Trẻ khóc đêm không rõ nguyên nhân khiến nhiều mẹ bỉm sữa lo lắng. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ giúp các mẹ biết được nguyên nhân khiến bé yêu khóc đêm cũng như cách khắc phục tình trạng này hiệu quả được chia sẻ từ các chuyên gia qua bài viết dưới đây:
1. Trẻ khóc đêm không rõ nguyên nhân
Nhiều trường hợp trẻ khóc đêm mà không rõ nguyên nhân sẽ biến mất vào một ngày nào đó. Hành trình chăm sóc con vô cùng vất vả nên đòi hỏi mẹ cần kiên nhẫn. Nếu thấy trẻ khóc đêm mẹ cần giữ bình tĩnh và cố gắng tìm mọi cách giúp con thoải mái như: chơi với con, massage cho trẻ.
Khóc đêm là hiện tượng xảy ra bình thường và không có gì đáng lo ngại ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu trường hợp này kéo dài hoặc kèm theo các dấu hiệu bất thường sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, nếu biết rõ nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm thì các mẹ sẽ khắc phục được tình trạng này.
Khóc đêm là hiện tượng xảy ra bình thường và không có gì đáng lo ngại ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
2. Khi nào trẻ quấy khóc đêm là bình thường?
Trong khoảng thời gian từ khi trẻ mới chào đời đến khi được 8 tuần tuổi, trẻ thường quấy khóc khoảng 3 tiếng mỗi ngày. Việc khóc đêm được xem là một dấu hiệu cho thấy sự phát triển của trẻ trong những tháng đầu tiên sau khi làm quen với môi trường ngoài bụng mẹ.
Tình trạng trẻ quấy khóc đêm không rõ nguyên nhân sẽ giảm dần khi trẻ được 4 tháng trở lên. Nguyên nhân là do trẻ đã thích nghi được với môi trường và cha mẹ cũng nắm được những thói quen để chăm sóc trẻ tốt hơn.
Trẻ khóc đêm được cho là bình thường nếu không có các dấu hiệu đi kèm như: co giật, mộng du, hoảng sợ, khóc thét, ngủ ngáy. Nếu bé yêu nhà bạn có những dấu hiệu này, mẹ cần cho con đến cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân chính xác nhất, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp.
3. Khi nào trẻ khóc đêm là bất thường?
Khi trẻ khóc đêm kèm theo những biểu hiện sau đây thì có thể coi là bất thường: Trẻ hay giật mình, khóc thét hoặc hoảng sợ lúc nửa đêm. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên trong một khoảng thời gian dài thì rất có thể là do nguyên nhân bệnh lý. Cha mẹ có thể đưa trẻ đi khám để không gây ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần và tinh thần của trẻ.
Ngoài ra trẻ khóc đêm được coi là bất thường khi có những biểu hiện cụ thể như sau:
- Khóc lâu, khóc dai dẳng trong 2-3 giờ đồng hồ và kéo dài 2-3 tuần.
- Trẻ khóc kèm theo biểu hiện co 2 đầu gối gập vào bụng
- Cơ thể trẻ mệt mỏi, khó chịu, hay ra mồ hôi trộm
- Trẻ bị nôn, bỏ bú, ưỡn người.
>>> Xem ngay: 8 Điều con cái muốn bố mẹ hiểu
Khi nào trẻ khóc đêm là bất thường?
Chăm sóc con như chuyên gia hàng đầu bằng cách đăng ký khóa học online qua video. Khóa học cung cấp cho các bậc phụ huynh kỹ năng để bảo vệ sức khỏe cho con. Cách chăm sóc sức khỏe cho bé thật tốt khi đau ốm, chế độ dinh dưỡng an toàn và bí quyết nuôi dạy con ngoan, khỏe, thông minh.
4. Trẻ khóc đêm ảnh hưởng như thế nào để cơ thể?
- Trẻ hay khóc đêm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ là trẻ chậm phát triển về mặt thể chất và trí tuệ, làm giảm khả năng nhận thức.
- Trẻ chậm phát triển về chiều cao, cân nặng do Hormone tăng trưởng bị cản trở hoạt động.
- Sức đề kháng và hệ miễn dịch giảm do cơ thể mệt mỏi vì ngủ không đủ giấc.
- Dễ bị huyết áp cao do tăng áp lực lên vùng máu não
- Trẻ khóc đêm quá nhiều còn khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, Stress sau sinh và làm ảnh hưởng đến khả năng và chất lượng sữa.
5. Nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm
Nếu trẻ khóc đêm không rõ nguyên nhân, mẹ cần theo dõi con thật kỹ lưỡng để tìm ra nguyên nhân khiến con khóc đêm, để từ đó có cách xử lý hiệu quả nhất. Ngoài những nguyên nhân thông thường như: đèn ngủ quá sáng, trẻ chưa thích nghi được với môi trường ngoài bụng mẹ thì còn những vấn đề khác có thể khiến trẻ khóc đêm. Cụ thể như sau:
Trẻ bị căng thẳng thần kinh
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, hệ thần kinh còn rất yếu, nên rất dễ bị căng thẳng bởi các tác động từ môi trường xung quanh. Biểu hiện rõ nhất khi trẻ bị căng thẳng thần kinh chính là trẻ thường xuyên quấy khóc dai dẳng vào ban đêm.
Trẻ khóc đêm có thể là do bị căng thẳng thần kinh
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc sau khi ăn là do trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Một số vấn đề về xảy ra ở đường tiêu hóa của trẻ như: đầy hơi, đau bụng, sẽ khiến trẻ khóc và quấy vào ban đêm mà không dỗ dành được.
Rời mẹ đột ngột
Tình trạng khóc đêm của trẻ có thể là do mẹ đột ngột xa nhà hoặc thay đổi bảo mẫu làm cho bé bất an, lo lắng. Để giúp trẻ nhanh chóng thích ứng với hoàn cảnh mới, người thân của trẻ cần an ủi, vỗ về trẻ một cách nhẹ nhàng để trẻ giúp bé an tâm hơn.
Trẻ hoạt động quá mức
Hệ thần kinh của trẻ chưa phát triển toàn diện, khả năng ức chế còn kém, nếu trẻ hoạt động quá sức vào ban ngày sẽ làm cho não bộ vẫn trong trạng thái hưng phấn và khiến trẻ đột nhiên la hét khi đang ngủ hoặc nói mơ.
Trẻ bị nghẹt mũi
Trẻ mới sinh hoặc trẻ đang bị cảm thường xuất hiện nhiều vảy mũi trong khoang mũi làm cho trẻ bị nghẹt mũi, khó thở và bắt buộc trẻ phải thở bằng miệng. Bên cạnh đó, sự tác động của không khí khô bên ngoài tác động đến cổ họng khiến trẻ ho khan, sự khó chịu sẽ tăng lên gấp đôi, từ đó trẻ sẽ quấy khóc. Do đó, mẹ cần vệ sinh mũi cho con sạch sẽ để trẻ hít thở dễ dàng và ngủ ngon hơn.
Nhiệt độ phòng ngủ, tiếng ồn
Nếu trẻ khóc đêm không rõ nguyên nhân thì có khả năng nhiệt độ phòng ngủ làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Nếu trẻ ngủ trong nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến trẻ khó chịu, không thoải mái, khó ngủ và quấy khóc. Ngoài ra, những âm thanh có công suất lớn hoặc bất ngờ phát ra sẽ khiến trẻ giật mình và quấy khóc.
>>> Xem ngay: Trẻ sơ sinh thiếu canxi - Nguyên nhân và cách bổ sung hiệu quả
Nhiệt độ phòng cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ
6. Cách khắc phục tình trạng trẻ khóc đêm
- Cho trẻ bú: Cơn đói sẽ xuất hiện giữa đêm làm trẻ quấy khóc, do đó, mẹ nên cho con bú, uống sữa hoặc uống thêm nước để trẻ ngủ ngon hơn.
- Thay đổi môi trường ngủ: Mẹ cần đảm bảo phòng ngủ của trẻ sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè và đủ ấm vào mùa đông. Bên cạnh đó, không gian ngủ cần phải yên tĩnh, ánh sáng vừa phải, hạn chế tiếng ồn để bé ngủ sâu.
- Vỗ về, âu yếm trẻ: Khi được mẹ âu yếm, vỗ về bé yêu sẽ bớt căng thẳng và sớm lấy lại bình tĩnh. Do đó, khi thấy trẻ khóc đêm, mẹ cần nhanh chóng bế và ôm con vào lòng, đồng thời trò chuyện cùng con để trẻ an tâm và quên đi cơn khóc.
- Vệ sinh sạch sẽ cho con: Việc vệ sinh sạch sẽ sẽ giúp trẻ dễ chịu và không quấy khóc.
Trên đây là những thông tin bổ ích mà UNICA đã chia sẻ về vấn đề trẻ khóc đêm không rõ nguyên nhân. Hy vọng, qua bài viết này, các mẹ sẽ nắm được nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng khóc đêm cho trẻ hiệu quả nhất.