Nhắc đến một trong những kỹ thuật SEO phổ biến hiện nay, không thể không nhắc tới SEO Offpage. Đây là kỹ thuật làm SEO thực hiện bên ngoài website được rất nhiều người làm SEO quan tâm. Triển khai kỹ thuật SEO Offpage hiệu quả, website của bạn sẽ trở nên uy tín và có thẩm quyền cao hơn. Từ đó, thúc đẩy lượng traffic tự nhiên, đẩy top Google một cách dễ dàng. Để biết thêm nhiều kiến thức xoay quanh chủ đề SEO Offpage là gì? Bạn hãy tham khảo nội dung bài viết sau đây nhé.
SEO Offpage là gì?
SEO Onpage và SEO Offpage là bộ đôi đồng hành, song song và hỗ trợ lẫn nhau để góp phần làm nên sự phát triển của một website. Nếu như SEO Onpage là những hoạt động diễn ra trong website thì SEO Offpage sẽ ngược lại.
SEO Offpage là những hoạt động được thực hiện bên ngoài website, bao gồm: xây dựng backlink, marketing trên các kênh social media, social bookmark,... nhằm mục đích tăng thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm.
SEO Offpage là gì?
Hiểu một cách cụ thể hơn, SEO Offpage chính là những hoạt động diễn ra trên các trang mạng xã hội và đến từ nhiều nguồn khác nhau để giới thiệu trong cộng đồng về chất lượng trang web của bạn. Ví dụ một số hoạt động làm SEO Offpage đó là: Trích dẫn nguồn bài viết về link trang web, liên kết tới một trang tích cực,...
Thực hiện kỹ thuật SEO Offpage hiệu quả sẽ giúp tăng độ nhận diện thương hiệu, nâng cao độ uy tín cho website. Từ đó trang web trở nên phổ biến hơn, lấy được cảm tình của khách hàng, biến họ thành khách hàng tiềm năng. SEO Offpage giúp Google và các công cụ tìm kiếm khác đánh giá website của bạn là đáng tin cậy và có thẩm quyền.
SEO Offpage là làm những gì?
Sau khi đã biết về khái niệm off page seo là gì, điều bạn cần quan tâm tiếp theo là SEO Offpage là làm những gì. Mỗi người làm SEO sẽ có một cách xây dựng SEO Offpage khác nhau. Một số hoạt động SEO Offpage phổ biến đó là:
-
Xây dựng Backlink: Backlink là những liên kết từ các website khác trỏ về website của bạn. Backlink chất lượng cao từ các website uy tín sẽ giúp website của bạn xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm.
-
Tạo dựng thương hiệu: Tham gia các diễn đàn, mạng xã hội và các cộng đồng trực tuyến khác để chia sẻ nội dung website của bạn và tạo dựng thương hiệu cho website của bạn.
-
Tiếp thị nội dung: Tạo và chia sẻ nội dung chất lượng cao, hữu ích và thu hút để thu hút người dùng tự nhiên đến website của bạn.
-
Tối ưu hóa mạng xã hội: Chia sẻ nội dung website của bạn trên các mạng xã hội và tương tác với người dùng để thu hút lưu lượng truy cập từ các kênh này.
-
Gửi bài viết khách: Viết bài cho các website uy tín khác và liên kết về website của bạn trong bài viết.
-
Tham gia diễn đàn và cộng đồng trực tuyến: Tham gia các diễn đàn và cộng đồng trực tuyến trong lĩnh vực của bạn và chia sẻ nội dung website của bạn một cách tự nhiên.
-
Sử dụng mạng xã hội: Chia sẻ nội dung website của bạn trên các mạng xã hội và khuyến khích người dùng chia sẻ và liên kết đến website của bạn.
Hoạt động của SEO Offpage
Nếu bạn là một SEOer mới, chưa biết bắt đầu từ đầu và cũng chưa biết SEO Offpage là làm những gì, vậy thì bạn hãy tham khảo các nguồn sau nhé:
-
Các kênh social Media nổi tiếng có số lượng người dùng đông đảo như: Facebook, Instagram, Twitter, Tumblr, Pinterest, Reddit…
-
Các kênh social Bookmarking quan trọng như: GetPocket, scoop.it, diigo…
-
Các forum (diễn đàn) có cùng lĩnh vực.
