kẽm, mangan, magie giúp giảm nguy cơ đề kháng insulin, tiểu đường và trầm cảm.
8. Socola đen
Một nguồn cung cấp chất sắt khác khá ngạc nhiên là socola đen. Đây là một món ăn yêu thích của rất nhiều người, trong đó có cả mẹ bầu. Ngoài ra, socola đen còn có hoạt tính chống oxy hóa cao, có lợi đối với cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch.
Tiêu thụ chất sắt như thế nào là tốt nhất?
- Chất sắt từ thức ăn động vật có khả năng hấp thụ tốt hơn so với thức ăn từ thực vật. Do đó, mẹ bầu hãy ưu tiên ăn nhiều thịt, cá, trứng để tăng cường thể lực cho mẹ và cung cấp dưỡng chất cho thai nhi.
Chất sắt từ thức ăn động vật có khả năng hấp thụ tốt hơn so với thức ăn từ thực vật
- Việc hấp thụ sắt sẽ hiệu quả hơn khi mẹ bầu tiêu thụ đồng thời nhiều loại thực phẩm giàu canxi C sau bữa ăn. Sự lựa chọn đa dạng cho sản phụ chính là các loại trái cây như: ổi, cam, quýt, bưởi, cà chua, đu đủ…
- Việc bổ sung sắt cho bà bầu sẽ bị hạn chế nếu mẹ bầu dùng chung với những chất làm ức chế hấp thụ sắt như chất tannin có trong trà, chất phytat có trong ngũ cốc thô. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên hạn chế dùng các sản phẩm từ sữa vì các sản phẩm này ngăn chặn sự hấp thụ chất sắt từ thực phẩm, đặc biệt là đối với phụ nữ, nếu dùng thì nên dùng cách xa bữa ăn chính.
- Với những sản phụ gặp vấn đề thiếu máu hồng cầu nhỏ do thiếu sắt nổi bật, không cải thiện với các chế độ ăn đơn thuần thì nên dùng thêm viên thuốc sắt. Hãy chọn loại có phối hợp acid folic giúp đề phòng các dị tật bẩm sinh thai nhi do thiếu acid folic như thai vô sọ, cột sống chẻ đôi…
Mẹ bầu nên uống loại sắt nào?
Ngoài các loại thực phẩm có chứa nhiều sắt, mẹ bầu cũng nên tăng cường bổ sung các loại thuốc sắt theo chỉ định của bác sĩ để cung cấp lượng sắt cần thiết cho cơ thể.
Thuốc sắt được thể hiện dưới 2 dạng: sắt vô cơ (Sắt sulfate) và sắt hữu cơ (Sắt fumarate và sắt gluconate). Trong đó, sắt hữu cơ có ưu điểm là ít gây táo bón, tiêu hóa ổn định và dễ hấp thu.
Có thể kể tân một số viên thuốc chứa sắt phổ biến như: sắt Oxlate, sắt Gluconat, sắt Fumarat....
Hiện nay trên thị trường, thuốc sắt được chia làm hai dạng là dạng viên và dạng nước. Sắt dạng viên có ưu điểm là không gây buồn nôn, tiện lợi, dễ sử uống nhưng gây nóng. Còn sắt dạng nước ít gây nóng, dễ hấp thu, ít gây táo bón nhưng dễ gây buồn nôn cho người sử dụng.
Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề bổ sung sắt cho bà bầu. Hy vọng rằng, qua bài viết này, các mẹ sẽ biết cách biết cách bổ sung chất sắt từ thực phẩm để cung cấp đầy đủ năng lượng cho thai kỳ.