Kỹ năng lắng nghe là gì? Cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe

Kỹ năng lắng nghe là gì? Cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe

Mục lục

Trong giao tiếp việc bạn có kỹ năng lắng nghe tốt sẽ giúp ích cho thành công của cuộc trò chuyện đó. Trên thực tế thì việc lắng chú ý lắng nghe khi giao tiếp lại ít ai có thể làm được. Vậy kỹ năng lắng nghe là gì, có những kỹ năng lắng nghe nào trong giao tiếp? Lợi ích của việc lắng nghe trong giao tiếp, có những cách nào để nâng cao kỹ năng lắng. Cùng unica.vn tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

1. Kỹ năng lắng nghe là gì?

- Kỹ năng nghe là gì? Nghe là quá trình tiếp nhận các loại âm thanh một cách thụ động. Còn lắng nghe là quá trình tập trung chủ động có ý muốn hiểu được nội dung của cuộc nói chuyện. Từ sự lắng nghe đó phân tích và đưa ra câu hỏi phản hồi hay những lời khuyên, giải pháp tốt hơn cho người đối diện.

ky-nang-lang-nghe-1.jpg%20.jpg

Kỹ năng lắng nghe là gì?

- Mặc dù nghe là bản năng sẵn có của con người nhưng lắng nghe lại là một kỹ năng cần thời gian học hỏi, rèn luyện mới có thể thành thạo được. Kỹ năng lắng nghe được áp dụng trong mọi mặt trong công việc cũng như cuộc sống của bạn. 

2. Lợi ích của việc lắng nghe 

Vì lắng nghe là một quá trình chủ động trong việc tiếp nhận âm thanh, chính vì vậy lợi ích của kỹ năng lắng nghe. Cụ thể như sau: 

Lợi ích trong cuộc sống 

- Trong cuộc sống, bạn không thể không tiếp nhận âm thanh từ nhiều nguồn khác nhau, bởi đây là phương tiện cơ bản để bạn tiếp nhận, lĩnh hội thông tin. Theo đó, việc lắng nghe sẽ giúp bạn xây dựng các mối quan hệ dựa trên nền tảng tiếp nhận thông tin. Thực chất, đây là kết quả của việc trao đổi về mặt tình cảm, theo đó, khi bạn lắng nghe những phiền muộn, tâm tư, tình cảm của người khác, bạn sẽ biết cách an ủi, động viên họ, từ đó tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp hơn. 

- Chính lợi ích lắng nghe này mà việc cải thiện kỹ năng lắng nghe trong cuộc sống rất quan trọng. Thực tế, nhiều người do biết cách lắng nghe nên khó có được sự tin tưởng, gắn bó trong các mối quan hệ. 

Lợi ích trong công việc 

Nếu trong cuộc sống, lắng nghe giúp bạn có được nhiều mối quan hệ tốt đẹp thì trong công việc việc lắng nghe còn mang lại nhiều lợi ích lớn hơn. Và dù là bất cứ ngành nghề nào thì bạn vẫn luôn luôn cần sự lắng nghe. Lắng nghe không chỉ giúp bạn tiếp nhận kiến thức, kinh nghiệm từ những người có chuyên môn, mà lắng nghe còn giúp bạn thấu hiểu người đối diện nhiều hơn. 

Ky nang lang nghe 2

Lắng nghe có lợi ích gì?

Đặc biệt là đối với khách hàng, đối tác, lắng nghe có tác dụng là bạn sẽ biết được sở thích, tâm tư tình cảm, tính cách… Từ đó, có thể đánh vào tâm lý thiết yếu của họ để tăng khả năng chốt sale thành công đến 100%. Vậy làm thế nào để lắng nghe hiệu quả cùng theo dõi tiếp nhé. Đây cũng là lợi ích của việc biết lắng nghe.

3. Tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe

Kỹ năng lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng trong giao tiếp giúp tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả, xây dựng các mối quan hệ đồng nghiệp, gia đình và xã hội mạnh mẽ.

- Xây dựng mối quan hệ tốt hơn: Khi chúng ta biết cách lắng nghe người khác, chúng ta cho họ cảm giác được quan tâm và tôn trọng, từ đó tạo nên sự tin tưởng và thân thiện giữa hai bên.

- Tạo ra sự hiểu biết tốt hơn: Khi lắng nghe người khác, bạn sẽ có cơ hội hiểu rõ hơn về quan điểm, suy nghĩ và cảm xúc của họ, giúp mối quan hệ được nâng cao và tăng cường.