-
Các profile đang có chỉ số DR cao.
-
Các web 2.0 nổi tiếng, ví dụ như: wordpress, wix, weebly…
-
Các PBN ( Private Blog Network).
Tại sao SEO Offpage lại quan trọng?
SEO Offpage đóng vai trò rất quan trọng trong SEO. Bạn hãy hình dung việc làm SEO Offpage giống như bạn đang đi xây dựng thương hiệu cho website của mình làm sao trở thành số 1, làm sao vừa nâng cao uy tín trong mắt Google vừa tạo độ uy tín trong mắt người dùng. Cụ thể những lý do SEO Offpage quan trọng trong SEO đó là:
-
Tăng mức độ chuyên môn (Expertise): Trong SEO Offpage, việc xây dựng liên kết từ các trang có chuyên môn cao, chứa nhiều thông tin hữu ích sẽ đặc biệt được chú trọng. Điều này giúp tạo sự kết nối, người đọc khi tiếp xúc với website của bạn sẽ tiếp thu được nhiều kiến thức chuẩn và chính xác hơn. Bên cạnh đó, việc sở hữu liên kết chuyên môn cũng giúp Google hiểu rằng: Một website nếu như sở hữu nhiều nguồn trích dẫn tin tưởng thì sẽ có khả năng chuyên môn cao. Từ đó, tăng cường đánh giá của Google, nâng cao xếp hạng trên các kết quả tìm kiếm.
SEO Offpage giúp tăng cường đánh giá của Google
-
Tăng tính thẩm quyền (Authoritativeness): Website của bạn khi chứa các liên kết uy tín và có độ tin cậy cao thì người dùng có xu hướng tin tưởng và tìm kiếm nhiều hơn. Đồng thời cũng giúp trang web trở nên có tính thẩm quyền cao hơn trong mắt Google. Google rất hay xem xét việc website có được nhiều nguồn uy tín không, mục đích để làm yếu tố đánh giá xếp hạng. Google xem việc một trang web được nhiều nguồn uy tín tham chiếu là dấu hiệu nhận biết rõ ràng về tính thẩm quyền của nó trong lĩnh vực tương ứng.
-
Tăng độ tin cậy (Trustworthiness): SEO Offpage cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng độ tin cậy. Khi website của bạn sở hữu các liên kết đáng tin cậy trỏ đến thì sẽ giúp củng cố độ tin cậy trong mắt Google và người dùng. Từ đó, đánh giá xếp hạng của website sẽ cao hơn, thu hút được nhiều traffic và khách hàng tiềm năng.
8 Kỹ thuật triển khai SEO Offpage hiệu quả?
SEO Offpage thoạt nhìn thì có vẻ khó khăn và dễ gây nản lòng, tuy nhiên những gì mà nó mang lại rất xứng đáng. Vì vậy, bạn cần phải biết các kỹ thuật triển khai SEO Offpage để nhằm tăng độ uy tín của website cũng như để tăng trưởng truy cập tự nhiên hiệu quả. Dưới đây là một số kỹ thuật triển khai SEO Offpage mang lại hiệu quả cao, bạn hãy tham khảo nhé:
Link Building
Google coi backlink là một chỉ số quan trọng để đánh giá xếp hạng, bởi một trang web kết nối được với một trang web khác thì chứng tỏ nội dung trang liên kết sẽ chất lượng. Backlink chất lượng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc cải thiện vị trí xếp hạng, tăng khả năng xuất hiện trên Google. Link Buiding giúp làm tăng traffic, tăng thẩm quyền cho trang web.
Xây dựng link Buiding giúp làm tăng traffic
Một số loại link building bạn có thể lựa chọn để triển khai đó là:
-
Forums và Discussion Groups (diễn đàn): Nơi cộng đồng trao đổi thông tin, đóng góp ý kiến với nhau.
-
Guest post: Một cá nhân/ tổ chức sẽ đăng bài lên website của người khác, thường là những web uy tín và có cùng chủ đề liên quan đến website của bạn. Mục đích chính là để xây dựng backlink từ web uy tín khác về web của bạn, nhằm thúc đẩy vị trí xếp hạng.
-
PBN: PBN (Private Blog Network): Đây là một mạng lưới các trang web được sử dụng với mục đích chính là để xây dựng các liên kết sạch sẽ, chất lượng và mạnh để trỏ đến website mà bạn đang làm SEO.
