Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Khẩu độ là gì? Ý nghĩa và cách chọn khẩu độ trong nhiếp ảnh

Nội dung được viết bởi Phí Công Huy

Khẩu độ là gì? chính là thắc mắc của nhiều người khi mới bắt đầu học chụp ảnh. Thực tế, khẩu độ đóng vai trò rất quan trọng đối với chất lượng của bức ảnh. Để trả lời cho thắc mắc này cũng như các kiến thức cơ bản về khẩu độ, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Khẩu độ là gì?

Đối với các thiết bị máy móc, khẩu độ là một bộ phận kỹ thuật dùng để chỉ độ mở của kết cấu. Còn trong máy ảnh, khẩu độ là đường kính của cửa sáng tại vị trí ống kính. Bộ phận này có vai trò điều chỉnh lượng sáng của chùm ánh sáng từ chủ thể tác động lên ống kính. Chính vì vậy, nó có vai trò rất quan trọng đến việc cân bằng ánh sáng và điều chỉnh hiệu ứng.

Khẩu độ là đường kính của cửa sáng tại vị trí ống kính của máy ảnh

Khẩu độ là đường kính của cửa sáng tại vị trí ống kính của máy ảnh

Bên cạnh đó, khẩu độ còn có một chức năng cũng vô cùng quan trọng đó chính là xóa phông bức ảnh. Như vậy, nếu khẩu độ càng cao thì lượng ánh sáng đi vào ống kính càng ít, khả năng xóa phông thấp. Ngược lại, nếu khẩu độ càng thấp thì ánh sáng càng lớn và khả năng xóa phông cao hơn.

Ý nghĩa của khẩu độ

Sau khi đã biết khẩu độ trong máy ảnh là gì, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về ý nghĩa của khẩu độ trong chụp ảnh. Trong nhiếp ảnh, khẩu độ là một trong ba yếu tố cơ bản để điều chỉnh ánh sáng khi chụp ảnh, bên cạnh thời gian chụp (tốc độ màn trập) và độ nhạy ISO. Khẩu độ ảnh hưởng đến độ sắc nét và độ sâu trường ảnh trong một bức ảnh.

Khẩu độ được hiểu là kích thước của lỗ ống kính, quyết định lượng ánh sáng được cho phép đi qua và rơi lên bộ cảm biến hay bộ phim. Khi mở khẩu độ lớn, lỗ ống kính mở rộng, cho phép nhiều ánh sáng đi vào và tạo ra một vùng nét hẹp. Ngược lại, khi đóng khẩu độ nhỏ, lỗ ống kính thu hẹp và giới hạn lượng ánh sáng đi vào, tạo ra một vùng nét rộng hơn.

Ý nghĩa của khẩu độ trong nhiếp ảnh là điều chỉnh độ sâu trường ảnh. Khi chọn khẩu độ nhỏ (ví dụ f/2.8), chỉ có một phần nhỏ không gian trong khung ảnh sẽ nét, trong khi phần còn lại sẽ mờ đi (gọi là vùng mờ ngoài tiêu cự). Điều này thường được sử dụng trong chụp chân dung hoặc chụp cảnh để làm nổi bật vật chụp khỏi nền. Trong khi đó, khẩu độ lớn (ví dụ f/16) tạo ra độ sâu trường lớn, nhiều phần trong khung ảnh sẽ nét, phù hợp trong chụp cảnh quan hay kiến trúc.

Khẩu độ cũng ảnh hưởng đến lượng ánh sáng vào máy ảnh, nên nó cũng liên quan đến việc điều chỉnh tốc độ chụp và độ nhạy ISO để đạt được sự cân bằng ánh sáng phù hợp trong quá trình chụp ảnh.

Ý nghĩa của khẩu độ trong nhiếp ảnh là điều chỉnh độ sâu trường ảnh

Ý nghĩa của khẩu độ trong nhiếp ảnh là điều chỉnh độ sâu trường ảnh

Đơn vị đo khẩu độ

Không chỉ quan tâm tới khẩu độ là gì, nhiều người còn quan tâm tới đơn vị đo của khẩu độ. Đơn vị đo khẩu độ trong nhiếp ảnh là "f-stop" hoặc "f-number". Đây là một con số thể hiện tỷ lệ giữa đường kính của lỗ ống kính và tiêu cự của ống kính. Một số giá trị khẩu độ thông thường là f/1.4, f/2, f/2.8, f/4, f/5.6, f/8, f/11, f/16, f/22,...

