Độ mờ da gáy là gì? Chỉ số quan trọng mẹ cần ghi nhớ 

Độ mờ da gáy là gì? Chỉ số quan trọng mẹ cần ghi nhớ 

Mục lục

Độ mờ da gáy là gì? chính là thắc mắc chung của nhiều mẹ bỉm sữa. Thực tế, đây là sự kết tụ chất dịch dưới da ở vùng gáy của thai nhi. Và dựa trên những chỉ số độ mờ của da gáy mà mẹ có thể bảo vệ sức khỏe của bé yêu một cách tốt nhất. Vậy, những chỉ số đó là gì? Hãy tham khảo thêm bài viết dưới đây. 

Độ mờ da gáy là gì? 

Trong y khoa, độ mờ của da gáy hay còn được gọi là một khoảng sáng sau gáy của thai nhi. Đây là một sự kết tụ của các dịch dưới da trong vùng gáy của bé yêu. Thông thường, thai nhi từ 11 tuần đến 14 tuần đều có sự tích tụ các dịch dưới vùng gáy. 

>>> Xem thêm: 3 Bài tập giúp giảm đau lưng khi mang thai dành cho mẹ bầu

Độ mờ da gáy

Độ mờ da gáy là sự kế tụ của các dịch dưới da tại vùng gáy của thai nhi 

Các bác sĩ sẽ thường dựa theo kết quả của độ mờ trên da gáy để chẩn đoán hội chứng Down thông qua phương pháp siêu âm. Cũng dựa trên kết quả này mà các bác sĩ sẽ tư vấn thêm cho mẹ về việc xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh là NIPT hoặc một số xét nghiệm chuyên môn khác. 

Và để có được kết quả chính xác nhất thì mẹ nên kiểm tra độ mờ da gáy của bé yêu trong thời kỳ từ tuần 11 đến tuần 14. Bởi đây là giai đoạn mà các chỉ số hiển thị rõ nhất. 

Các chỉ số khi đo độ mờ trên da gáy 

Theo nhận định của các bác sĩ, chỉ số độ mờ trên da gáy ở thai nhi được phân loại thành 2 cấp độ khác nhau. Cụ thể như sau: 

Cấp độ bình thường 

Đối với trẻ có độ mờ da gáy bình thường thì chỉ số xét nghiệm sẽ hiển thị với kích thước dưới 3,5mm (áp dụng đối với bé có kích thước 45 - 84mm). Nếu thai nhi đang trong giai đoạn 11 tuần tuổi thì 2mm là độ mờ chuẩn nhất của vai gáy. Trong trường hợp mà độ mờ trên da gáy của bé yêu thấp hơn 1,3mm thì có khả năng thấp trẻ bị mắc hội chứng Down. 

Độ mờ da gáy là gì

Độ mờ trên da gáy bình thường khi có kết quả hiển thị là dưới 3,5mm

Cấp độ cao 

Nếu chỉ số độ mờ của da gáy ở bé đạt từ 3,5 - 4,4mm thì có thể tỉ lệ bất thường của nhiễm sắc thể là 21,1%. Trong trường hợp chỉ số này lớn hơn 6,5mm thì tỉ lệ bất thường của nhiễm sắc thể có thể lên đến 64,5% và nguy cơ trẻ mắc hội chứng Down là rất cao. 

Nhận diện cặp nhiễm sắc thể bất thường 

- Cặp nhiễm sắc thể 21: Đây là cặp nhiễm sắc thể chứng tỏ bé yêu đã mắc hội chứng Down. Theo các thống kê, cứ 1/600 trẻ em sinh ra lại mắc hội chứng Down. Đây là hội chứng khiến trẻ phát triển chậm cả về thể chất và trí tuệ. 

- Cặp nhiễm sắc thể 18: Đây là hội chứng Edward. Đối với những trẻ bị hội chứng này sẽ khiến mẹ bị sẩy thai sớm hoặc nếu bé sinh ra thì sẽ gặp những khuyết tật về cấu trúc cơ thể. 

- Cặp nhiễm sắc thể 13: Trong các chỉ số của độ mờ da gáy, nếu xuất hiện nhiễm sắc thể 13 thì chứng tỏ trẻ đã mắc hội chứng Patau. Nếu trẻ mắc hội chứng này thì thường không có tuổi thọ cao và mắc nhiều khuyết tật trên cơ thể.

Những lưu ý về chỉ số độ mờ trên da gáy 

Thực tế, chỉ số về độ mờ trên da gáy còn là khái niệm khái niệm khá mới đối với nhiều mẹ, đặc biệt là mẹ bỉm sữa. Tuy nhiên, đây lại là một thông tin cực kỳ quan trọng trong việc chẩn đoán hội chứng Down ở trẻ. Do đó, khi nhắc đến khái niệm này, mẹ cần nắm một số lưu ý sau đây: 

chỉ số về độ mờ da gáy

Đối với độ mờ trên da gáy, mẹ cần nắm đầy đủ thông tin để bảo vệ sức khỏe tốt hơn

- Sau khi siêu âm về chỉ số của độ mờ da gáy, dựa trên kết quả này, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác lên đến 75% nguy cơ mắc bệnh Down của trẻ. 

- Một số trường hợp với xác suất nhỏ cho thấy kết quả mắc hội chứng Down nhưng bào thai lại bình thường. Do đó, mẹ cần thực hiện đầy đủ và kỹ lưỡng các xét nghiệm để chẩn đoán và sàng lọc. 

- Thông thường, các xét nghiệm được tiến hành đối với hội chứng này bao gồm xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh không xâm lấn NIPT dành cho thai phụ từ tuần thứ 10. Đối với xét nghiệm này thì có thể cho kết quả với độ chính xác lên đến 99.9%. 

- Mẹ nên hạn chế thực hiện các xét nghiệm xâm lấn như sinh thiết gai nhau thai, chọc ối vì có thể gây nên những nguy cơ không tốt cho cả mẹ và bé. 

- Trong trường hợp xấu nhất, bé yêu của bạn mắc hội chứng Down thì bạn cũng cần bình tĩnh nghe lời khuyên từ bác sĩ để có được quyết định đúng đắn nhất. 

- Nếu hội chứng Down kèm theo những dị tật nghiêm trọng khác thì lời khuyên đúng nhất dành cho bạn đó chính là đình chỉ thai. Điều này sẽ giúp làm giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội. 

>>> Xem thêm:  Hãy để trầm cảm sau sinh không còn là nỗi lo?

Siêu âm độ mờ da gáy khi nào? 

Để nhận được kết quả siêu âm độ mờ da gáy của thai nhi một cách chính xác nhất, bạn nên thực hiện từ tuần thứ 11-13 của thai kỳ. Bởi lẽ trước 11 tuần tuổi, thai nhi còn quá bé khiến cho kết quả siêu âm độ mờ da gáy không chính xác. Nếu sau mốc 1 tuần, độ mờ da gáy đã ổn định và trở về bình thường, việc siêu âm dường nhi không còn có ý nghĩa nữa. Thế nhưng, sau thời điểm tuần thứ 13, chỉ số độ mờ da gáy bình chưa chắc 100% rằng thai nhi đã bình thường. 

Như vậy, qua bài viết mà UNICA chia sẻ, chắc chắn các mẹ đã hiểu rõ hơn về độ mờ da gáy ở thai nhi. Hy vọng, với những thông tin nêu trên sẽ giúp quá trình mang thai của mẹ được khoa học hơn. Và để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, hãy chú ý thăm khám và xét nghiệm đúng định kỳ mẹ nhé! 

Đánh giá :

Tags: Bán hàng Online
Trở thành hội viên