PG có lẽ là khái niệm mà rất nhiều người không còn xa lạ, thế nhưng nghĩa thật sự của PG là gì, công việc của PG cũng như yêu cầu đối với các ứng viên của PG ngoài ngoại hình đẹp ra thì không phải ai cũng có thể hiểu. Vậy hãy cùng Unica trong bài viết này đi tìm hiểu những thông tin trên về PG và công việc của nghề PG là gì nhé!
1. Nghề PG là gì
PG là viết tắt của Promotion Girl, tức những cô gái có ngoại hình tốt, cao ráo, gương mặt đẹp, ăn hình sáng sủa và có khả năng giao tiếp tốt. PG thường xuất hiện khi một công ty, doanh nghiệp, cửa hàng nào đó có nhu cầu tư vấn, quảng cáo tiếp thị thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ của mình. Do đó PG còn có những từ đẹp và ấn tượng gắn liền với công việc của người làm nghề PG.
PG là những người làm người mẫu, nhân viên quảng cáo, lễ tân, tiếp thị sản phẩm... Bởi PG là những người trực tiếp tư vấn giới thiệu và quảng bá sản phẩm, do vậy PG không thể thiếu trong các sự kiện ra mắt sản phẩm/dịch vụ hoặc quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp, công ty, vì người làm PG sẽ thực hiện công việc note lại các ý kiến, yêu cầu của khách hàng về sản phẩm.dịch vụ, từ đó giúp doanh nghiệp quảng bá và tiếp thị sản phẩm/dịch vụ chất lượng hơn, góp phần quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp. Vậy nên cơ hội nghề nghiệp đối với nghề PG cũng rất lớn.
Nghề PG là gì? Làm PG là làm gì?
2. Quản lý PG là gì
Hầu như nghề nào cũng cần có quản lý, PG cũng vậy. Một đội ngũ PG giới thiệu tư vấn và quảng bá sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp nếu không có sự quản lý của một người sẽ rất dễ dẫn đến những sai sót không đáng có. Do vậy Quản lý PG ra đời.
Công việc chủ yếu của Quản lý PG đó là thực hiện giám sát tất cả các hoạt động của nhân viên và đội ngũ PG. Còn trước đó Quản lý PG có thể là người hướng dẫn, người đào tạo các PG, nên đôi khi Quản lý PG còn được gọi bằng những cái tên khác như người quản lý, quản lý đội ngũ bán hàng PG, giám sát...
PB là gì
PB, PG là nghề gì?
Có nhân viên nữ thì cũng sẽ có nhân viên nam. Những chàng trai có ngoại hình ưa nhìn, sáng sủa, cao ráo và điển trai và làm công việc tư vấn giới thiệu, quảng bá sản phẩm như PG thì được gọi là PB. PG là viết tắt của Promotion Boy. Về cơ bản công việc của PB cũng không khác nhiều so với các PG, đều cùng thực hiện công việc thu thập ý kiến, cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, từ đó giúp doanh nghiệp quảng bá tốt hơn thương hiệu và sản phẩm của mình.
PG backup
PG backup dùng để chỉ những nhân viên PG dự phòng hay còn gọi là PG thay thế. Đây là những nhân viên sẽ đứng ra thay thế các nhân viên PG chính khi họ có công việc đột xuất không thể xuất hiện trong buổi làm việc và thực hiện các công việc PG như PG chính là marketing sáng tạo cho doanh nghiệp.
3. Công việc của nghề làm PG là gì?
PG là gì? Công việc PG đòi hỏi rất nhiều kỹ năng mềm cần thiết
Như đã nói ở trên, công việc dễ thấy nhất của PG đó là tư vấn, giới thiệu và quảng bá sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp bằng cách thể hiện ngôn ngữ cơ thể, biểu cảm hấp dẫn để thu hút người xem tới sản phẩm của doanh nghiệp.
Ngoài ra PG còn thực hiện các công việc khác như sau:
- Thực hiện công việc đứng cạnh sản phẩm đang được quảng bá cho doanh nghiệp, sử dụng ngôn ngữ cơ thể và biểu cảm làm sao để thu hút người xem cũng như giúp người xem hướng tới sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp. Những PG sẽ mặc quần áo đẹp, ấn tượng, tùy theo từng chủ đề, yêu cầu của doanh nghiệp. Coi PG là những gương mặt đại diện cho doanh nghiệp cũng không có gì sai biệt nhiều.
- Thực hiện công việc tư vấn sản phẩm/dịch vụ và thương hiệu doanh nghiệp tới người xem, thu thập thông tin, ý kiến của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ, thực hiện tiếp thị sản phẩm, mẫu ảnh... Do đó các nhân viên PG thường rất linh hoạt và khôn khéo để tạo thiện cảm tới người xem, từ đó thu thập thông tin cá nhân của người xem và tư vấn bán hàng cho họ.
- Do công việc nghề PG đòi hỏi thực hiện rất nhiều công việc trong một khuôn khổ và quy tắc chặt chẽ, các PG, PB thường là những người có vai trò quan trọng trong việt kết nối doanh nghiệp và người xem, từ đó giúp các sự kiện được tổ chức đạt được kết quả cao nhất.
Email là một trong những công cụ Marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng với khách hàng. Thông qua khóa học Email Marketing online, bạn sẽ biết được cách để tăng khách hàng tiềm năng chất lượng qua Email, cách cá nhân hóa trong marketing bằng email để tăng sự tương tác, tự động hóa công việc marketing bán hàng,... Đăng ký ngay:
4. Khó khăn khi làm nghề PG
#1 Công việc thời vụ
Công việc chính của PG là đại diện cho hình ảnh thương hiệu ở các sự kiện, chính vì thế mà có tính thời vụ cao. Vào thời điểm cao điểm, khi mà các chiến dịch Marketing truyền thống được tổ chức liên tiếp thì việc chạy show là điều không thể tránh khỏi. Thế nhưng, có những thời điểm mà các chuỗi sự kiện, event không được tổ chức thì bắt buộc những người làm nghề PG phải tìm những công việc khác thay thế để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống.
#2 Cảm giác mệt mỏi
Vì là gương mặt đại diện cho nhãn hàng nên nhân viên PG luôn phải giữ nguồn năng lượng tích cực cùng gương mặt thân thiện và tinh thần vui tươi. Không chỉ vậy, việc phải đứng trên đôi giày cao gót trong suốt vài giờ đồng hồ sẽ mang lại cảm giác mệt mỏi, thậm chí là đau đớn. Thế nhưng do tính chất công việc buộc bạn vẫn phải niềm nở trong suốt quá trình diễn ra sự kiện để không làm ảnh hưởng đến mức lương và hình ảnh của thương hiệu doanh nghiệp.
#3 Định kiến từ những người xung quanh
Khi nói về nghề PG, rất nhiều người vẫn đưa ra những ý kiến tiêu cực và không mấy ủng hộ công việc này. Bởi trên thực tế, có rất nhiều bộ phận PG bị khách hàng xấu chèo kéo và có những hành động khiếm nhã khiến bản thân không thể làm chủ được mình trước những tính huống cám dỗ đó, dẫn tới những định kiến xấu trong xã hội.
#4 Rắc rối về tiền lương
Vì là công việc theo thời vụ và không có định nên sẽ không có hợp đồng lâu dài giữa người làm công việc PG với đơn vị đi thuê. Thường thì tất cả mọi vấn đề, bàn bạc và thống nhất đều được thỏa thuận qua điện thoại hoặc Email mà không có giấy tờ pháp lý nào giữ hai bên. Do vậy, có rất nhiều vấn đề xung quanh tiền lương có thể xảy ra như: tiền lương bị cắt xén, thậm chí là bị xù lương nếu gặp phải khách hàng không uy tín.
#5 Nhiều cám dỗ từ công việc PG
Địa điểm chính thường được lựa chọn để tổ chức sự kiện cần đến nhân viên PG thường là nhà hàng, quan bar, khách sạn, siêu thị, trung tâm điện máy. Đây là nơi tập trung nhiều kiểu khách hàng nam giới khác nhau như: người khiếm nhã, người yêu cái đẹp hoặc kiểu người có tiền thích chơi bời. Họ chính là nguồn gốc của những cám dỗ đối với nghề PG. Với những người đủ bản lĩnh và có đủ kinh nghiệm, họ sẽ biết cách từ chối một cách khéo léo để không mất lòng khách hàng mà vẫn tự bảo vệ được bản thân. Thế nhưng ngược lại, nếu bạn thiếu kinh nghiệm mà không làm chủ được những tình huống chèo kéo, cám dỗ từ phía khách hàng thì sẽ rất dễ sa ngã vào những con đường tội lỗi.
5. Tiêu chí để trở thành một nhân viên PG
PG là gì? Nghề PG có nhiều yêu cầu khá khắt khe với ứng viên
Do tính chất công việc đặc thù nên nhân viên PG hay PB đều có những yêu cầu khá khắt khe, trong đó yêu cầu những ứng viên vào vị trí PG và PB phải:
- Về chiều cao: với PG chiều cao từ 1m6 trở lên, với PB từ 1m65 - 1m68 trở lên, không quá gầy hay quá thừa cân, thân hình cân đối và đẹp.
- Về tinh thần công việc: Phải có trách nhiệm với công việc, khả năng hòa đồng cao, thích ứng với môi trường công việc nhanh chóng, phải sớm nắm bắt được thông tin về sản phẩm/dịch vụ, thực hiện công việc hỗ trợ các nhân viên và bộ phận khác...
- Về các kỹ năng mềm: khả năng giao tiếp tốt, khả năng biểu cảm và thể hiện ngôn ngữ cơ thể tốt, sự tự tin, sức khỏe tốt, khả năng tư vấn khách hàng, khả năng ngoại ngữ là một lợi thế lớn đối với PG và PB, ngoài ra còn có thể cần cả khả năng xử lý tình huống, khả năng xử lý từ chối nếu cần thiết.
6. Thu nhập của nghề PG
Thu nhập của những người làm nghề PG có thể được tính theo 2 cách như sau:
- Thu nhập một buổi: Có nghĩa là nhân viên PG sẽ được nhận tiền lương ngay sau khi kết thúc công việc của mình, đó có thể là theo ca hoặc theo buổi. Tùy theo thời gian và tính chất công việc mà mức lương cho nhân viên PG sẽ dao động trong trong 400-700 nghìn đồng.
- Thu nhập một tháng: Thu nhập một tháng thường được áp dụng ở những công ty chuyên cung cấp dịch vụ này cho các sự kiện thường xuyên diễn ra. Mức lương của nhân viên PG được trả dựa trên hợp đồng lao động đã ký kết. Trong bình, lương cố định hàng tháng sẽ được gdao động trong khoảng 4-7 triệu đồng hoặc thậm chí là 6 -10 triệu đồng nếu tuần, tháng đó có nhiều show hơn so với dự kiến.
7. Tìm việc PG ở đâu
Nếu bạn đã đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí để trở thành một nhân viên PG nhưng chưa biết phải tìm việc ở đâu thì có thể tham khảo các Group hoặc các diễn đàn giới thiệu việc làm. Ngoài ra mạng xã hội Facebook cũng là một trong những nền tảng giúp bạn có thể tìm được công việc PG phù hợp.
Không những thế, bạn có thể tìm tới các công ty cung cấp dịch vụ và đào tạo PG chuyên nghiệp để ứng tuyển vào chính công ty đó. Dù là hình thức nào thì một vấn đề mà bạn nên quan tâm đó chính là mức độ uy tín của đơn vị mà bạn sẽ quyết định làm việc và gắn bó lâu dài với công việc PG.
Như vậy Unica đã giới thiệu tới bạn đọc những thông tin cơ bản nhất về nghề PG là gì. Hi vọng những thông tin trên đều có ích cho bạn. Một trong những yếu tố cần thiết có khi bạn chọn làm PG đó chính là kỹ năng mềm, nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình bạn giao tiếp với khác hàng, những kỹ năng xử lý tình huống,... bạn cần phải thường xuyên nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng này bằng cách tham khảo khoá học phát triển bản thân trên Unica, các bài giảng được thiết kế chi tiết, dễ hiểu giúp bạn có thể áp dụng luôn vào công việc của mình.
Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!