Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

10 Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi dinh dưỡng nhất

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi cần phải đa dạng và bổ dưỡng để bé cảm thấy ngon miệng khi bắt đầu làm quen với thức ăn. Vậy, làm thế nào để xây dựng một chế độ ăn dặm cho bé vừa thơm ngon lại bổ dưỡng, hãy cùng UNICA tham khảo qua bài viết dưới đây.

Nguyên tắc cho trẻ ăn dặm

- Cho trẻ ăn từ ít đến nhiều: Do hệ tiêu hóa của bé còn yếu nên mẹ có thể tập cho bé ăn bột với ½ bát ăn cơm mỗi bữa, một ngày cho bé ăn từ 1 đến 2 bữa.
- Cho bé ăn từ loãng đến đặc: Khi mới cho trẻ ăn dặm, mẹ nên pha loãng bột cho con.

thuc-don-an-dam-cho-be-6-thang-tuoi.2.jpg

Khi trẻ bắt đầu ăn dặm mẹ nên cho bé ăn thức ăn từ loãng đến đặc

- Cho con ăn từ ngọt đến mặn: Với thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé ăn bột gạo, bột yến mạch... nấu cùng rau, củ, quả mà không nêm thêm gia vị. Từ 2 đến 4 tuần sau đó, mẹ có thể nấu bột mặn cho bé như bột cùng với thịt, cá...

Một số thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi

1. Khoai lang nghiền

Khoai lang là món ăn quen thuộc trong thực đơn ăn dặm của trẻ của trẻ 6 tháng tuổi, với món khoai lang nghiền này, mẹ chỉ cần chuẩn bị 1 củ khoai lang nhỏ, gọt sạch bỏ vỏ, sau đó thái nhỏ và ngâm vào nước để hết nhựa và thực hiện những bước sau:

- Bước 1: Ngâm khoai lang trong nước 10, vớt ra để ráo nước.

- Bước 2: Luộc chín mềm và nghiền qua rây để hỗn hợp được sánh mịn.

- Bước 3: Cho thêm 1 ít nước vào hỗn hợp và đun sôi, mẹ nên vừa đun vừa khuấy đều cho đến khi cháo sánh mịn, thơm ngậy.

2. Cháo bí đỏ nghiền

Bí đỏ là loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin A và C… đây là những dưỡng chất rất tốt cho mắt, xương, hệ tiêu hóa, tim mạch và não bộ của trẻ. Vì vậy, mẹ nên bổ sung thêm cháo bí đỏ vào thực đơn ăn dặm cho bé.

- Bước 1: Gọt vỏ bí đỏ, rửa sạch, sau đó thái nhỏ và hấp chín.

- Bước 2: Khi bí đỏ chín, mẹ hãy dùng thìa nghiền nhỏ và lọc qua rây để bỏ phần xơ.

- Bước 3: Sau khi nghiền bí đỏ, cho chúng vào nồi, cho thêm một phần nước để hỗn hợp loãng ra, đun trên lửa nhỏ, vừa đun mẹ vừa khuấy đều cho đến khi cháo sôi có thể tắt bếp và để nguội.

>>> Xem ngay: Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi mẹ nên biết

thuc-don-an-dam-cho-be-6-thang-tuoi3.jpg

Cháo bí đỏ nghiền là một trong những thực đơn ăn dặm khá phổ biến

3. Cháo sườn non với củ quả

Để làm được thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi với sườn non và củ quả mẹ nên chuẩn bị gạo non, sườn heo non, cà rốt, đậu cô ve và gia vị.

- Bước 1: Luộc sườn non 10 phút rồi bỏ nước đầu.

- Bước 2: Rửa sạch sườn, ninh cùng gạo.

- Bước 3: Luộc chín đậu cô ve, cà rốt sau đó băm nhỏ.

- Bước 4: Cho sườn, cà rốt, đậu cô ve vào cháo, trộn đều và nêm gia vị, mẹ nên nêm gia vị nhạt hơn.

