Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Mô hình 4P là gì? 6 bước xây dựng chiến lược 4P trong Marketing

Nội dung được viết bởi Nguyễn Quang Ngọc

Marketing là một lĩnh vực quan trọng trong hoạt động kinh doanh, đóng vai trò thiết yếu trong việc thu hút khách hàng, gia tăng doanh thu và xây dựng thương hiệu. Trong vô vàn chiến lược marketing, mô hình 4P được xem như một công cụ nền tảng, đóng vai trò cốt lõi trong việc xây dựng chiến lược hiệu quả. Bài viết này sẽ đi sâu vào giải thích từng yếu tố trong mô hình 4P trong doanh nghiệp là gì? Đồng thời cung cấp 6 bước chi tiết để xây dựng chiến lược 4P hiệu quả, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu marketing đề ra. Bạn hãy tham khảo nhé.

1. Mô hình 4P là gì?

Mô hình 4P là một công cụ marketing hữu ích và quan trọng. Dưới đây là chi tiết thông tin liên quan đến khái niệm mô hình 4P trong doanh nghiệp cho bạn tham khảo:

1.1. Định nghĩa mô hình 4P

Mô hình 4P là một loại mô hình marketing phổ biến, nó liên quan đến việc tiếp thị hàng hoá, dịch vụ đến với tập khách hàng mục tiêu. Dựa vào mô hình 4P, doanh nghiệp có thể định hình quá trình phân phối, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng. 4P ở đây sẽ bao gồm 4 yếu tố đó là: Sản phẩm, Giá cả, Địa điểm, Xúc tiến.

mo hinh 4p la gi

Mô hình marketing 4P là gì

1.2. Khái niệm về marketing mix

Marketing Mix, hay còn gọi là Marketing Hỗn hợp, là một công cụ cốt lõi trong lĩnh vực tiếp thị và quản lý kinh doanh. Nó bao gồm tập hợp các công cụ mà doanh nghiệp sử dụng để đạt được mục tiêu marketing trên thị trường.

Khái niệm Marketing Mix được sử dụng đầu tiên bởi Neil Borden, chủ tịch Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ vào năm 1953. Ông mô tả nó như sự kết hợp các yếu tố quan trọng trong quá trình tiếp thị.
E. Jerome McCarthy đã phát triển chi tiết hơn mô hình Marketing Mix vào những năm 1960. Mô hình của ông bao gồm 4 yếu tố chính, được gọi là 4P: Sản phẩm (Product), Giá cả (Price), Phân phối (Place) và Khuyến mãi (Promotion).

Marketing Mix đóng vai trò quan trọng trong việc:

- Xây dựng chiến lược marketing toàn diện: Marketing Mix giúp doanh nghiệp xác định các yếu tố cần thiết để tiếp cận khách hàng mục tiêu và đạt được mục tiêu marketing.

- Tối ưu hóa hiệu quả hoạt động: Việc phối hợp hiệu quả các yếu tố trong Marketing Mix giúp doanh nghiệp sử dụng nguồn lực hiệu quả và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động.

- Tạo dựng lợi thế cạnh tranh: Marketing Mix giúp doanh nghiệp phân biệt sản phẩm/dịch vụ của mình với các đối thủ cạnh tranh và tạo dựng lợi thế trên thị trường.

1.3. 4P trong marketing

Mô hình 4P là một khuôn khổ marketing được sử dụng để xây dựng chiến lược marketing hiệu quả. Mô hình này được giới thiệu bởi E. Jerome McCarthy vào năm 1960 và bao gồm 4 yếu tố chính: Sản phẩm (Product), Giá cả (Price), Phân phối (Place), Khuyến mãi (Promotion).

