Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Cách “đẩy lùi” chứng chóng mặt khi mang thai hiệu quả

Chóng mặt khi mang thai là một trường hợp thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ, tuy nhiên không phải là không có cách để “đẩy lùi” triệu chứng nguy hiểm này. Vậy, làm cách nào để điều trị nhanh chóng, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây. 

Tại sao khi mang thai bị chóng mặt?

Nhiều mẹ bị chóng mặt khi mang thai mà không rõ nguyên nhân, do đó việc điều trị rất khó để dứt điểm. Theo các nghiên cứu khoa học, những thay đổi trong cơ thể là nguyên nhân chính gây nên tình trạng chóng mặt ở bà bầu. Trong đó, sự thay đổi nội tiết tố, mạch máu giãn nở, ốm nghén là những yếu tố thiết yếu nhất khiến mẹ bầu thường xuyên cảm thấy bị chóng mặt. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân như: 

chong-mat-khi-mang-thai-1.jpg%20.jpg

Thay đổi trong cơ thể khi mang thai sẽ khiến cho mẹ thường xuyên bị chóng mặt

- Lượng máu tăng khiến huyết áp tăng cao, khiến mẹ bầu cảm thấy chóng mặt. 

- Nhiệt độ cơ thể tăng cao đột ngột. 

- Chán ăn do ốm nghén khiến cơ thể mất nước và bị chóng mặt. 

- Đái tháo đường thai kỳ khiến lượng đường trong máu tăng cao đột ngột. 

- Tình trạng tiền sản giật xuất hiện vào giai đoạn sau của thai kỳ. 

- Không đáp ứng đủ Protein Hemoglobin cho cơ thể, khiến quá trình vận chuyển oxy cho toàn bộ các cơ quan bị thiếu hụt, làm cho cơ thể bị thiếu máu.

- Ở những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu thường nằm ngửa khiến áp lực tác động lên tĩnh mạch máu cao hơn, gây cản trở quá trình lưu thông tối ưu trong cơ thể làm cho mẹ bầu cảm thấy chóng mặt. 

>>> Xem thêm: 7 Cách chữa viêm họng cho bà bầu đúng chuẩn khoa học

Chóng mặt khi mang thai xuất hiện ở giai đoạn nào

Chóng mặt là một trong những hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang bầu. Khi bạn ngồi quá lâu và đứng dậy quá nhanh thì sẽ bị chóng mặt với biểu hiện là hoa mắt, cơ thể choáng váng. Nguyên nhân là do lượng máu dồn xuống tích tụ ở chân quá nhiều khi bạn ngồi nên chưa thể di chuyển lên tim một cách nhanh chóng làm cho huyết áp giảm nhanh đột ngột, khiến cơ thể bị choáng váng ít nhất 5 -10 giây. Thông thường, tình trạng chóng mặt thường xuất hiện ở 3 tháng đầu của thai kỳ, khi mẹ có những thay đổi rõ rệt trong cơ thể. Ngoài ra, vào giai đoạn 3 tháng cuối, khi thai nhi phát triển ngày một lớn hơn và chèn lên các mạch máu cũng là nguyên nhân khiến mẹ thường xuyên bị chóng mặt. 

Không chỉ vậy, trong suốt giai đoạn mang bầu, mẹ bầu thường xuyên bị buồn nôn và ốm nghén, mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc cũng là những nguyên nhân khiến tình trạng chóng mặt xuất hiện thường xuyên. 

Cách điều trị chóng mặt khi mang thai 

Cách khắc phục tạm thời

Trong trường hợp mẹ bầu đột nhiên cảm thấy chóng mặt, nặng hơn là muốn ngất thì hãy cố gắng nhờ người mở cửa ra vào hoặc cửa sổ để cảm thấy thông thoáng và dễ chịu hơn. 

Bên cạnh đó, để tránh trường hợp ngã bất ngờ thì mẹ nên ngồi xuống với tư thế đặt đầu ở giữa hai đầu gối. Sau đó, từ từ đứng dậy, điều này sẽ giúp cho tình trạng chóng mặt được thuyên giảm nhanh chóng. Riêng đối với tư thế nằm thì mẹ hãy chú ý nằm nghiêng sang bên trái, như vậy sẽ giúp máu được lưu thông đến não nhiều hơn và “đẩy lùi” nhanh chóng tình trạng chóng mặt. 

chong-mat-khi-mang-thai-2.jpg%20.jpg

Khi bị chóng mặt, mẹ nên chú ý nghỉ ngơi và tránh di chuyển 

Bên cạnh thay đổi tư thế, cách khắc phục tạm thời triệu chứng chóng mặt khi mang thai nhanh chóng là ăn nhẹ và uống một ít nước lọc hoặc trái cây. Điều này sẽ giúp mẹ tích lũy đủ năng lượng để giảm thiểu tình trạng chóng mặt. 