- Giúp giải quyết các vấn đề hiệu quả hơn: Khi lắng nghe người khác, bạn sẽ nhận biết được các vấn đề mà họ đang gặp phải và giúp đỡ họ tìm ra giải pháp hiệu quả.

- Phát triển sự kiên nhẫn và kiên trì: Khi chúng ta lắng nghe người khác, chúng ta cũng đang rèn luyện sự kiên nhẫn, tôn trọng và kiên trì trong việc tìm hiểu và hiểu rõ hơn về người khác.

- Cải thiện kỹ năng lãnh đạo: Kỹ năng lắng nghe đóng vai trò quan trọng trong việc trở thành một người lãnh đạo tốt, giúp bạn hiểu rõ hơn về những gì người khác cần và muốn, từ đó hướng dẫn và hỗ trợ họ một cách tốt nhất.

4. Một số kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp 

Kỹ năng lắng nghe đóng vai trò then chốt trong cuộc giao tiếp. Lắng nghe giúp bạn nắm được những thông tin quan trọng trong câu chuyện mà đối phương truyền tải đến bạn. Có một số kỹ năng lắng nghe hiệu quả phổ biến hiện nay. 

Tập trung nghe người khác nói

Trong quá trình giao tiếp, sự sao nhãng hay thiếu tập trung của bạn sẽ gây cho đối phương cảm giác khó chịu vì không được tôn trọng. Ngược lại, nếu bạn chỉ nghe nhưng không hiểu người đối diện đang nói gì nghĩa là bạn chưa thật sự tập trung. Vì vậy, mỗi khi người khác nói bạn hãy thực sự tập trung bằng cách biểu lộ cảm xúc, thái độ và giữ sự thoải mái hoặc có thể kết hợp giao tiếp bằng ánh mắt để đối phương tự tin thể hiện quan điểm của mình.

Phản hồi, đặt câu hỏi

- Mặc dù bạn là người lắng nghe nhưng bạn cũng cần phải có những phản hồi như đưa ra câu hỏi phản biện với người nói để thể hiện sự tập trung, xác nhận lại thông tin một cách chính xác hay đơn giản là giải quyết các vướng mắc về thông tin họ đã truyền đạt tới bạn. Điều đó, không có nghĩa là bạn sẽ cắt ngang câu nói của người khác mà có nghĩa là bạn cần lưu ý về các vấn đề vướng mắc này để khi người nói kết thúc bạn sẽ có sự phản hồi lại thông tin cho họ. Tránh tình trạng đôi bên nói cùng một  lúc không có người nghe, nói chuyện lan man sang chủ đề khác hay khiến người nói rơi vào trạng thái bế tắc không còn biết nói gì.

Phan hoi dat cau hoi

Phân tích kỹ năng lắng nghe

Như vậy, tác dụng của lắng nghe như thế nào? Nếu không lắng nghe có được không?

Quả thực, nếu bạn biết lắng nghe, tác dụng của việc lắng nghe như sau:

+ Bạn sẽ hiểu được nội dung đối phương muốn truyền tải và có thêm nhiều thông tin bổ ích.

+ Tạo được sự tin cậy và tôn trọng từ đối phương. Từ đó, tạo thiện cảm với người đối diện và xây dựng nên các mối quan hệ tốt đẹp. 

+ Lắng nghe để hiểu và đưa ra lời khuyên hợp lý và bạn sẽ biết cách đặt câu hỏi trong giao tiếp.

Luôn đặt bản thân vào vị trí người nói

Khi đặt mình vào vị trí của người nói bạn sẽ thấu hiểu rõ nét về những gì người nói cần trình bày, từ đó có cách nhìn khách quan và có sự tôn trọng họ vì bản thân bạn hiểu rằng câu chuyện đó như chính câu chuyện của bản thân bạn vậy. Hy vọng với những kiến thức bổ ích trên đây sẽ giúp các bạn rèn luyện được kỹ năng lắng nghe một cách hiệu quả và đạt được thành công trong giao tiếp.

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp.

Ngoài việc thể hiện mình đang chú ý lắng nghe câu chuyện của đối phương bạn nên sử dụng ngôn ngữ cơ thể mình như ngồi hướng về người đang giao tiếp, mỉm cười, sự ngạc nhiên hay cái gật đầu nhẹ. Việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp giúp cho người nói cảm thấy hào hứng hơn vì được người nghe chú ý, ngoài ra cũng thể hiện bạn là người lịch sự, tôn trọng họ

Không ngắt lời người nói.

