Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Nhiệm vụ và quy trình làm kế toán giá thành doanh nghiệp

Các bạn có biết định nghĩa, công việc cụ thể của kế toán giá thành như thế nào chưa? Đây là một bộ phận quan trọng trong doanh nghiệp do vậy để bạn nắm được một cách chính xác thì cùng Unica tìm hiểu kỹ hơn nhé.

Kế toán giá thành là gì?

Kế toán giá thành được hiểu là nhân sự đảm nhận việc xác định đầy đủ các loại chi phí, giá thành thực tế của sản phẩm, làm cơ sở cho việc xác định giá bán hàng hóa phù hợp, đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Kế toán giá thành thường có mối quan hệ chặt chẽ với kế toán chi phí.

Chi phí và giá thành là 2 tiêu chí quan trọng được mọi doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Vì chúng quyết định đến kết quả sản xuất và thu nhập của cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp. Cho nên vấn đề hạch toán chính xác, đúng đắn và kịp thời sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình một cách nhanh chóng.

ke-toan-gia-thanh-la-gi

Kế toán giá thành là gì?

Nhiệm vụ của kế toán giá thành

Để tính được giá thành của sản phẩm, kế toán giá thành phải làm những công việc sau:

Tính giá thành sản phẩm

– Tập hợp các khoản chi phí sản xuất chung (gồm chi phí nguyên vật liệu, khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ trả trước, chi phí điện nước và chi phí dịch vụ mua ngoài…), chi phí tiền lương – làm cơ sở để tính giá thành sản phẩm.

– Dựa trên khoản chi phí cấu thành này để tính: giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế.

– Kiểm soát giá thành sản phẩm theo từng đơn hàng sản xuất.

– Thực hiện điều chỉnh giá thành theo  sự biến động chi phí.

Hạch toán các tài khoản kế toán

Theo kiến thức trong khóa học nguyên lý kế toán thì việc hạch toán tài khoản sẽ được thực hiện như sau:

– Thực hiện hạch toán các loại tài khoản kế toán liên quan đến giá thành theo phương pháp kế toán mà doanh nghiệp lựa chọn.

– Tổ chức đánh giá khối lượng sản phẩm một cách khoa học, làm cơ sở để hạch toán giá thành trong một kỳ đầy đủ và chính xác.

nhiem-vu-ke-toan-gia-thanh

Nhiệm vụ của kế toán giá thành

Lập báo cáo phân tích

– Lập bảng tổng hợp – phân tích hiệu quả sản xuất theo mỗi đơn hàng sản xuất (Giá thành thực tế so với giá thành kế hoạch).

– Định kỳ lập báo cáo công việc theo yêu cầu

– Báo cáo sản xuất: bao gồm báo cáo nhu cầu nguyên vật liệu, báo cáo sử dụng NVL và báo cáo tồn kho nhóm chỉ tiêu đơn hàng)

– Báo cáo giá thành: giá thành theo đơn hàng, theo sản phẩm cùng bảng chi phí giá thành.

– Báo cáo khoản chi phí sản xuất: báo cáo tính – phân bổ khấu hao tài sản cố định, chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn cùng báo cáo tổng hợp – chi tiết tiền lương, chi phí chung, khoản mục phí.

– Báo cáo đơn hàng: báo cáo quá trình  thực hiện đơn hàng.

nhiem-vu-ke-toan-gia-thanh-doanh-nghiep

Nhiệm vụ chính của kế toán giá thành

Một số công việc khác

– Theo dõi việc nhập – xuất nguyên liệu và thành phẩm hàng ngày. Kiểm tra – cập nhật các phiếu nhập kho – xuất kho, đảm bảo số lượng và đơn giá khớp với đơn đặt hàng được ký duyệt.

– Kiểm soát việc tiêu thụ nguyên vật liệu, đảm bảo theo định mức quy định.

– Hỗ trợ và hướng dẫn nhân viên liên quan thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến chi phí sản xuất, hàng tồn kho.

– Phối hợp với các nhân viên kế toán tổng hợp hoàn thiện bảng phân tích – báo cáo tình hình lãi lỗ.

– Phân loại, lưu trữ các loại chứng từ, sổ sách kế toán liên quan.

– Phối hợp với bộ phận thu mua khảo sát giá của nguyên vật liệu, mặt hàng thu mua để có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo tối ưu hóa doanh thu – lợi nhuận cho doanh nghiệp

– Tham gia các cuộc họp của bộ phận kế toán.

– Thực hiện công việc khác khi được kế toán trưởng yêu cầu.

Lưu ý quan trọng khi làm kế toán giá thành tại các doanh nghiệp

Để đảm nhận tốt vai trò của một nhân viên kế toán giá thành, bạn cần lưu ý đến các vấn đề quan trọng sau đây:

- Tập hợp đầy đủ và chi tiết những khoản mục chi phí có liên quan của từng bộ phận. Qua đó tính toán chính xác giá thành của từng nhóm sản phẩm trong kỳ sản xuất.

- Hạch toán, phân bổ và kết chuyển mọi chi phí sản xuất một cách hợp lý và chuẩn xác.

- Lựa chọn phương pháp tính giá thành sao cho phù hợp dựa vào sản phẩm cũng như quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

luu-y-khi-lam-ke-toan-gia-thanh

Lưu ý khi làm kế toán giá thành

Những câu hỏi thường gặp về kế toán giá thành

Thực hiện kế toán giá thành cần lưu ý vấn đề gì?

– Đầu tiên là tập hợp các chi phí liên quan của từng bộ phận một cách đầy đủ, chi tiết để tính chính xác giá thành từng nhóm sản phẩm trong kỳ sản xuất.

– Hạch toán, phân bổ và kết chuyển các chi phí sản xuất một cách hợp lý và chính xác.

– Lựa chọn, áp dụng phương pháp tính giá thành phù hợp tùy thuộc vào sản phẩm và quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

ke-toan-gia-thanh

Câu hỏi thường gặp về kế toán giá thành

Mức lương của kế toán giá thành là bao nhiêu?

Mức lương sẽ phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm, năng lực và hiệu suất công việc cũng như khối lượng công việc… Theo thông tin từ các trang tuyển dụng, lương trung bình của kế toán giá thành thường sẽ dao động khoảng 10.4 đến 20 triệu đồng /tháng.

Ngoài ra, lương của kế toán giá thành cũng bị chi phối bởi các yếu tố khác như: quy mô doanh nghiệp, chế độ đãi ngộ của công ty. Đặc biệt, khả năng thỏa thuận lương tốt cũng giúp cho mức lương ứng viên nhận được cao và phù hợp với mong muốn của bản thân.

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về công việc của kế toán giá thành. Hy vọng rằng các bạn có thể nắm bắt một cách dễ dàng và chính xác. Đồng thời hãy tham khảo thêm các khóa học kế toán tổng hợp online duy nhất của Unica nhé.

Trở thành hội viên
0/5 - (0 bình chọn)