Trong trường hợp triệu chứng chóng mặt không quá nặng, mẹ bầu chỉ cảm thấy lâng lâng, khó chịu thì cách điều trị tốt nhất là nên tắm nước lạnh. Tuy nhiên, mẹ cũng cần chú ý không nên tắm lâu để tránh trường hợp bị cảm lạnh. 

Để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé, mẹ có thể tham khảm thêm những kiến thức bổ ích trong khóa học "Thai giáo - Phát triển trí tuệ & cảm xúc cho con yêu trong bụng mẹ" để xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và luyện tập thật phù hợp, cho mẹ một thai kỳ thật khỏe mạnh và hạnh phúc.

Cách phòng ngừa tình trạng chóng mặt 

Thực tế, việc phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh, và tình trạng chóng mặt ở mẹ bầu cũng không ngoại lệ. Do đó, để “đẩy lùi” tình trạng này một cách dứt điểm, mẹ nên chú ý những điều sau đây: 

- Không nên đứng một chỗ quá lâu vì điều này sẽ khiến cho tình trạng chóng mặt khi mang thai nặng hơn do máu không được lưu thông đều. Nếu trong trường hợp bắt buộc mẹ phải đứng, hãy cố gắng đi lại nhẹ nhàng để tránh bị chóng mặt. 

- Duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ, có thể chia nhỏ bữa ăn trong ngày để đảm bảo chất dinh dưỡng. Tuyệt đối tránh trường hợp không ăn gì đó trong một khoảng thời gian quá lâu. 

- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giảm nguy cơ cơ thể bị mất nước. 

- Không tắm nước nóng vì có thể làm cho tình trạng chóng mặt ngày càng nặng hơn. 

- Khi đã bước sang kỳ tam cá nguyệt thứ hai, mẹ bầu tuyệt đối không nằm ngửa. 

- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. Nếu vào mùa hè, mẹ bầu nên ở trong những môi trường mát mẻ, trong lành, không có tình trạng ô nhiễm. Có như vậy, tình trạng chóng mặt khi mang thai mới được “đẩy lùi” nhanh chóng. 

- Không nên thay đổi tư thế một cách đột ngột ví dụ như đang nằm tự nhiên đứng dậy và di chuyển nhanh. Nên thay đổi tư thế một cách từ từ để cơ thể thích ứng kịp. 

>>> Xem thêm: Có bầu nên kiêng gì để mẹ khỏe con ngoan trong suốt thai kỳ?

chong-mat-khi-mang-thai-3.jpg%20.jpg

Mẹ bầu nên duy trì một lối sống lành mạnh để tránh tình trạng bị chóng mặt

Trường hợp mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ 

Thực tế, tình trạng chóng mặt trong quá trình mang thai không quá đáng lo ngại. Tuy nhiên, có một số biểu hiện chứng minh mẹ bầu đang gặp nguy hiểm và cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bao gồm: 

- Nhức đầu, đau đầu dữ dội. 

- Mờ mắt. 

- Đánh trống ngực. 

- Tê bì tay chân, nói ngọng. 

- Chảy máu âm đạo, đau tức ở ngực. 

- Đau bụng kèm theo những cơn khó thở. 

- Nhịp tim tăng nhanh, đây là dấu hiệu có thể bạn đã mang thai ngoài tử cung. Lúc này, mẹ cần đến gặp bác sĩ, tiến hành xét nghiệm để được điều trị kịp thời. 

Trên đây là những kiến thức hữu ích liên quan đến tình trạng chóng mặt khi mang thai. Để có được một thai kỳ khỏe mạnh và an yên, mẹ nên lưu ý những vấn đề này. Chúc mẹ và bé yêu luôn luôn khỏe mạnh! 


Tags: Mang Thai
Trở thành hội viên
0/5 - (0 bình chọn)