- Ngắt lời người nói trong giao tiếp là điều nhiều người hay mắc phải, bạn, việc bạn thường xuyên ngắt lời người khác trong giao tiếp cũng đồng nghĩa với việc bạn không là người lắng nghe giỏi. Khi bạn ngắt lời người đang nói họ sẽ cảm thấy rất khó chịu và sẽ không muốn chia sẻ tiếp câu chuyện với bạn.

- Theo đó, bạn nên chủ động để người đối diện nói hết câu chuyện với sự tập trung lắng nghe nhiệt tình và có thiện chí. Sau khi người đối diện trao đổi về vấn đề của họ xong, bạn hãy trình bày vấn đề của bạn. Như vậy, họ sẽ cảm thấy bản thân được tôn trọng, từ đó có thiện cảm với bạn hơn đây chính là bí quyết giao tiếp để thành công.

5. Phương pháp nâng cao kỹ năng lắng nghe 

Để nâng cao kỹ năng lắng nghe được tốt hơn, bạn có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Cụ thể như sau: 

Yếu tố tập trung 

Tập trung là yếu tố quan trọng hàng đầu khi lắng nghe. Nếu trong quá trình lắng nghe, bạn thường xuyên lơ đễnh, thiếu tập trung thì chắc chắn sẽ khiến cho người nói cảm thấy mình không được tôn trọng. Vì vậy, hãy thể hiện sự tập trung của mình qua ánh mắt, cử chỉ, thái độ khi trò chuyện. Tập trung lắng nghe thể hiện bạn tôn trọng cuộc trò chuyện này cũng như đối phương.

Chú ý phản hồi 

- Trong việc lắng nghe, bạn không chỉ đơn thuần chỉ nghe mà không có sự phản hồi với người đối diện. Bởi phản hồi là một trong những điều quan trọng thể hiện sự tương tác và chứng minh cho sự tiếp nhận của bạn. 

Ky nang lang nghe

Lắng nghe hiệu quả là gì?

- Bạn có thể phản hồi bằng cách đặt câu hỏi, đưa ra những gợi ý, đóng góp từ chính vấn đề mà người nó đặt ra. Sau đó, cả hai có thể cùng bàn luận về vấn đề. 

Không nên tạo sự áp đặt cho người đối diện 

- Đối với kỹ năng nói trong giao tiếp, kỹ năng lắng nghe hay bắt cứ kỹ năng nào đi nữa thì bạn tuyệt đối không được tạo sự áp đặt cho đối phương. Thay vào đó, hãy lắng nghe một cách chân thành, đừng áp đặt ý kiến cá nhân hay lời chê trách lên bất cứ ý kiến nào của người đối diện, bởi điều này sẽ khiến cho cuộc trò chuyện của bạn trở nên căng thẳng, thậm chí là xung đột. 

- Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không được thể hiện ý kiến cá nhân của bản thân mình, mà bạn phải có cách nhận xét phù hợp. Áp đặt và nhận xét là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau. Việc nhận xét cần dựa trên những nền tảng kiến thức chính xác, khoa học chứ không phải là cái tôi hay sự “chém gió” của bản thân. 

Biết cách đặt câu hỏi khi giao tiếp

- Lắng nghe không có nghĩa bạn chỉ ngồi yên lắng nghe mà bạn cần phải biết đặt câu hỏi trong quá trình giao tiếp để đối tương giao tiếp không cảm thấy mình đang độc thoại trong cuộc trò  chuyện này. Ngoài ra câu hỏi về kỹ năng lắng nghe cũng thể hiện bạn là người đang quan tâm đến cuộc giao tiếp này.

>>> Xem ngay: Khóa học giao tiếp - Nghệ thuật chinh phục bất cứ ai mà bạn muốn

Làm chủ sự im lặng

- Làm chủ được sự im lặng trong cuộc trò chuyện chính là điều cần thiết, bạn cần biết lúc nào nên giữ im lặng trong cuộc trò chuyện, điều này giups bạn kiểm soát được hành động, cảm xúc, tư duy và hiểu được rõ hơn nội dung cũng như hiểu được phần nào đối phương.

6. Ví dụ về kỹ năng lắng nghe

Một vài ví dụ trong kỹ năng lắng nghe thông thường trong giao tiếp và kinh doanh chúng tôi muốn giới thiệu cho các bạn để nắm rõ hơn.