-
Booking PR (Public Relations): Chọn đặt website của bạn trên những trang báo nổi tiếng giúp tăng nhận diện thương hiệu, lấy được lòng tin của người dùng.
Social Entity Sharing
Social Entity Sharing là kỹ thuật làm SEO Offpage theo cách chia sẻ nội dung của công ty lên mạng xã hội để cải thiện thứ hạng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả đúng như mong muốn, bạn cần phải lựa chọn được nền tảng mạng xã hội phù hợp và phải xử lý chúng một cách chính xác.
Social Entity Sharing là kỹ thuật làm SEO Offpage thông dụng
Có thể nói, tiếp thị truyền thông là một việc làm mà hầu như thương hiệu nào cũng làm. Những nội dung chất lượng cao sẽ thúc đẩy người dùng chia sẻ rộng rãi trong cộng đồng, từ đó tác động tích cực đến hình ảnh thương hiệu và giúp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.
Một số cách để triển khai Social Entity Sharing chất lượng bạn có thể tham khảo đó là:
-
Nghiên cứu và tạo nội dung chất lượng (Case Study/ Nghiên cứu).
-
Tiến hành gửi bài viết khách mời (Guest Posting).
-
Chia sẻ nội dung lên các mạng xã hội (Social Sharing).
-
Thực hiện Link Building Partnerships (trao đổi liên kết).
-
Thực hiện hành vi thông cáo báo chí (Press Releases).
-
Online Community Participation (chữ ký trên các Forum/ Diễn đàn).
-
Xây dựng các Site vệ tinh mạnh mẽ và chất lượng.
Social Entity
Social Entity hay Entity SEO là một chiến lược SEO tập trung vào việc xây dựng và tối ưu hóa thông tin về thương hiệu, cá nhân hoặc tổ chức trên các mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến khác. Hiểu đơn giản Social Entity chính là quá trình khai báo thông tin để “định danh” về một thương hiệu.
Google rất thích những website có đầy đủ thông tin thương hiệu, thông tin liên hệ, khai báo rõ ràng để xây dựng độ uy tín. Vì vậy, mục tiêu chính của Social Entity là giúp các công cụ tìm kiếm như Google nhận thức được và hiểu rõ hơn về thương hiệu của bạn. Từ đó, tăng thứ hạng website của bạn trong kết quả tìm kiếm.
Social Entity tập trung vào việc xây dựng thương hiệu
Cách thức hoạt động của Social Entity đó là:
-
Tạo lập hồ sơ đầy đủ trên các mạng xã hội: Bắt đầu bằng việc tạo lập hồ sơ đầy đủ và chính xác cho thương hiệu của bạn trên các mạng xã hội phổ biến như: Facebook, Twitter, LinkedIn, Instagram, YouTube, v.v. Cung cấp đầy đủ thông tin về thương hiệu như tên, logo, mô tả, địa chỉ, website,...
-
Tối ưu hóa nội dung: Đăng tải nội dung chất lượng cao và liên quan đến thương hiệu của bạn trên các mạng xã hội. Sử dụng hình ảnh, video và các định dạng nội dung khác để thu hút người dùng.
-
Tạo liên kết giữa các hồ sơ: Liên kết các hồ sơ mạng xã hội của bạn với nhau và với website của bạn. Điều này giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng xác định và hiểu rõ hơn về thương hiệu của bạn.
-
Khuyến khích người dùng tương tác: Tương tác với người dùng trên các mạng xã hội, trả lời bình luận và tin nhắn, đồng thời khuyến khích họ chia sẻ nội dung của bạn.
-
Sử dụng công cụ hỗ trợ: Sử dụng các công cụ hỗ trợ Social Entity để theo dõi hiệu quả chiến lược của bạn và điều chỉnh khi cần thiết.
Content Syndication
Content Syndication hay còn gọi là phân phối nội dung, là chiến lược tiếp thị nhằm chia sẻ nội dung đã tạo sẵn trên website của bạn đến nhiều kênh khác nhau như: blog, mạng xã hội, trang web đối tác,... Mục tiêu chính của Content Syndication là mở rộng phạm vi tiếp cận nội dung của bạn đến nhiều đối tượng hơn, từ đó tăng lượng truy cập, tăng nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng tiềm năng.