Mô hình 4P có thể được áp dụng cho hầu hết các loại hình doanh nghiệp và sản phẩm. Việc sử dụng mô hình này giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược marketing toàn diện, tác động đến mọi khía cạnh của sản phẩm và cách thức tiếp cận khách hàng. Ngoài ra, mô hình 4P còn có thể được sử dụng để: Phân tích chiến lược marketing của đối thủ cạnh tranh, đánh giá hiệu quả của các hoạt động marketing, cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Mô hình 4P là một công cụ marketing quan trọng và hữu ích. Hiểu rõ và áp dụng mô hình này một cách hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu marketing đề ra và tạo dựng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Email là một trong những công cụ Marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng với khách hàng. Thông qua khóa học Email Marketing online, bạn sẽ biết được cách để tăng khách hàng tiềm năng chất lượng qua Email, cách cá nhân hóa trong marketing bằng email để tăng sự tương tác, tự động hóa công việc marketing bán hàng,... Đăng ký ngay:

Kiếm tiền đỉnh cao với Facebook cá nhân - Email marketing và Affiliate 2.0
Ngô Trọng Trung
299.000đ
1.000.000đ

Email Marketing Automation – Vũ khí gia tăng doanh số vượt bậc
Trương Văn Hòa
299.000đ
900.000đ

Chiến lược Email Marketing A-Z: Bí quyết Tăng trưởng Bền vững
Grow with Anny: Growth Marketing
299.000đ
900.000đ

2. Giải nghĩa cụ thể các yếu tố trong mô hình 4P

Mặc dù đã hiểu rõ khái niệm mô hình 4P trong doanh nghiệp là gì thì vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu rõ cụ thể từng yếu tố trong mô hình 4P. Cụ thể mô hình này như sau: 

2.1. PRODUCT – Sản phẩm

Cac yeu to trong mo hinh 4p

Yếu tố PRODUCT – Sản phẩm trong Mô hình marketing 4P

Theo lối suy nghĩ truyền thống, chỉ cần sản phẩm tốt thì tự khắc sẽ tiêu thụ được trên thị trường. Nhưng đó là khi thị trường vẫn còn ít sản phẩm để lựa chọn, các kênh truyền thông cơ bản chỉ có rao bán tại nơi bán hàng, hoặc bán tận nhà, qua quảng cáo tờ rơi... Còn ngày nay là thời đại kỹ thuật số lên ngôi, sự cạnh tranh đã không chỉ còn là 1 hay 2 đối thủ nữa mà là rất rất nhiều. Một môi trường cạnh tranh khốc liệt như vậy nếu chỉ có sản phẩm tốt thì cũng rất khó đến được với khách hàng. 

Do đó thay vì câu hỏi sản phẩm có chất lượng không như trước đây, doanh nghiệp phải đặt câu hỏi là doanh nghiệp có tạo ra được sản phẩm đúng ý khách hàng mong muốn và có nhu cầu không? 

Đối với yếu tố Product trong mô hình hỗn hợp 4P này doanh nghiệp cần quan tâm đến những yếu tố sau của sản phẩm: Tính năng nổi bật, Chất lượng sản phẩm, Mẫu mã, Đóng gói đảm bảo, Nhãn hiệu sản phẩm, Hỗ trợ và phục vụ khách hàng, Bảo hành sản phẩm. 

Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm đến chu kỳ sống của sản phẩm. Sản phẩm cũng giống như bất cứ sinh vật sống nào, cũng có chu kỳ tồn tại trên thị trường. Tất nhiên để đánh giá được sản phẩm "sống" được bao lâu là rất khó, tuy nhiên vẫn có chu kỳ thị trường, bạn hoàn toàn có thể dựa vào đó để tìm ra được chu kỳ sống của sản phẩm.

Chu kỳ sống của sản phẩm được chia ra làm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn sản phẩm xuất hiện: đây là giai đoạn đầu doanh nghiệp tung sản phẩm vào thị trường, lúc này lợi nhuận từ giai đoạn này gần như không có. Do đó có thể nói đây là giai đoạn quảng bá sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp, thu hút và gây ấn tượng với nhóm khách hàng mục tiêu nhắm đến của mình.

