INFJ là một trong những loại tính cách đặc biệt được đánh giá thông qua bài kiểm tra MBTI. Vậy INFJ là gì? nhóm tính cách này có những đặc điểm gì và làm thế nào để định hướng nghề nghiệp tốt nhất cho những người thuộc nhóm tính cách này? Cách quản trị nhân sự nhóm người có tính cách này sao cho hiệu quả nhất? Cùng Unica tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
1. Nhóm tính cách INFJ là gì?
INFJ (The Counselors) là một trong những loại hình tính cách được đánh giá qua bài trắc nghiệm MBTI. Nhóm tính cách này được xét vào nhóm Idealist nghĩa là thiên hướng trở thành Nhà lý tưởng bởi hộ có khả năng thiên bẩm về việc đưa ra các hướng dẫn. Đặc biệt, đây là nhóm tính cách được đánh giá là hiếm nhất trên thế giới khi chỉ chiếm 1-3% dân số.
INFJ được cấu thành bởi 4 dạng tính cách:
⦁ Introversion: Khái niệm này dành cho những người hướng nội, họ thường có xu hướng sống trong thế giới của riêng mình và lảng tránh các mối quan hệ xã hội.
⦁ iNtuition: Đây là từ dùng cho những người thiên về sử dụng trực giác thay vì hành động, suy nghĩ dựa trên thực tế. Đồng thời, những người thuộc kiểu tính cách INFJ này thường quan sát và suy nghĩ mọi việc một cách bao quát.
⦁ Feeling: Cảm tính là từ chính xác nhất dành cho những người thuộc kiểu tính cách này, họ thường đưa ra quyết định dựa trên cảm nhận và cảm xúc hiện tại của họ thay vì tính logic và khách quan.
⦁ Judgement: Nguyên tắc và lên kế hoạch rõ ràng để đạt được mục tiêu đã đề ra thay vì “đi đến đâu biết đến đấy”.
INFJ là gì?
INFJ là nhóm tính cách được biết đến với sự tận tâm trong cả cuộc sống lẫn công việc. Họ luôn có định hướng và kế hoạch rõ ràng khi xác định mục tiêu cần hướng đến. Họ có xu hướng coi các thử thách là cơ hội để phát triển bản thân và nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện nhất.
Một trong những tính cách đặc trưng của người thuộc nhóm INFJ là hướng nội nhưng sâu thẳm trong họ có một chút đối lập, nghĩa là họ vẫn có thể cố gắng hòa nhập trong những tình huống cần thiết thay vì lảng tránh nó hoàn toàn. Chính vì vậy, người thuộc nhóm tính cách này luôn có thể hợp tác và hóa giải những khác biệt với người khác.
Nhìn chung, nhóm tính cách INFJ là những người sống khá nội tâm nhưng đồng thời cũng cởi mở trong từng trường hợp. Đặc biệt, họ luôn quan tâm và cảm thông với người khác, điều này khiến họ luôn được mọi người yêu mến và rất thích hợp để trở thành những người tạo động lực hay chia sẻ cảm xúc với người khác.
Nếu MBTI là hệ thống câu hỏi giúp bạn định hướng nghề nghiệp một cách chính xác nhất thì DISC được xem là một trong những phương pháp tuyệt vời giúp hiểu rõ bản thân và xác định nhóm tính cách thông qua các tình huống thực tế hoặc một bài trắc nghiệm cụ thể. Bài tập này có thể giúp bạn định hình rõ mình thuộc nhóm tính cách nào, thế mạnh và hạn chế của bạn là gì, hay bạn cần trau dồi những kỹ năng gì để hoàn thiện bản thân. Một gợi ý cho bạn về 5W1H trong kinh doanh hiệu quả.