Cách thức hoạt động của Content Syndication đó là:
-
Phối hợp với các đối tác Content Syndication: Đây là các website có sẵn chức năng tái xuất nội dung từ các nguồn khác từ sự cho phép của tác giả gốc.
-
Phân tán nội dung trên các nền tảng mạng xã hội khác: Cách này dễ thực hiện và đơn giản, không mất nhiều thời gian để viết Content Syndication. Khi này, website có thể đăng lại nội dung của mình trên các nền tảng như: Facebook, LinkedIn, Medium, YouTube,...
Lưu ý: Để triển khai Content Syndication hiệu quả bạn cần: tìm các nền tảng mà bạn muốn phân tán nội dung, lên kế hoạch nội dung và tiến hành đi link, đăng tải và theo dõi kết quả.
Content Syndication là kỹ thuật làm SEO Offpage phân phối nội dung
Tạo dựng & tối ưu Google My Business
Google My Business là dịch vụ của Google, dịch vụ này cho phép doanh nghiệp hoặc tổ chức của bạn tạo và quản lý thông tin trên Google. Bao gồm: giờ làm việc, đánh giá từ khách hàng, số điện thoại, hình ảnh,... Tất cả những thông tin này sẽ xuất hiện trên Google map và Google giúp người dùng dễ dàng tìm thấy. Từ đó, cảm thấy tin cậy vào trang web của bạn hơn.
Để tăng hiệu quả SEO Offpage từ việc tối ưu Google My Business bạn thực hiện các bước sau:
-
Bước 1: Đầu tiên bạn cần phải tối ưu thông tin trên Google My Business (GMB), bao gồm: thông tin liên lạc, địa chỉ, hình ảnh, sản phẩm,...
-
Bước 2: Tiến hành đăng tải thông tin lên Google My Business.
-
Bước 3: Xác minh và cập nhật thông tin cơ bản về doanh nghiệp của bạn.
-
Bước 4: Lên kế hoạch đăng tải nội dung và đi link về website thông qua các bài post.
Review Google My Maps
Google Map Review là một trang web thuộc hệ thống của Google. Đây không chỉ là nơi để mọi người đánh giá sản phẩm mà còn được tích hợp trực tiếp vào Google Search và Google Maps. Mục đích hình thành trang web này là để quảng bá sản phẩm gián tiếp thông qua những đánh giá về sản phẩm trên website.
Website của bạn nếu như được đánh giá tốt, Google sẽ đánh giá cao hơn trong kết quả tìm kiếm. Để thực hiện Review Google My Maps bạn có thể tham khảo các cách sau:
-
Viết đánh giá chân thực, cung cấp cả những điều tích cực và tiêu cực.
-
Có thái độ đánh giá tôn trọng, chia sẻ một cách chân thực để doanh nghiệp có thể học hỏi và cải thiện.
-
Đưa ra ý kiến đánh giá cá nhân nhưng phải công bằng.
-
Sử dụng ngôn ngữ đánh giá lịch sự, không được sai chính tả, đảm bảo độ dài vừa phải và có tính dễ đọc cao.
Google Review là một trang web thuộc hệ thống của Google
NAP Citations
NAP Citations viết tắt của Name, Address, Phone number, là những trích dẫn trực tuyến về tên, địa chỉ và số điện thoại của doanh nghiệp bạn. Những trích dẫn này có thể xuất hiện trên các thư mục kinh doanh, trang web đánh giá, mạng xã hội, bản đồ và các nền tảng trực tuyến khác. Thuật toán Local của Google sử dụng thông tin NAP như một tín hiệu để đánh giá mức độ xác thực và liên quan của doanh nghiệp bạn. Đồng thời tiến hành kiểm tra xem bạn có phải là một doanh nghiệp hợp pháp hay không.
Cách xây dựng NAP Citations đó là:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ thông tin NAP sẵn ra, đảm bảo thông tin này chính xác và đầy đủ nhất.
Bước 2: Tìm các trang web và thư mục local có thẩm quyền để bắt đầu triển khai.
Bước 3: Lựa chọn phương thức triển khai. Hiện nay có 3 phương pháp triển khai Local Citation hiệu quả đó là:
-
Gửi thủ công (tự làm): Bạn tự nhập thông tin vào trang web, quá trình này tốn nhiều thời gian nhưng đảm bảo an toàn.