Ví dụ về kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp

Giả sử bạn đang có một cuộc hội thoại với một đồng nghiệp về một dự án quan trọng. Trong quá trình nói chuyện, đồng nghiệp của bạn đã nêu ra một số khó khăn mà anh ta đang gặp phải trong việc triển khai dự án đó. Thay vì chỉ nghe qua và đưa ra lời khuyên của riêng mình, bạn có thể sử dụng kỹ năng lắng nghe để giúp đồng nghiệp của mình cảm thấy được quan tâm và hiểu rõ hơn về tình hình của anh ta. Các bước thực hiện như sau:

- Tạo sự tập trung: Tập trung vào người nói và tránh các yếu tố phân tâm khác trong quá trình nói chuyện.

- Khuyến khích người nói nói thêm: Hãy sử dụng thêm các câu hỏi mở để khuyến khích đồng nghiệp của bạn nói thêm những khó khăn mà anh ta đang gặp phải.

- Sử dụng kỹ năng tóm tắt: Khi đồng nghiệp kết thúc phần trình bày của mình, hãy sử dụng kỹ năng tóm tắt để tổng kết lại những gì mà anh ta vừa nói, để chắc chắn rằng bạn hiểu đúng vấn đề mà anh ta muốn nói.

- Thể hiện sự quan tâm: Hãy chia sẻ với đồng nghiệp của bạn rằng bạn thực sự quan tâm đến tình hình mà anh ta đang gặp phải, và sẵn sàng hỗ trợ anh ta trong việc tìm ra giải pháp tốt nhất.

vi-du-ky-nang-lang-nghe

Ví dụ kỹ năng láng nghe

Ví dụ về kỹ năng lắng nghe trong kinh doanh

Giả sử bạn đang làm việc trong ngành bán lẻ và đang có một khách hàng cần tư vấn mua sản phẩm của bạn. Trong quá trình tư vấn, khách hàng sẽ đưa ra những yêu cầu, mong muốn, hoặc những thắc mắc về sản phẩm. Thay vì chỉ nghe qua và đưa ra lời giải đáp, bạn có thể sử dụng kỹ năng lắng nghe để tìm hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng. 

- Tạo sự tập trung: Tập trung vào khách hàng và tránh các yếu tố phân tâm khác trong quá trình tư vấn.

- Sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi: Đặt thâm các câu hỏi để hiểu rõ hơn về sản phẩm mà khách hàng quan tâm, nhu cầu và mong muốn của khách hàng, và cách mà sản phẩm của bạn có thể đáp ứng được nhu cầu của họ.

- Sử dụng kỹ năng tóm tắt: Tóm tắt những gì khách hàng đã nói, để chắc chắn rằng bạn đã hiểu đúng vấn đề và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

- Thể hiện sự quan tâm: Chia sẻ với khách hàng rằng bạn thực sự quan tâm đến nhu cầu và mong muốn của anh ta, và sẵn sàng giúp đỡ anh ta tìm ra sản phẩm phù hợp nhất.

- Đưa ra giải pháp và lời khuyên: Dựa vào những thông tin mà khách hàng đã cung cấp, đưa ra những giải pháp và lời khuyên phù hợp về sản phẩm của bạn. Tuy nhiên, hãy luôn lắng nghe và xác nhận rằng khách hàng đã hiểu và đồng ý với những giải pháp và lời khuyên của bạn.

Tổng kết

Epictetus từng nói rằng "Tạo hoá cho chúng ta một cái lưỡi, nhưng có đến hai cái tai, vì thế chúng ta phải lắng nghe gấp hai lần nói". Lắng nghe là một yếu tố kỳ diệu giúp con người tạo dựng được mối quan hệ bền lâu và hạnh phúc. Bên cạnh đó thì bạn cần lựa chọn phong cách giao tiếp riêng cho mình sao cho phù hợp nhất.

Trên đây là những thông tin chi tiết về kỹ năng lắng nghe, lợi ích của việc lắng nghe và một số cách nâng cao kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp bạn cần biết để áp dụng vào vào trong thực tiễn công việc, cuộc sống. Người biết lắng nghe sẽ có nhiều bạn bè, mối quan hệ điều đó cũng nâng cao giá trị của bản thân bạn của bạn trong cuộc giao tiếp.

Chúc các bạn thành công!

Đánh giá :

Tags: Bán hàng Online
Trở thành hội viên