2. Phân loại nhóm tính cách INTFJ
- Nhóm tính cách Artisan (SP) - nghệ sĩ: ISFP (Composer), ISTP (Crafter), ESFP (Performer), ESTP (Promoter);
- Nhóm tính cách Guardian (SJ) - bảo hộ: ISTJ (Inspector), ISFJ (Protector), ESFJ (Provider), ESTJ (Supervisor);
- Nhóm tính cách Idealist (NF) - Người lý tưởng hoá - người duy tâm: ENFP (Champion), INFJ (Counselor), INFP (Healer), ENFJ (Teacher);
- Nhóm tính cách Rational (NT) - lý trí: INTP (Architect), ENTJ (Fieldmarshal), ENTP (Inventor), INTJ (Mastermind).
3. Đặc điểm của tính cách INFJ
Những người thuộc nhóm INFJ có những đặc điểm nổi bật trong tính cách đó là nội tâm và nhạy cảm, tập trung, sáng tạo, tận tụy và cũng rất cảm xúc. Từng đặc điểm sẽ được chúng tôi liệt kê chi tiết ở bên dưới đây:
Nội tâm và nhạy cảm
Người thuộc nhóm INFJ thường là người sống nội tâm, họ thích dành thời gian một mình hơn là với nhóm bạn. Họ yêu thích sự yên tĩnh, thích những chỗ riêng tư vì đây chính là không gian lý tưởng giúp họ sạc lại năng lượng sau những ngày dài mệt mỏi.
Nhóm người INFJ thường nhạy cảm, một số người sẽ nói rằng họ mang tâm hồn của một nghệ sĩ nhưng một số khác lại cho rằng họ sống cảm xúc quá và điều đó thường không tốt. Tuy nhiên, những người thuộc nhóm tính cách INFJ lại có cuộc sống sôi nổi vì đời sống nội tâm của họ rất phong phú.
Tập trung vào trải nghiệm cảm xúc
Vì là người nội tâm và nhạy cảm nên những cô nàng và anh chàng thuộc nhóm INFJ thường thích dành nhiều thời gian trải nghiệm cảm xúc. Những cung bậc cảm xúc đó có thể tới từ một cuốn sách hay bạn đọc, một cuộc nói chuyện với những người bạn thân thiết hoặc đó có thể là một thứ cảm xúc tới từ một cuốn phim bạn vừa xem.
Sáng tạo và tận tụy
Những bạn thuộc nhóm INFJ thường là những người sáng tạo, họ luôn tìm cách giúp công việc và cả cuộc sống thêm thú vị nhờ những ý tưởng độc đáo của bản thân. Không chỉ là người thích sáng tạo, người thuộc nhóm INFJ còn là một người tận tụy. Nếu bạn đang có những nhân viên thuộc nhóm INFJ thì xin chúc mừng vì đây là những người có trách nhiệm với công việc. Khi giao việc cho những người này, bạn không cần lo họ sẽ không hoàn thành hoặc làm sai công việc được giao.
4. Điểm mạnh và điểm yếu của nhóm tính cách INFJ với sự nghiệp
Điểm mạnh
⦁ Những người thuộc nhóm tính cách này thường rất chăm chỉ và luôn làm hết sức mình để hướng tới mục tiêu đã đề ra.
⦁ Đặc biệt, họ là một trong những yếu tố không thể bỏ qua để phát triển đội nhóm bởi tính cá nhân không tồn tại ở nhóm tính cách này. Họ luôn đặt lợi ích của chung lên trước thay vì lợi ích cá nhân của mình.
⦁ Quyết đoán được xem là một trong những tính cách nổi bật của nhóm này. Họ luôn có những ý tưởng đột phá nhưng không hề vội vàng, luôn có một kế hoạch kỹ càng cho những quyết định mà họ đưa ra.
⦁ Nếu bạn đang tìm kiếm một nhóm tính cách nổi trội về khả năng sáng tạo thì INFJ là những người mà bạn không thể bỏ qua. Họ có một trí tưởng tượng khá phong phú, đó là lý do họ có thể trở thành những người quân sư tuyệt vời giúp người khác giải quyết các vấn đề.
⦁ Những người mang nhóm tính cách INFJ rất dễ đồng cảm với người khác, kết hợp với khả năng sử dụng ngôn từ và tính thuyết phục, họ có thể trở thành những người truyền cảm hứng và chuyên gia tâm lý rất thành công.