- Giai đoạn phát triển: Lúc này thị trường đã bắt đầu chấp nhận và doanh nghiệp bắt đầu có doanh thu tăng dần và có thể đạt được mức doanh thu đỉnh cao.

- Giai đoạn trưởng thành: Đây là giai đoạn tốc độ phát triển của doanh nghiệp bắt đầu chậm lại, không còn tăng vọt như giai đoạn thứ 2 nữa. Lúc này doanh nghiệp cần phải tìm cách để bảo vệ nhóm khách hàng tiềm năng của mình trước sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của đối thủ.

- Giai đoạn giảm sút: Đến đây doanh nghiệp cần làm sao để làm mới sản phẩm thu hút lại tệp khách hàng mới, hoặc tung ra sản phẩm mới, hoặc ra rút lui khỏi thị trường. 

2.2. PRICE – Giá

Mo hinh  4p price

Yếu tố PRICE – Giá

Đây là yếu tố duy nhất trong mô hình 4P mà bạn có thể thu lại được giá trị ban đầu từ những giá trị bạn đã tạo ra trước đó cho khách hàng, dưới hình thức tiền bạc hoặc giá trị trao đổi tương ứng. Bạn cung cấp sản phẩm/dịch vụ tốt, khách hàng họ sẵn sàng trả tiền để được thỏa mãn mong muốn sở hữu và giải quyết vấn đề của họ. 

Giá của sản phẩm/dịch vụ không chỉ dựa vào mong muốn của doanh nghiệp mà còn phải dựa vào thị trường hiện nay. Do vậy để lên được một chiến dịch giá cả cạnh tranh không phải là đơn giản. Ngay cả khi bạn đưa ra một mức giá phù hợp nhưng thị trường lại có những quan điểm trái ngược lại, chẳng hạn như "cái gì càng đắt thì nó càng tốt". 

Để đảm bảo được giá cả sản phẩm tốt doanh nghiệp sẽ cần phải quan tâm những yếu tố sau: Báo giá, Giảm giá sản phẩm, Tài trợ mua hàng, Thuê mua và Trợ cấp.

Chiến lược giá cả có thể nói là cả một nghệ thuật trong marketing. Tuy nhiên nếu cứ theo đuổi chiến lược cạnh tranh giá với đối thủ lại không phải cách hay, doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng những thủ thuật để làm tăng lợi nhuận  mà không cần phải tăng giá sản phẩm.

2.3. PLACE – Địa điểm phân phối

mo hinh 4p place

Yếu tố PLACE – Địa điểm phân phối

Địa điểm đề cập đến việc phân phối sản phẩm của doanh nghiệp. Làm thế nào để khách hàng tìm và mua những gì bạn đang cố gắng bán? Nó sẽ được bán trong các cửa hàng bán lẻ hay bán hàng trực tuyến? Hai trong số các kênh phân phối phổ biến nhất là: bán hàng trực tiếp và nhà bán buôn.

Nếu bạn điều hành một doanh nghiệp bán lẻ địa phương, bạn có thể sẽ sử dụng hình thức bán hàng trực tiếp tại địa điểm của mình. Bạn cũng có thể cung cấp một số mặt hàng thông qua một cửa hàng trực tuyến. Cho dù tại cửa hàng hay trực tuyến, bạn sẽ vẫn là người liên hệ chính, quản lý và định hình trải nghiệm khách hàng.

Một lựa chọn khác cho các doanh nghiệp là bán thông qua trung gian (một nhà bán buôn hoặc người bán lại). Nếu bạn bán hàng qua Walmart hoặc Amazon, bạn sẽ phù hợp với danh mục này. Lợi thế khi làm việc với nhà bán buôn là họ luôn có mạng lưới phân phối và cơ sở khách hàng lớn hơn.

Những yếu tố bạn cần phải quan tâm đó là: Địa điểm bán hàng, Hậu cần bán hàng, Kênh phân phối sản phẩm, Thị phần chủ yếu, Mức độ phục vụ khách hàng, Internet.

Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn các kênh marketing trực tiếp hoặc bán hàng qua kênh trung gian, tùy thuộc vào chiến lược marketing của doanh nghiệp.  

2.4. PROMOTION – Quảng bá

Một số kênh mà bạn có thể sử dụng để quảng cáo là: truyền miệng, podcast, đài phát thanh, mạng xã hội, email, thông cáo báo chí, quan hệ công chúng, báo in, quảng cáo truyền hình và quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột (PPC).

Quảng cáo là một hoạt động giới thiệu sản phẩm để khách hàng có thể nhìn thấy những tính năng của sản phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu của mình . Trong giai đoạn quảng bá, thông điệp phải rõ ràng và hướng đến đối tượng mục tiêu của bạn. Hãy cho khách hàng biết tại sao họ cần sản phẩm của bạn và nó sẽ mang lại lợi ích cho họ như thế nào. Để thực hiện chiến dịch quảng cáo sản phẩm thành công, bạn cần đặt ra một số câu hỏi như: Điều gì làm cho doanh nghiệp của bạn khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh? Sản phẩm có phải là một mức giá thấp hơn? Chất lượng cao hơn? Dịch vụ nhanh hơn? Linh hoạt hơn? Hay bất cứ một lý do nào khác…..

Lưu ý rằng quảng cáo không đồng nghĩa với tiếp thị. Quảng cáo tập trung vào cách bạn sẽ truyền thông sản phẩm của mình đến mọi người. Nó không chỉ bao gồm toàn bộ chức năng tiếp thị. Mà nó còn đề cập đến quá trình bán hàng và các lĩnh vực khác trong quá trình thực hiện quảng cáo. 

3. Ý nghĩa “cốt lõi” của chiến lược 4P Marketing

Chiến lược 4P Marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó được xem là yếu tố “cốt lõi” trong hoạt động marketing của doanh nghiệp, sở dĩ như vậy là vì những lý do sau:

3.1. Tạo ra sản phẩm mới, chất lượng

Chiến lược marketing 4P yêu cầu doanh nghiệp cần phải tìm hiểu thị trường, nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng thật kỹ. Mục đích để tạo ra được những sản phẩm mới chất lượng, đáp ứng đúng nhu cầu của người tiêu dùng. Những thông tin hữu ích về thị trường và khách hàng mục tiêu giúp doanh nghiệp sáng tạo, sửa đổi các sản phẩm nhằm thoả mãn mong muốn của người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất.

Những sản phẩm được cải tiến về mẫu mã, chất lượng thì đáp ứng đúng thị yếu của người tiêu dùng. Từ đó, mang lại lợi nhuận vượt trội.

3.2. Nâng cao giá trị thương hiệu, uy tín công ty trên thị trường

Mục tiêu chính của chiến lược 4P đó chính là đưa sản phẩm phát triển rộng khắp trên thị trường. Vì vậy, doanh nghiệp khi triển khai chiến dịch 4P cần phải có hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến nhiều người tiêu dùng, bao gồm cả người tiêu dùng trong nước và ngoài nước. Điều này góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh, nâng cao giá trị thương hiệu, uy tín công ty trên thị trường. Khi này, hình ảnh của doanh nghiệp sẽ được nhiều người biết đến giúp tăng doanh thu vượt trội.

3.3. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng

Thực hiện chiến lược 4P Marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh. Thị trường càng ngày càng cạnh tranh khi có quá nhiều sản phẩm cùng loại, điều này đòi hỏi thị trường phải không ngừng nâng cấp, sáng tạo, tìm ra những tính năng, những khía cạnh mới của sản phẩm để tăng cường khả năng cạnh tranh với đối thủ.

Chất lượng vượt trội và giá cả cạnh tranh với đối thủ sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế. Chiến lược 4P giúp tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng.

3.4. Gia tăng lợi ích cho người tiêu dùng

Qua việc thực hiện chiến lược 4P, các sản phẩm cũng sẽ được cải tiến chất lượng hơn trên nhiều khía cạnh. Tuy vậy, giá cả vẫn cạnh tranh. Đây chính là cách giúp người tiêu dùng tiếp cận được sản phẩm tốt, tiện ích và nhanh chóng.

4. Ưu nhược điểm của 4P trong Marketing

Cũng như những mô hình khác, mô hình 4P trong Marketing cũng bao gồm cả ưu điểm và nhược điểm. Cụ thể như sau:

4.1. Ưu điểm

- Đơn giản và dễ hiểu: Mô hình 4P được trình bày với 4 yếu tố cơ bản, dễ hiểu, dễ áp dụng cho mọi doanh nghiệp.

- Tạo nền tảng cho chiến lược marketing toàn diện: 4P bao gồm các khía cạnh quan trọng trong marketing, giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược toàn diện, đồng nhất.

- Tập trung vào khách hàng: Mô hình 4P hướng đến việc đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng, giúp doanh nghiệp tạo ra sản phẩm/dịch vụ phù hợp với thị trường.

- Dễ dàng đánh giá hiệu quả: Doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi và đánh giá hiệu quả của từng yếu tố trong mô hình 4P để điều chỉnh chiến lược phù hợp.

- Linh hoạt: Mô hình 4P có thể linh hoạt áp dụng cho nhiều loại hình sản phẩm/dịch vụ và thị trường khác nhau.

4.2. Nhược điểm

- Thiếu tính tương tác: Mô hình 4P tập trung vào việc truyền tải thông điệp từ doanh nghiệp đến khách hàng, ít chú trọng đến tương tác và phản hồi từ khách hàng.

- Khó khăn trong việc áp dụng cho các dịch vụ: Mô hình 4P được xây dựng dựa trên sản phẩm hữu hình, do đó có thể gặp khó khăn khi áp dụng cho các dịch vụ vô hình.

- Thiếu tính thích ứng với môi trường thay đổi nhanh chóng: Mô hình 4P được xây dựng dựa trên môi trường kinh doanh tương đối ổn định, do đó có thể khó thích ứng với môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng hiện nay.

- Bỏ qua yếu tố con người: Mô hình 4P ít chú trọng đến yếu tố con người, như cảm xúc, trải nghiệm của khách hàng.

- Có thể dẫn đến cạnh tranh về giá cả: Doanh nghiệp tập trung vào việc giảm giá để thu hút khách hàng, dẫn đến cạnh tranh về giá cả và giảm lợi nhuận.

5. Quy trình xây dựng mô hình 4P trong marketing hiệu quả

Để thành công marketing Mix cần dựa trên việc nghiên cứu rõ yếu tố 4P trong marketing, đồng thười kết hợp với sự đổi mới thông qua các bước như:

5.1. Xác định địa điểm bán hàng độc nhất

Đây cũng chính là điểm khác biệt so với các đối thủ, bạn cần tìm kiếm và xác định được những địa điểm bán hàng độc nhất là những giá trị mà chỉ có riêng sản phẩm/dịch vụ của bạn mới có được. 

Thông qua các khảo sát người tiêu dùng, tìm cách đáp ứng nhu cầu của họ, bạn sẽ biết cách xác định được đâu là đặc điểm hoặc tính năng chính của sản phẩm giúp cho nhiều người yêu thích. Để khảo sát được xác bạn hãy tham khảo thêm mô hình SOS.

5.2. Thấu hiểu khách hàng

Xác định khách hàng của mình thông qua các câu hỏi:

- Ai là người mua sản phẩm.

- Khách hàng mong muốn sản phẩm của bạn như thế nào?

- Những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải?

Từ những câu hỏi trên bạn sẽ giúp bạn đưa ra các offer đúng với insight vào đối tượng mà mình hướng tới, từ đó marketing hiệu quả hơn.