Giá trị khẩu độ càng nhỏ, tức là đường kính lỗ ống kính càng lớn, cho phép lượng ánh sáng vào máy ảnh nhiều hơn. Ngược lại, giá trị khẩu độ càng lớn, tức là đường kính lỗ ống kính càng nhỏ, giới hạn lượng ánh sáng vào máy ảnh.

Mỗi giá trị khẩu độ tương ứng với một độ sắc nét và độ sâu trường khác nhau, ảnh hưởng đến cách mà ánh sáng được thu và lấy nét trong ảnh. Việc chọn giá trị khẩu độ phù hợp sẽ giúp tạo ra hiệu ứng nghệ thuật và đáp ứng đúng yêu cầu của bức ảnh.

Ý nghĩa của khẩu độ trong nhiếp ảnh là điều chỉnh độ sâu trường ảnh
Đơn vị đo khẩu độ là "f-stop" hoặc "f-number"

Cơ chế hoạt động của khẩu độ

Cơ chế hoạt động của khẩu độ trong ống kính máy ảnh dựa trên nguyên lý của ống kính hội tụ ánh sáng. Khi ánh sáng đi qua ống kính, nó được lấy nét và hội tụ tại một điểm gọi là tiêu điểm (focal point). Tại điểm này, ống kính tạo ra một hình ảnh sắc nét.

Khẩu độ được điều chỉnh bằng cách điều chỉnh kích thước của lỗ ống kính. Khi thay đổi khẩu độ, một bộ cơ chế trong ống kính di chuyển các lá chắn khẩu độ, thay đổi diện tích lỗ thông qua mà ánh sáng đi vào ống kính.

Khi mở khẩu độ lớn, các lá chắn khẩu di chuyển để tạo ra lỗ ống kính lớn hơn. Điều này cho phép ánh sáng đi vào ống kính với diện tích lớn hơn, nhiều ánh sáng chùm hội tụ tại tiêu điểm nhanh hơn và tạo ra độ sâu trường hẹp.

Ngược lại, khi đóng khẩu độ nhỏ, các lá chắn khẩu di chuyển để tạo ra lỗ ống kính nhỏ hơn. Điều này giới hạn lượng ánh sáng đi vào ống kính, làm cho ánh sáng chùm hội tụ chậm hơn và tạo ra độ sâu trường rộng.

Cơ chế hoạt động của khẩu độ cho phép nhiếp ảnh gia điều chỉnh lượng ánh sáng vào ống kính và tạo ra các hiệu ứng nghệ thuật khác nhau, từ việc làm nổi bật vật chụp bằng cách tạo độ sâu trường hẹp đến việc chụp cảnh với độ sâu trường rộng.

Cơ chế hoạt động của khẩu độ

Cơ chế hoạt động của khẩu độ

Một số ví dụ về khẩu độ

Sau khi đã biết khẩu độ là gì, ý nghĩa và đơn vị đo thì ở phần này, Unica sẽ gửi tới bạn một số ví dụ liên quan đến khẩu độ và ứng dụng của nó trong việc chụp ảnh. Mời bạn theo dõi các khẩu độ của máy ảnh dưới đây:

  • f/0.95 - f/1.4: Loại khẩu độ này chỉ xuất hiện trên ống kính một tiêu cự cao cấp. Đặc trưng của khẩu độ này là chúng có khả năng thu thập nhiều ánh sáng, phù hợp cho việc ảnh trong trong môi trường thiếu sáng như: trời đêm, sự kiện hoặc tiệc cưới.
  • f/1.8 - f/2.0: Loại ống kính với loại khẩu độ này dành cho những người đam mê nhiếp ảnh những có khả năng tăng thu sáng yếu hơn một chút so với cảnh thực tế. Tuy nhiên bạn vẫn hoàn toàn có thể tạo ra những bức ảnh đẹp với khẩu độ này. 
  • f/2.8 - f/4: đa phần các ống kính Zoom chuyên nghiệp đều bị giới hạn ở phạm vi f/2.8 - f/4. Mặc dù chúng không có khả năng thu sáng tốt những vẫn có thể chụp trong điều kiện ánh sáng yếu. Với khẩu độ này, sản phẩm thường có độ sâu và phù hợp cho việc chụp ảnh thám hiểm, thể thao và du lịch.
  • f/5.6 - f/8: khẩu độ này thường được áp dụng để chụp ảnh Macro, phong cảnh và kiến trúc.
  • f22 và nhỏ hơn: Khoảng f-stop này dễ làm cho vật bị mờ và không được ắc nét, vì vậy bạn nên hạn chế sử dụng. 

Ví dụ về khẩu độ
Ví dụ về khẩu độ

Ảnh hưởng của khẩu độ đến hình ảnh

Khẩu độ sẽ ảnh hưởng tới độ sáng và độ sâu trường ảnh. Chi tiết từng ảnh hưởng này sẽ được trình bày ở dưới đây:

Độ sáng hay độ phơi sáng của hình ảnh

Khẩu độ ảnh hưởng tới độ sáng/độ phơi sáng của ảnh theo tỷ lệ thuận. Khi bạn mở khẩu lớn, lượng ánh sáng đi vào đến cảm biến sẽ nhiều hơn nên khiến ảnh sáng hơn. Ngược lại, khi mở khẩu bé, lượng ánh sáng vào đến cảm biến ít nên làm ảnh tối hơn.

Giá trị về chênh lệch khẩu độ được gọi là f, các tiêu chuẩn về số f là f/1.4, f/2, f/2.8, f/4, f/5.6, f/8,… Quy tắc là nếu mở khẩu thì số f sẽ giảm đi, khi khép khẩu thì số f sẽ tăng lên. Vùng ảnh đúng nét càng lớn khi số f càng lớn và ngược lại. Số f lớn dẫn đến ảnh sắc nét đến tận hậu cảnh cho bức ảnh của bạn.

Khi số f nhỏ nhất, bạn sẽ có được khẩu độ tối đa, khẩu độ này cho phép lượng ánh sáng đi vào nhiều nhất, đồng thời bạn cũng sở hữu được hiệu ứng xóa phông nổi bật nhất. Bởi vậy, chế độ chụp ảnh khi chụp ảnh ở những môi trường thiếu sáng là bạn nên mở khẩu lớn hết cỡ để thu được lượng ánh sáng nhiều nhất có thể.

Khẩu độ ảnh hưởng tới độ sáng/độ phơi sáng của ảnh theo tỷ lệ thuận

Khẩu độ ảnh hưởng tới độ sáng/độ phơi sáng của ảnh theo tỷ lệ thuận

 Độ sâu trường ảnh

Thuật ngữ độ sâu trường ảnh (Depth of Field) dùng để diễn tả vùng rõ nét của một bức ảnh. Ảnh hưởng của khẩu độ đến độ sâu trường ảnh là tỷ lệ nghịch. Tức là, khi khẩu độ càng nhỏ thì độ sâu trường ảnh càng lớn, tất cả các đối tượng ở tiền cảnh và hậu cảnh đều được đảm bảo đúng nét. Còn khi khẩu độ máy ảnh được mở rộng ở mức tối đa thì độ sâu trường ảnh sẽ nông hơn, tách đối tượng chụp ra khỏi hậu cảnh, làm cho đối tượng được rõ nét và hậu cảnh sẽ nhòe đi.

Vì lý do trên, bạn nên mở khẩu tối đa khi chụp ảnh chân dung. Còn khi chụp ảnh phong cảnh, bạn nên để khẩu độ nhỏ để có thể lấy được nhiều chi tiết của bức ảnh nhất có thể.

Thành thạo cách lựa chọn ống kính, phụ kiện nhiếp ảnh, góc chụp ảnh đẹp, nguyên lý hoạt động của các thiết bị chụp ảnh bằng cách tham gia khóa học online qua video. Khoá học chụp ảnh cơ bản với dung đơn giản từ lý thuyết đến thực hành, đảm bảo phù hợp cho tất cả mọi người yêu thích nhiếp ảnh.