Quân sư - ngành phù hợp nhất với nhóm tính cách INFJ
Điểm yếu
⦁ Những người thuộc nhóm này thường rất khó để mở lòng với người khác, họ có xu hướng không tin tưởng mọi người ngay cả khi đó là những người gần gũi với họ.
⦁ Họ là những người rất dễ bị tổn thương bởi họ muốn những mối quan hệ hay một môi trường thân thiện thay vì việc phải nghe những lời phê bình và tình huống tranh cãi.
⦁ Một quy trình, một mục tiêu là cái mà họ hướng đến thay vì việc bị ép buộc phải làm những việc không liên quan đến mục tiêu đặt ra. Họ có xu hướng hời hợt và cảm thấy bị ép buộc khi thực hiện các công việc “không tên” này.
5. Tại sao INFJ lại quan trọng?
Người thuộc nhóm INFJ đóng vai trò quan trọng vì bản thân họ mang những đặc điểm tính cách nổi bật. Dưới đây sẽ là vai trò và lợi ích của những người thuộc nhóm tính cách này:
Vai trò của INFJ trong xã hội
Người INFJ có tính cách chăm chỉ, tận tụy và tỉ mỉ nên trong một tổ chức họ phù hợp với những vị trí quản lý nhân sự. Mặt khác, người thuộc nhóm tính cách này có khả năng nói chuyện tốt nên khi dễ làm việc với nhân viên và khách hàng. Khả năng thấu cảm của những người INFJ rất tốt nên họ càng phù hợp với những vị trí phải làm việc với con người.
Lợi ích của việc hiểu về INFJ
Việc hiểu về một người thuộc nhóm INFJ sẽ giúp tổ chức tận dụng được khả năng làm việc của họ. Không chỉ là một người giỏi về nghiệp vụ, họ còn là những người thấu hiểu cảm xúc của người khác rất tốt nên việc làm việc với nhân sự sẽ thuận lợi hơn, tránh được những xô xát và cãi vã không đáng có.
6. Nghề nghiệp phù hợp với nhóm tính cách INFJ
INFJ hợp với ngành gì? Một người INFJ thường hợp với những công việc sau đây:
⦁ Nhóm nghề sử dụng kỹ năng trực giác: Giảng dạy, Nhà tâm lý học, Tư vấn hoặc Nhà văn.
⦁ Nhóm nghề liên quan đến nhận thức, tiếp xúc: Bác sĩ, nhân sự.
⦁ Nhóm nghề có tính sáng tạo cao: Kiến trúc sư, Nghệ sĩ, Nhiếp ảnh gia, Thiết kế.
⦁ Những người thuộc nhóm tính cách này nên tránh những công việc mang tính số liệu, chi tiết và tính áp lực cao như lập trình, kế toán, kiểm toán,...
Công việc liên quan tới số liệu không phù hợp với những người INFJ
7. Mối quan hệ của INFJ với các nhóm tính cách khác
⦁ Đối với các nhóm tính cách ISFJ, INFP và ENFJ: các nhóm tính cách này và INFJ thường có nhiều sự tương đồng nên họ dễ dàng làm quen, thân thiết và chia sẻ quan điểm của mình.
⦁ Đối với các nhóm tính cách INTP, ISFP, INTJ và ENFP: đây được xem là những nhóm tính cách khá đối lập với nhau nhưng lại mang tính “trái dấu”, nghĩa là những người thuộc nhóm tính cách này có xu hướng thu hút những người nhóm INFJ. Điều này giúp các nhóm tính cách có thể dung hòa mối quan hệ.
⦁ Đối với các nhóm tính cách ISTP, ESTP, ESFJ, ENTJ: Bạn sẽ dễ dàng nhận ra sự kết hợp này luôn tồn tại trong các cuộc tranh cãi. Nhưng điểm tích cực ở đây là họ có thể trở thành mối quan hệ học hỏi và cùng nhau phát triển nếu hòa hợp với nhau.
⦁ Đối với các nhóm tính cách ISTJ, ENTJ, ESFJ, ENTP: Đây là mối quan hệ có khá nhiều điểm chung và có thể học hỏi lẫn nhau nhưng việc hòa hợp khi tiếp xúc giữa các nhóm tính cách này với INFJ lại không phải là điều dễ dàng.