-
Gửi thủ công (trả tiền cho ai đó): Hiện nay có rất nhiều dịch vụ có thể giúp bạn gửi thông tin NAP, bạn có thể trả phí cho ai đó để làm điều này khi bạn không có thời gian cũng như không có kiến thức để làm.
-
Gửi trang tổng hợp: Hợp tác với các bên dịch vụ để gửi thông tin NAP của bạn đến các trang dữ liệu chính. Điều này giúp thông tin NAP của bạn xuất hiện trên hàng trăm trang web.
Bước 4: Cuối cùng bạn theo dõi và cập nhật để duy trì tính thống nhất và tin cậy.
NAP Citations là những trích dẫn trực tuyến về tên, địa chỉ và số điện thoại
Traffic User
Phương thức tăng traffic user cho website là việc áp dụng các chiến lược và kỹ thuật nhằm giúp website có nhiều người biết đến. Traffic User bao gồm: referral traffic, social traffic, organic traffic (truy cập từ kết quả tìm kiếm tự nhiên), direct traffic (lượng truy cập trực tiếp vào trang web), paid traffic, email traffic.
Để thực hiện Traffic User phù hợp với ngân sách bạn có thể:
-
Thuê ngoài: Lựa chọn 1 đơn vị uy tín để giúp website của bạn thúc đẩy nhiều traffic hơn. Phương pháp này mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên nó ngắn hạn và tốn chi phí.
-
Tự nghiên cứu và xây dựng website: Tự mình nghiên cứu từ khoá, nội dung, trải nghiệm,... để có traffic một cách tự nhiên và bền vững.
Phân biệt SEO Offpage và SEO Onpage
SEO Onpage và SEO Offpage là hai chiến lược quan trọng trong SEO nhằm tăng thứ hạng website của bạn trên các công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, hai chiến lược này có những điểm khác biệt rõ ràng về cách thức thực hiện và hiệu quả mang lại.
Phân biệt SEO Offpage và SEO Onpage
Dưới đây là so sánh SEO Offpage và SEO Onpage
Tiêu chí |
SEO Onpage |
SEO Offpage |
Mục tiêu |
Tập trung vào việc tối ưu hóa các yếu tố bên trong website của bạn để giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu và đánh giá website của bạn cao hơn. |
Tập trung vào việc xây dựng các yếu tố bên ngoài website của bạn để tăng uy tín và sức mạnh cho website. |
Cách hoạt động |
Tối ưu hóa nội dung, kỹ thuật SEO, tốc độ website, thiết bị di động |
Xây dựng Backlink, tham gia mạng xã hội, xây dựng mạng lưới website, tiếp thị nội dung |
Thời gian |
Mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng cần thực hiện liên tục |
Mang lại hiệu quả lâu dài nhưng đổi lại sẽ bền vững |
Chi phí |
Tương đối thấp |
Có thể cao hơn tùy thuộc vào chiến lược thực hiện |
Lưu ý khi thực hiện SEO Offpage
Để thực hiện SEO Offpage hiệu quả và tránh những hậu quả tiêu cực, bạn cần lưu ý một số điều sau:
-
Xây dựng Backlink chất lượng bằng cách tập trung vào chất lượng hơn số lượng, tránh mua bán Backlink và đa dạng hoá backlink từ các website khác nhau để tạo nên sự tự nhiên.
-
SEO Offpage cần thực hiện dựa trên các hành vi của con người, bao gồm: tâm lý, hành vi của khách hàng.
-
Xây dựng chiến lược cụ thể, biết nắm bắt thời cơ và tâm lý con người để đem lại hiệu quả cao nhất.
-
Làm SEO Offpage không được vội vàng, cần “châm mà chắc”, tuân thủ các nguyên tắc của Google để tăng hiệu quả bền vững
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của Unica về khái niệm SEO Offpage là gì cùng một số thông tin có liên quan. Unica hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn được những thông tin hữu ích, từ đó giúp bạn hoàn thiện những “mảnh ghép” còn thiếu trong quá trình làm SEO của mình. Để thành thạo kỹ năng SEO từ cơ bản đến nâng cao, bạn hãy tham gia khoá học SEO trên Unica nhé.