4. Cháo tôm, rau dền

Tôm là loại thực phẩm chứa nhiều canxi, protein, Vitamin A, D, do đó mẹ hãy thêm món ăn này vào thực đơn ăn dặm cho trẻ. Để có thể làm được món cháo tôm với rau dền, mẹ cần thực hiện theo các bước:

- Bước 1: Rửa sạch tôm, bóc vỏ, bỏ đầu, bỏ chỉ ở bụng và sống lưng.

- Bước 2: Rau dền thái nhỏ.

- Bước 3: Xào tôm với tỏi sau đó cho cháo vào nấu nhừ cho đến khi chín cho rau dền vào và nấu sôi 5 phút và tắt bếp.

thuc-don-an-dam-cho-be-6-thang-tuoi-8.jpg

Cháo tôm rau dền

5. Cháo cá hồi và cải bó xôi

Cháo cá hồi là trong những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng dành cho bé ăn dặm. Một nồi cháo hồi nấu đúng cách sẽ được nấu như sau:

- Bước 1: Cá hồi rửa sạch, sau đó bỏ lớp da và ngâm với muối loãng khoảng 30 phút.

- Bước 2: Rửa sạch, tiếp tục ngâm với sữa tươi không đường để giảm mùi tanh của cá. Sau đó, hấp với 1 chút gừng, xả cho đến khi cá chín, lấy dĩa dầm nát cá.

- Bước 3: Rửa sạch cải bó xôi và thái nhỏ.

- Bước 4: Nấu cháo chín và cho cá hồi, cải bó xôi và tiếp tục nấu sôi thêm 5 phút và tắt bếp. Sau đó, cho cháo ra bát và thêm vào 1 thìa dầu oliu.

6. Cháo cà rốt nghiền

Cà rốt nghiền có hàm lượng Beta - Carotene phong phú giúp trẻ thông minh, sáng mắt trong giai đoạn 6 tháng tuổi. Cách thực hiện như sau:

- Bước 1: Mẹ nấu cháo trắng cho bé theo tỷ lê 10 muống nước + 1 muỗng gạo. Mẹ hầm chín cháo rồi dùng rây lọc đi lọc lại nhiều lần cho mịn.

- Bước 2: Cà rốt mẹ chọn củ còn tươi, gọt vỏ rửa sạch và mang đi hấp chín. Sau đó cho vào máy xay sinh tố nghiền cho thật nhỏ. Lọc lại bằng rây để bỏ đi phần lợn cợn của cà rốt.

- Bước 3: Trộn cháo và cà rốt là bé có thể thưởng thức được. 

thuc-don-an-dam-cho-be-6-thang-tuoi-7.jpg

Cháo cà rốt

7. Cháo rau chân vịt

Hàm lượng Kali, sắt cho trong rau chân vit có tác dụng vô cùng tuyệt vời đối với sự phát triển của não bộ. Cách thực hiện như sau:

- Bước 1: Mẹ nấu cháo trắng cho bé theo tỷ lê 10 muống nước + 1 muỗng gạo. Mẹ hầm chín cháo rồi dùng rây lọc đi lọc lại nhiều lần cho mịn.

- Bước 2: Rau chân vịt chọn phần lá tươi, rửa sạch và mang đi hấp chín. Sau đó xay nhuyễn với máy xay sinh tố.  Lọc lại bằng rây để bỏ đi phần lợn cợn của rau.

- Bước 3: Trộn nước rau chân vịt với cháo là bé có thể thưởng thức được. 

8. Khoai tây nghiền 

Món khoai tây nghiền rất dễ ăn giúp cho bé có thể dễ dàng tiêu hóa trong giai đoạn ăn dặm. Cách thực hiện như sạu:

- Bước 1: Khoa tây bạn chọn củ tươi, gọt sạch vỏ, rửa sạch và mang đi hấp chín. Sau đó dùng dĩa tán cho khoai tây được nhuyễn.

- Bước 2: Trộn sữa công thức hoặc sữa mẹ vào khoai tây đã nghiền để tạo thành hỗn hợp đặc hơn sữa mẹ là bé có thể thưởng thức được. 

thuc-don-an-dam-cho-be-6-thang-tuoi-5.jpg

Khoai tây nghiền

9. Bơ trộn sữa công thức

Bơ là một loại thực phẩm mang lại rất nhiều công dụng tuyệt vời. Vì thế, mẹ có thể đưa món này vào thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi để giúp trẻ thông minh, tiêu hóa tốt. Cách thực hiện như sau:

- Bơ chọn quả chín, sau đó bỏ đi phần vỏ, thái nhỏ. Dùng dĩa hoặc máy xay sinh tố nghiền cho thật nhuyễn.

