Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Chiến lược khác biệt hóa là gì? Vai trò, phân loại và Ví dụ

Nội dung được viết bởi Nguyễn Tài Tuệ

Khác biệt hóa là một trong những chiến lược Marketing quan trọng nhất trong môi trường kinh doanh. Hiện nay, trên thị trường có quá nhiều thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ có tiếng tăm, chính vì vậy để thương hiệu của bạn định vị được vị trí trong tâm trí khách và có sức cạnh tranh được với đối thủ cạnh không hề đơn giản. Sau đây, Unica sẽ chia sẻ Chiến lược khác biệt hóa là gì? Vai trò, phân loại và ví dụ cụ thể. Cùng tìm hiểu ngay.

Chiến lược khác biệt hóa là gì?

Chiến lược khác biệt hóa (Differentiation Strategy) tập trung vào việc tạo ra sự khác biệt và độc đáo trong sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình kinh doanh của một doanh nghiệp. Mục tiêu của chiến lược này là tạo ra lợi thế cạnh tranh dựa trên sự khác biệt và độc đáo của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.

Khái niệm chiến lược khác biệt hóa

Khái niệm chiến lược khác biệt hóa

Chiến lược khác biệt hóa giúp doanh nghiệp thu hút sự chú ý của khách hàng bằng cách cung cấp những giá trị đặc biệt mà khách hàng không thể tìm thấy ở những đối thủ khác. Điều này có thể bao gồm việc cung cấp sản phẩm chất lượng cao, tính năng độc đáo, trải nghiệm dịch vụ tốt hơn, giá trị gia tăng, hay sự sáng tạo và kỹ thuật tiên tiến.

Để thực hiện chiến lược khác biệt hóa thành công, doanh nghiệp cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường và khách hàng mục tiêu, hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Ngoài ra, sự đầu tư vào nghiên cứu và phát triển cũng là yếu tố quan trọng để tạo ra sự khác biệt đáng kể trong sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình kinh doanh.

Tầm quan trọng của chiến lược khác biệt hóa

Chiến lược khác biệt hóa có tầm quan trọng lớn trong việc phát triển và duy trì sự thành công của doanh nghiệp. Dưới đây là một số tầm quan trọng của chiến lược khác biệt hóa:

  • Giảm cạnh tranh về giá: Bằng cách tạo ra sự khác biệt về giá trị và độc đáo trong sản phẩm hoặc dịch vụ, doanh nghiệp có thể giảm sự cạnh tranh dựa trên giá. Thay vì cạnh tranh trực tiếp với giá, chiến lược khác biệt hóa giúp tạo ra một giá trị đặc biệt mà khách hàng sẵn lòng trả thêm.
  • Sản phẩm độc đáo: Lợi ích của chiến lược khác biệt hóa nằm trong việc xây dựng dựa trên những đặc điểm độc đáo của sản phẩm. Doanh nghiệp có thể liệt kê các tính năng độc quyền mà sản phẩm của họ có và đối thủ cạnh tranh không có. Những đặc điểm này giúp phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp và có thể được truyền tải thông qua các chiến dịch Marketing hiệu quả.
  • Biên lợi nhuận tốt hơn: Khi sản phẩm được khác biệt hóa và nâng cấp chất lượng, nó mở ra nhiều cơ hội để đạt được tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Ví dụ, nếu thị trường mục tiêu của doanh nghiệp sẵn lòng trả giá cao hơn cho chất lượng hoặc giá trị tốt hơn, thì doanh nghiệp có thể tăng doanh thu trong khi giảm số lần bán hàng.

Sự khác biệt hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng

Sự khác biệt hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng

  • Lòng trung thành thương hiệu của người dùng: Lòng trung thành của khách hàng đóng vai trò quan trọng khi họ luôn ưu tiên lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ từ một doanh nghiệp. Để thúc đẩy lòng trung thành này, điểm khác biệt và độc đáo của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng. Những yếu tố này có thể được khách hàng nhận thấy và tạo liên kết, tăng cường lòng trung thành đối với thương hiệu. Đồng thời, chiến lược khác biệt hóa cũng giúp doanh nghiệp đạt lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường.
  • Không có sản phẩm thay thế: Một chiến lược khác biệt hóa thành công làm nổi bật sự độc đáo bằng cách không có sản phẩm nào khác trên thị trường có thể thay thế. Nhờ vào sự khác biệt này, doanh nghiệp có thể đạt lợi thế cạnh tranh ngay cả khi có các sản phẩm tương tự khác có sẵn. Khách hàng sẽ không muốn thay thế sản phẩm đó bằng một sản phẩm từ thương hiệu khác, tạo ra sự ưu thế cho doanh nghiệp đó trên thị trường.

Trở thành chuyên gia Marketing bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu được những nền tảng cốt lõi của marketing, hình thành tư duy marketing cơ bản cũng như biết được tất tần tật những kiến thức về marketing để hỗ trợ công việc kinh doanh của mình. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:

Marketing cho người không chuyên
Tạ Thị Trang
400.000đ
899.000đ

Marketing Bão - Tạo lốc đơn hàng, Nâng cao doanh số
Nguyễn Quang Ngọc
599.000đ
900.000đ

9 bước xây dựng chiến lược Marketing
Bess Career
299.000đ
900.000đ

5 loại chiến lược hoá phổ biến hiện nay

Khác biệt hóa về sản phẩm 

Chiến lược khác biệt hóa về sản phẩm là tập trung vào việc tạo ra một sản phẩm có một hoặc vài đặc điểm nổi bật với tính năng độc đáo. Các tính năng này sẽ tạo ra sự khác biệt so với những sản phẩm cạnh tranh trên thị trường. Chiến lược này đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm vững nhu cầu, kỳ vọng của khách hàng cũng như nghiên cứu kỹ thị trường và hiểu rõ lợi thế cạnh tranh của mình.