Ưu điểm của INFJ trong các mối quan hệ
- Ấm áp và đáng tin cậy một cách tự nhiên.
- Có kỹ năng giao tiếp và kỹ năng viết tốt
- Luôn nhạy cảm và quan tâm tới mọi người xung quanh
- Có kỹ năng giải quyết vấn đề
- Nỗ lực trong các mối quan hệ
- Luôn đặt kỳ vọng cao cho bản thân và người khác
- Nghiêm túc, lắng nghe trong các mối quan hệ
- Có khả năng tiếp tục tìm kiếm các mối quan hệ khác sau khi kết thúc một mối quan hệ (Một khi đã chắc chắn là mối quan hệ kia đã kết thúc).
INFJ là người giỏi lắng nghe
Nhược điểm của INFJ trong các mối quan hệ
- Cực kì ghét tranh cãi và chỉ trích.
- Không giỏi sử dụng tiền bạc hay những vật dụng thường ngày.
- Gặp khó khăn khi rời bỏ một mối quan hệ có chiều hướng xấu đi.
- Có xu hướng sống khép kín.
- Luôn đặt ra những chuẩn mực và kì vọng cao cho bản thân và người khác
Quản trị nhân sự là một trong những kỹ năng quan trọng giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân được nhân tài. Để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự, mời bạn tham khảo các khóa học online sau đây:
8. INFJ và các mối quan hệ
Từ những đặc điểm tính cách của người INFJ, chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc trong các mối quan hệ INFJ sẽ là người thế nào. Dưới đây sẽ là một vài gợi ý của chúng tôi để giúp bạn hiểu hơn về một INFJ:
INFJ và tình bạn
Trong tình bạn, INFJ là người luôn sẵn lòng giúp đỡ bạn bè, dù là hoàn cảnh khó khăn cũng không thể làm khó được họ. INFJ là một người giỏi lắng nghe nên bạn hãy yên tâm sẽ có nơi chút bầu tâm sự những lúc buồn phiền, mỏi mệt. Khả năng thấu cảm của người INFJ rất tốt, họ nhạy cảm với cuộc sống nên trước những nỗi buồn của người khác họ không thể làm ngơ. Nếu bạn bè của người INFJ đau buồn, họ sẽ tìm cách giúp người đó giải tỏa tâm trạng, chỉ cần bạn mở lòng, họ sẽ nỗ lực hết sức để giúp bạn vượt qua khủng khoảng tinh thần.
INFJ và tình yêu
INFJ là người như thế nào trong tình yêu? Mặc dù mang tính cách hướng nội nhưng INFJ lại là người rất giàu tình cảm. Họ không giỏi nói, không giỏi biểu đạt nhưng lại giỏi hành động. Một điều thú vị có thể bạn sẽ chú ý đó là những người INFJ thường rất chung thủy, họ nghiêm túc trong mọi mối quan hệ nên khi yêu người này bạn sẽ không cần lo lắng chuyện mất người yêu nhé.
INFJ lại là người rất giàu tình cảm
INFJ và sự phù hợp với người khác
Mức độ phù hợp của một INFJ với người khác được đánh giá rất cao vì họ là người ghét tranh cãi, không thích chỉ trích. Khả năng thấu cảm, lắng nghe của một INFJ rất tốt nên trong các cuộc tranh luận, đây sẽ là người thường im lặng quan sát và chỉ đưa ra ý kiến khi cần thiết.
9. Tổng kết
Đánh giá tính cách không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về chính mình mà còn là cơ sở để hoàn thiện và nâng cao giá trị bản thân. Cùng với đó là xác định điểm mạnh và hạn chế, từ đó định hướng nghề nghiệp bản thân một cách chính xác nhất. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về infj là gì, đặc điểm tính cách và nhóm nghề nghiệp phù hợp nhất với tiềm năng của họ cũng như biết được nghệ thuật quản trị cho nhóm tính cách này.
Chúc các bạn thành công!