- Trộn bơ với sữa công thức và cho bé thưởng thức. 

10. Cháo ngô ngọt

- Bước 1: Mẹ nấu cháo trắng cho bé theo tỷ lê 10 muống nước + 1 muỗng gạo. Mẹ hầm chín cháo rồi dùng rây lọc đi lọc lại nhiều lần cho mịn.

- Bước 2: Ngô ngọt bỏ râu, rửa sạch, tách lấy phần hạt và mang đi hấp chín. Sau đó dùng máy say xinh tố xay nhuyễn ngô. Lọc lại bằng rây để bỏ đi phần lợn cợn của ngô.

- Bước 3: Trộn cháo đã rây với ngô ngọt là bé có thể thưởng thức được. 

>>> Xem ngay: Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng kiểu Nhật mẹ cần biết

thuc-don-an-dam-cho-be-6-thang-tuoi-1.jpg

Cháo ngô ngọt

Khi nào nên cho bé ăn dặm?

Trong giai đoạn 6 tháng đầu đời, sữa là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời giúp trẻ tiêu hóa tốt, phát triển khỏe mạnh. Thế nhưng khi bước sang giai đoạn 6-7 tháng, bé cần nhiều dưỡng chất hơn để đáp ứng được nhu cầu phát triển của cơ thể. Vì vậy, mẹ nên chuẩn bị cho mình những kiến thức để hỗ trợ bé có thể làm quen với giai đoạn ăn dặm một cách dễ dàng. Mẹ có thể cho bé ăn dặm vào giai đoạn 6 tháng nếu thấy bé có những biểu hiện như sau:

- Dù đã bú 8-10 cữ/1 ngày nhưng bé vẫn chưa no và có nhu cầu ăn nhiều hơn.

- Bé thường xuyên có hành động nhai khi thấy người lớn ăn.

- Bé thường có động tác vồ lấy thức ăn và cho vào miệng.

- Bé thường xuyên gặm tay.

- Bé tỏ ra hợp tác khi được đưa thức ăn vào miệng. 

thuc-don-an-dam-cho-be-6-thang-tuoi-9.jpg

Lưu ý trong giai đoạn bé ăn dặm

Lưu ý khi lên thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi

- Khi thực hiện cách nấu bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi nêu trên, mẹ cần chú ý đảm bảo các nguyên liệu đều được xay nhuyễn, tán mịn, có như vậy trẻ mới có thể tiêu hóa dễ dàng. 

- Mẹ cũng chỉ nên sử dụng dầu olive vào món cháo của bé, tránh nêm nếm thêm gia vị. Bởi khi trẻ mới được 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa và thận của bé còn yếu, việc cho bé ăn muối sẽ khiến gây nên những rối loạn và tác động tiêu cực đến sức khỏe của bé yêu. Do đó, mẹ cần cân nhắc kỹ vấn đề này. 

- Lựa chọn các nguồn thực phẩm đa dạng, an toàn để cung cấp đủ dưỡng chất cho bé

- Không sử dụng lại thức ăn đã nấu cho các bữa ăn dặm tiếp theo vì bé có thể bị ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. 

- Quan sát những biểu hiện của bé trong giai đoạn ăn dặm để xem bé có dị ứng với nhóm thực phẩm nào hay không

Trên đây là một số nguyên tắc cũng như thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi mà UNICA đã chia sẻ. Chắc chắn sau bài viết này, các mẹ sẽ biết cách xây dựng thực đơn ăn dặm cho con đầy dinh dưỡng. Cùng với đó, mẹ cũng có thể tìm hiểu thêm về các phương pháp ăn dặm đặc biệt, giúp đảm bảo chế độ dinh dưỡng, giúp trẻ phát triển toàn diện như BLW, ăn dặm truyền thống hay Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật.

[Tổng số: 3 Trung bình: 2]

Tags: