Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Những sai lầm cực nghiêm trọng cần loại bỏ khi mẹ cho con bú

Nội dung được viết bởi Nguyễn Thị Thanh Thủy

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ cho con bú thường mắc những sai lầm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng, thậm chí, một số trường hợp còn làm ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Vậy, những sai lầm đó là gì? Hãy cùng UNICA tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Mẹ bỏ qua sữa non

Sữa non là sữa mẹ tiết ra vào tuần đầu sau khi sinh, có màu vàng sậm, sánh và rất giàu vitamin. Đây là loại sữa không chỉ chứa những chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ sơ sinh, mà còn chứa một hàm lượng lớn các chất kháng thể và bạch cầu, giúp trẻ chống lại bệnh tật.

mẹ cho con bú

Một trong những sai lầm khi mẹ cho con bú là bỏ qua sữa non

Bên cạnh đó, sữa non còn chứa nhiều nguyên tố vi lượng không thể thiếu đối với trẻ sơ sinh như: sắt, đồng, kẽm. Một số nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ trẻ tử vong giảm đáng kể nếu sau khi sinh vài giờ trẻ được bú sữa non.

Chính vì vậy, sai lầm lớn khi mẹ cho con bú chính là không cho bé bú sữa non. Theo lời khuyên của các chuyên gia, mẹ nhất định phải cho bé bú sữa non, cho dù mẹ có ít sữa hoặc không có ý định nuôi con bằng sữa mẹ.

2. Cho trẻ ăn trước khi bú

Nhiều bà mẹ cho con bú bằng sữa công thức hoặc uống nước đường trước khi cho trẻ bú mẹ. Tác hại đầu tiên chính là trẻ không thích ăn sữa mẹ, vì sữa bột thường ngọt hơn so với sữa mẹ và núm vú của bình sữa cũng dễ bú hơn so với ti mẹ. 

Tác hại tiếp theo là mẹ sẽ bị ảnh hưởng về tinh thần, họ sẽ mang áp lực trong tâm lý vì nghĩ rằng mình không đủ sữa nên con không chịu bú. Bên cạnh đó, sữa mẹ sẽ dễ bị chua, mất đi giá trị dinh dưỡng, thậm chí là ứ đọng và gây ra tình trạng viêm tuyến vú ở mẹ.

3. Để con tự túc bú

Ở trẻ sơ sinh, bú mẹ là một phản xạ cơ bản nhất, trẻ có thể mút bất kỳ thứ gì khi chạm vào vòm miệng. Tuy nhiên, trẻ cũng cần được sự trợ giúp của mẹ để việc bú mẹ diễn ra thuận lợi hơn. Và để hỗ trợ bé, mẹ có thể dùng tay vuốt nhẹ vào má hoặc đảo đầu ti quanh miệng để thu hút sự chú ý của bé.

>> Hướng dẫn cho bé bú đúng cách đối với những người mẹ nuôi con lần đầu

mẹ cho con bú

Trẻ cũng cần được sự trợ giúp của mẹ để việc bú mẹ diễn ra thuận lợi hơn

Để con phát triển toàn diện, ngay từ khi còn nhỏ các bậc phụ huynh đã phải lên kế hoạch chăm sóc và giáo dục con cái. Đăng ký khoá học online trên Unica để có các phương pháp, bí quyết giáo dục con phù hợp, tạo môi trường hoàn hảo giúp giáo dục trẻ thông minh, khoẻ mạnh và sống có trách nhiệm.

Nuôi dạy con kiệt xuất theo phương pháp người Do Thái
Phạm Quỳnh Liên
199.000đ
800.000đ

Giúp con tự lập theo phong cách người Nhật
Lê Văn Hữu Phú
499.000đ
600.000đ

Giúp con định hướng cuộc đời
Bùi Hữu Chương
499.000đ
680.000đ

4. Mẹ cho trẻ bú sữa mẹ uống kèm nước lọc

Nhiều bà mẹ thường có thói quen sau khi cho con bú sẽ cho trẻ uống nước lọc để tráng miệng và sạch lưỡi. Họ quan niệm rằng, nước lọc lành tính, nên cho trẻ uống vô tội vạ mà không hề biết rằng, cho trẻ sơ sinh uống nước lọc sẽ để lại rất nhiều hệ lụy.