5.3. Tìm hiểu đối thủ

Mo hinh 4P trong marketing

Chi phí và các lợi ích đi kèm như giảm giá, bảo hành, các ưu đãi... của đối thủ bạn phải xác địn rõ ràng và phân tích kỹ lưỡng. Việc này sẽ giúp bạn đưa ra được mức giá phù hợp cho sản phẩm của mình một cách khách quan và phù hợp với người tiêu dùng. 

5.4. Đánh giá các kênh phân phối và địa điểm mua hàng

Để làm được việc này bạn cần hiểu được

- Khách hàng tiềm năng thưởng mua hàng ở đâu?

- Họ thường sử dụng kênh mạng xã hội nào?

Việc chọn lựa kênh phân phối và hình thức marketing cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng. Vì nhiều kênh (như Facebook, website, Youtube, …) có thể target số lượng khách hàng lớn trên phạm vi rộng.

Trong khi đó, nếu sản phẩm chỉ phục vụ một thị trường nhất định, marketer thường sẽ tập trung đẩy mạnh kênh/khu vực địa lý cụ thể.

5.5. Phát triển chiến lược truyền thông

Thông qua việc xác định đối tượng khách hàng tiềm năng và thiết lập mức giá cho sản phẩm đến bước này thì bạn cần thực hiện chiến lược truyền thông marketing.

Dù cho bạn sử dung phương thức quảng cáo nào cũng cần đảm bảo rằng tính thu hút khách hàng tiềm năng, đồng thời các tính năng và lợi ích của sản phẩm được làm nổi bật và dễ hiểu. 

5.6. Kết hợp cách yếu tố và kiểm tra tổng thể

Khi đã đến bước này bạn cần xem xét các yếu tố khơp với nhau như thế nào, bởi 4 yếu tốt trong 4P marketing đều phụ thuộc và liên quan mật thiết với nhau, kết hợp với nhau sẽ tạo nên một chiến lược thành công. 

Các kênh phân phối, kênh marketing có củng cố giá trị của sản phẩm hay không?

Tài liệu quảng cáo có phù hợp với kênh phân phối được đề xuất? 

Bạn đọc quan tâm hãy tham khảo thêm mô hình SMART để có được cách đo lường, phân tích hiệu quả.

6. Các case study cụ thể về mô hình 4P

Dưới đây là các ví dụ cụ thể về mô hình 4P của các thương hiệu nổi tiếng, bạn hãy tham khảo để có thêm cho mình nhiều thông tin hữu ích nhé.

6.1. Marketing 4P của McDonald

Sản phẩm (Product):

- McDonald's cung cấp đa dạng sản phẩm thức ăn nhanh, bao gồm burger, khoai tây chiên, gà rán, salad, đồ uống,... phù hợp với khẩu vị của nhiều đối tượng khách hàng.

- McDonald's thường xuyên cập nhật thực đơn với các món mới, theo mùa, theo khu vực để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

- McDonald's chú trọng vào chất lượng nguyên liệu, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Giá cả (Price):

- McDonald's áp dụng mức giá cạnh tranh, phù hợp với túi tiền của đại đa số người tiêu dùng.

- McDonald's thường xuyên triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá, combo tiết kiệm để thu hút khách hàng.

- McDonald's cung cấp các mức giá khác nhau cho các sản phẩm khác nhau, phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của khách hàng.

Phân phối (Place):

- McDonald's có hệ thống cửa hàng rộng khắp trên toàn thế giới, thuận tiện cho khách hàng.

- McDonald's hợp tác với các dịch vụ giao hàng tận nơi để đáp ứng nhu cầu của khách hàng muốn thưởng thức thức ăn tại nhà.

- McDonald's chú trọng vào việc tạo dựng môi trường cửa hàng sạch sẽ, tiện nghi, mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng.

Khuyến mãi (Promotion):

- McDonald's sử dụng nhiều kênh truyền thông khác nhau để quảng bá sản phẩm, bao gồm TV, báo chí, internet, mạng xã hội,...

- McDonald's thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi, tặng quà, trò chơi để thu hút khách hàng.

- McDonald's tài trợ cho các hoạt động thể thao, văn hóa để nâng cao nhận thức về thương hiệu.

6.2. Marketing 4P của Starbucks

Sản phẩm (Product):

- Starbucks cung cấp đa dạng sản phẩm cà phê, trà, nước trái cây, bánh ngọt, thức ăn nhẹ,... phù hợp với nhiều khẩu vị và nhu cầu khác nhau.

- Starbucks chú trọng vào chất lượng nguyên liệu, sử dụng cà phê Arabica 100% nguyên chất.

- Starbucks thường xuyên sáng tạo các thức uống mới, theo mùa, theo khu vực để thu hút khách hàng.

Giá cả (Price):

- Starbucks áp dụng mức giá cao hơn so với các quán cà phê thông thường.

- Starbucks thường xuyên triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá, thẻ thành viên để thu hút khách hàng.

- Starbucks cung cấp các mức giá khác nhau cho các sản phẩm khác nhau, phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của khách hàng.

Phân phối (Place):

- Starbucks có hệ thống cửa hàng rộng khắp trên toàn thế giới, thuận tiện cho khách hàng.

- Starbucks chú trọng vào việc tạo dựng môi trường cửa hàng sang trọng, ấm cúng, mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng.

- Starbucks bán sản phẩm thông qua các kênh online như website, ứng dụng di động để đáp ứng nhu cầu của khách hàng muốn thưởng thức thức uống tại nhà.

Khuyến mãi (Promotion):

- Starbucks sử dụng nhiều kênh truyền thông khác nhau để quảng bá sản phẩm, bao gồm TV, báo chí, internet, mạng xã hội,...

- Starbucks thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi, tặng quà, trò chơi để thu hút khách hàng.

- Starbucks tài trợ cho các hoạt động văn hóa, nghệ thuật để nâng cao nhận thức về thương hiệu.

6.3. Marketing 4P của TH True Milk

Sản phẩm (Product):

- TH True Milk cung cấp đa dạng sản phẩm sữa tươi, sữa chua, phomai, nước trái cây,... được sản xuất từ nguồn sữa tươi sạch 100% từ trang trại TH.

- TH True Milk chú trọng vào chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

- TH True Milk thường xuyên phát triển các sản phẩm mới, theo nhu cầu thị trường để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Giá cả (Price):

- TH True Milk áp dụng mức giá cao hơn so với các sản phẩm sữa thông thường do chất lượng sản phẩm cao cấp.

- TH True Milk thường xuyên triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá, tặng quà để thu hút khách hàng.

- TH True Milk cung cấp các mức giá khác nhau cho các sản phẩm khác nhau, phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của khách hàng.

Phân phối (Place):

- TH True Milk có hệ thống phân phối rộng khắp, bao gồm kênh bán lẻ truyền thống, siêu thị, cửa hàng tiện lợi,...

- TH True Milk hợp tác với các kênh bán hàng online để đáp ứng nhu cầu mua sắm trực tuyến của khách hàng.

- TH True Milk chú trọng vào việc xây dựng hệ thống cửa hàng TH True Mart để giới thiệu và bán các sản phẩm của TH True Milk.

Khuyến mãi (Promotion):

- TH True Milk sử dụng nhiều kênh truyền thông khác nhau để quảng bá sản phẩm, bao gồm TV, báo chí, internet, mạng xã hội,...

- TH True Milk thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi, tặng quà, trò chơi để thu hút khách hàng.

- TH True Milk tài trợ cho các hoạt động thể thao, văn hóa, giáo dục để nâng cao nhận thức về thương hiệu.

7. Kết luận

Như vậy Unica đã cung cấp cho bạn những thông tin cụ thể và chi tiết nhất về 4 yếu tố trong mô hình 4P marketing. Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn có được những hướng kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp của mình. 

Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!

0/5 - (0 bình chọn)