Nhiếp ảnh cơ bản
Nguyễn Ngọc Quang
299.000đ
800.000đ

Chụp ảnh cơ bản - Đơn giản từ lý thuyết đến thực hành
Hà Đức Như
690.000đ
790.000đ

Kỹ thuật nhiếp ảnh: Ánh sáng và hiệu ứng
Phí Công Huy
299.000đ
800.000đ

Cách cài đặt khẩu độ máy ảnh

Bạn không nên chỉ quan tâm tới khẩu độ là gì, mà cần biết cách cài đặt khẩu độ. Để giúp bạn biết cách cài đặt khẩu độ của máy, dưới đây là một vài hướng dẫn cơ bản:

  • Chế độ ưu tiên khẩu độ (Aperture Priority): Trên dial chế độ (mode dial) của máy ảnh, chọn chế độ ưu tiên khẩu độ (thường được đánh dấu là "A" hoặc "Av"). Sau đó, sử dụng bánh xe điều khiển (control dial) để điều chỉnh giá trị khẩu độ mong muốn. Máy ảnh sẽ tự động điều chỉnh tốc độ màn trập phù hợp để đảm bảo ánh sáng đúng mức.
  • Chế độ thủ công (Manual Mode): Trên dial chế độ, chọn chế độ thủ công (thường được đánh dấu là "M"). Tiếp theo, sử dụng bánh xe điều khiển để điều chỉnh giá trị khẩu độ theo mong muốn. Bạn cần tự điều chỉnh tốc độ màn trập và độ nhạy ISO để cân bằng ánh sáng trong chế độ này.
  • Chế độ ứng dụng (Scene Mode): Một số máy ảnh có các chế độ ứng dụng được thiết kế cho các tình huống chụp cụ thể như chân dung, cảnh quan, macro,... Trong chế độ này, bạn có thể tìm các biểu tượng hoặc các tùy chọn tương tự để điều chỉnh khẩu độ cho phù hợp với tình huống chụp ảnh.

Cài đặt khẩu độ máy ảnh

Cài đặt khẩu độ máy ảnh

Lưu ý: các bước cài đặt cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào thiết bị và giao diện máy ảnh của bạn. Hãy tham khảo hướng dẫn sử dụng kèm theo máy ảnh hoặc tìm hiểu về giao diện cụ thể của thiết bị của bạn để biết thêm thông tin chi tiết và tuỳ chỉnh khẩu độ một cách chính xác.

Hướng dẫn chọn khẩu độ phù hợp với mục đích chụp ảnh

Tùy mục đích chụp ảnh mà bạn chọn khẩu độ phù hợp. Một số gợi ý cho người mới bắt đầu để chọn khẩu độ hợp lý như sau:

  • -Khẩu độ chụp chân dung hoặc chụp hình trong điều kiện ánh sáng yếu nên đặt ở mức f/1.8, f/2, f/2.8.
  • Chụp ảnh cho nhiều đối tượng thì nên để kích thước khẩu độ f/2.8, f/3/ f/4.
  • Khẩu độ chụp phong cảnh, kiến ​​trúc, nhà xưởng và chụp macro nên để ở giá trị nhỏ như f/8, f/11, f/16 để lấy nhiều chi tiết trong khung hình.

>>> Xem thêm: Mách bạn cách chụp ảnh mờ phông nền phía sau đơn giản

khau-do-la-gi-1

Khẩu độ chụp phong cảnh nên để ở giá trị nhỏ như f/8, f/11, f/16 để lấy nhiều chi tiết trong khung hình

Kết Luận

Với những thông tin trên, chắc chắn đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc khẩu độ là gì. Tuy nhiên, trong lĩnh vực nhiếp ảnh, bên cạnh yếu tố khẩu độ thì bạn cần chú ý các thông số kỹ thuật khác như tốc độ, ISO, tốc độ màn trập, kỹ thuật chống rung... Có như vậy, bức ảnh bạn chụp nên mới đạt được độ hoàn hảo.

Chúc bạn thành công!

Trở thành hội viên

Khám phá bí quyết để chụp ảnh ấn tượng! Khóa học này sẽ giúp bạn nắm vững kỹ thuật, góc chụp, và ánh sáng, giúp bạn tự tin tạo ra những bức hình đẹp như dân chuyên nghiệp

Đăng ký học thử để trải nghiệm ngay hôm nay!
course_relate
Chụp ảnh cơ bản - Đơn giản từ lý thuyết đến thực hành
690.000đ 790.000đ
0/5 - (0 bình chọn)