Theo các bác sĩ nhi khoa, nếu trẻ uống quá nhiều nước, nồng độ natri trong cơ thể sẽ bị loãng, số natri này sẽ theo nước thoát ra nên ngoài cơ thể, từ đó sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt natri. Khi trẻ bị thiếu natri có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não. 

Một số biểu hiện đầu tiên khi trẻ bị nhiễm độc nước là: trẻ khó chịu, buồn ngủ và các dấu hiệu thay đổi tâm thần khác. Do đó, khi thấy trẻ có những biểu hiện này hoặc trẻ bị co giật, mẹ cần cho trẻ đến cơ sở y tế ngay để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

cham-soc-be-yeu

5. Mẹ cho con bú quá lâu

Mẹ cho con bú quá lâu sẽ không giúp con bổ sung thêm chất dinh dưỡng mà khiến trẻ dễ gặp các vấn đề tiêu hóa như: đầy bụng, khó tiêu, thường xuyên nôn trớ… Sau vài ngày khi trẻ chào đời, mẹ có thể cho bé bú với thời gian dài hơn. Tuy nhiên, đến ngày thứ 5 sau khi sinh, sữa mẹ về nhiều hơn nên thời gian bú mẹ cần được rút ngắn.

Thời gian bú phù hợp là khoảng 10 phút cho mỗi bầu ngực, trong 10 phút này, hai phút đầu tiên trẻ có thể bú được 50% tổng lượng sữa có trong bầu vú. Trong 2 phút tiếp theo, trẻ có thể bú được từ 80 – 90% tổng lượng sữa và 6 phút còn lại hầu như bé sẽ không bú được nhiều.

Tuy nhiên, 6 phút này lại vô cùng quan trọng, vì việc bú sẽ kích thích tuyến sữa để làm gia tăng lượng sữa tiết ra cho lần bú tiếp theo. Ngoài ra, việc này sẽ giúp gia tăng tình cảm giữa mẹ và bé.

mẹ cho con bú

Cho trẻ bú quá lâu sẽ khiến trẻ gặp các vấn đề về tiêu hóa

6. Cho trẻ bú khi đang tức giận

Mẹ cho trẻ bú khi tức giận, cơ thể sẽ tiết ra một lượng lớn noradrenaline và adrenaline. Khi hai loại chất này tiết ra quá nhiều, cơ thể mẹ sẽ xuất hiện một số hiện tượng như: tim đập nhanh, mạch máu bị thu nhỏ, huyết áp tăng cao, những hiện tượng này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa. 

Bên cạnh đó, sau khi mẹ tức giận, cơ thể sẽ tiết ra nhiều độc tố và nếu bé thường xuyên bú loại sữa có chất độc hại này, các chức năng của một số cơ quan trong cơ thể sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng kháng bệnh của trẻ. Ngoài ra, chức năng tiêu hóa cũng bị suy giảm khiến bé chậm phát triển.

Chính vì vậy, trong thời gian cho trẻ bú, mẹ nên kiểm soát cảm xúc của mình, tuyệt đối tránh sự tức giận. Nếu tức giận, mẹ nên chờ khoảng nửa ngày đến 1 ngày, vắt bớt phần sữa đầu tiên và dùng khăn sạch lau đầu ti trước khi cho trẻ bú.

Trên đây là những sai lầm nghiêm trọng khi mẹ cho con bú thường mắc phải. Hy vọng rằng, qua bài viết này, các mẹ sẽ có thêm nhiều thông tin quý báu trong hành trình chăm sóc và nuôi dạy con yêu. 

>> Cách khắc phục tình trạng bé không chịu bú mẹ cực đơn giản

>> Bật mí cách cai sữa cho bé không quá khó như mẹ nghĩ


Tags: Mang Thai
Trở thành hội viên

Bạn là bậc cha mẹ lần đầu và cảm thấy bỡ ngỡ? Khóa học sẽ trang bị cho bạn đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để chăm sóc bé yêu một cách tự tin và khoa học.

Đăng ký học thử để trải nghiệm ngay hôm nay!
course_relate
Bí quyết nuôi con không lạm dụng kháng sinh
399.000đ 700.000đ
0/5 - (0 bình chọn)