Chiến lược khác biệt hóa về sản phẩm

Chiến lược khác biệt hóa về sản phẩm

Apple là danh nghiệp áp dụng thành công chiến lược khác biệt hóa sản phẩm với sản phẩm iPhone. Sản phẩm này không chỉ có thiết kế độc đáo, tối giản mà còn rất nhiều tính năng độc đáo như hệ điều riêng biệt iOS, giao diện trực quan và nhiều ứng dụng riêng của Apple. Chính vì vậy mà nhiều cảm thấy sản phẩm này rất độc đáo, có tính cạnh tranh so với những điện thoại của Samsung, Oppo,...

Khác biệt hóa về giá 

Chiến lược khác biệt hóa về giá là việc cung cấp các sản phẩm/dịch vụ với mức giá thấp hơn so với những đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Các doanh nghiệp tối ưu hóa quá trình sản xuất giúp giảm chi phí hoạt động hoặc tìm kiếm được nguồn cung rẻ hơn dẫn tới việc giá thành trở nên cạnh tranh hơn.

Đôi lúc chiến lược này có thể là nâng cao giá cả sản phẩm để tạo sự khác biệt. Nhưng đi kèm với việc tăng giá cả thì các doanh nghiệp cũng đồng thời tăng giá trị lợi ích như là nâng cao chất lượng, tăng tính độc đáo, dịch vụ tốt hơn, bảo hành lâu hơn,...

Chiến lược khác biệt hóa về giá

Chiến lược khác biệt hóa về giá

Điều này đặc biệt phải kể đến chiến dịch hết sức đặc biệt từ những chuỗi bán thức ăn nhanh như KFC, McDonald’s đều xây dựng những combo đồ ăn hay áp dụng chiến lược tâm lý về giá khi kết thúc giá bằng số 9 để tạo cảm giác rẻ hơn,...  

Khác biệt hóa về thương hiệu 

Chiến lược khác biệt hóa về thương hiệu là xây dựng thương hiệu dễ nhận biết và có sự gắn kết với khách hàng, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững. Một số doanh nghiệp đã áp dụng những cách làm sau để tạo sự khác biệt về thương hiệu:

  • Xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu: Thương hiệu đại diện và cam kết đem lại cho khách hàng chất lượng, sự sáng tạo, tin cậy và tận tâm với khách hàng,... hoặc bất kỳ yếu tố nào khác mà thương hiệu muốn gắn kết với khách hàng.

  • Định hình nhận diện thương hiệu: Thiết kế logo, màu sắc, phông chữ, biểu tượng,... để tạo một hình ảnh thương hiệu đồng nhất và dễ dàng nhận diện trên thị trường.

  • Xây dựng câu chuyện thương hiệu: Tạo ra những câu chuyện thương hiệu hấp dẫn độc đáo để nói về sứ mệnh, giá trị của thương hiệu.

Chiến lược khác biệt hóa về thương hiệu

Chiến lược khác biệt hóa về thương hiệu

Thương hiệu giầy Biti’s với slogan “Nâng niu bàn chân Việt” đã có một cú chuyển mình hiệu quả vào năm 2016 khi bắt đầu định vị lại bản thân trở thành một thương hiệu giày dép hàng đầu trong nước với phong cách trẻ trung.

Khác biệt hóa về bao bì

Chiến lược khác biệt hóa về bao bì nhằm thu hút sự chú ý giúp khách hàng dễ dàng nhận diện thương hiệu. Những thiết kế có sự sáng tạo trong hình dạng, màu sắc, vật liệu và những hình, thông điệp được in và truyền tải qua bao bì. Điều quan trọng nhất là bao bì phải phản ánh đúng giá trị và phong cách của thương hiệu.

Chiến lược khác biệt hóa về bao bì

Chiến lược khác biệt hóa về bao bì

Mới đây Vinamilk đã có sự thay đổi về bao bì sản phẩm với thông điểm bảo vệ môi trường bằng cách bỏ những vòng nhựa bao quanh nắp chai nước, giảm số lượng muỗng sữa chua,... Bao bì sản phẩm cũng được sản xuất từ nguyên liệu gỗ có nguồn gốc bền vững, thùng giấy thì được sản xuất từ công nghệ flexo thân thiện với môi trường.

Khác biệt hóa về dịch vụ 

 Chiến lược khác biệt hóa về dịch vụ được cho là chìa khóa giúp doanh nghiệp cạnh tranh khi nâng cao chất lượng dịch vụ. Nhiều doanh nghiệp đã không ngần ngại chi rất nhiều tiền để đào tạo phát triển đội ngũ nhân sự với kỹ năng cao để có quy trình làm việc chất lượng liền mạch. Với sự tiện lợi và linh hoạt của hệ thống trực tuyến, phục vụ 24/7 đều giúp doanh nghiệp tạo thiện cảm và thu hút nhiều khách hàng hơn.

Chiến lược khác biệt hóa về dịch vụ

Chiến lược khác biệt hóa về dịch vụ

Điển hình của việc này phải kể đến các ngân hàng lớn tại Việt Nam hiện đang rất nỗ lực cải thiện chất lượng dịch vụ. Trong đó có ngân hàng VPBank và BIDV đã có những cải thiện như hỗ trợ trực tuyến 24/7, nâng cấp ứng dụng Internet Banking với nhiều tiện ích hơn.

Ưu nhược điểm của chiến lược khác biệt hóa

Ưu điểm 

  • Xây dựng lòng trung thành: Doanh nghiệp dễ dàng xây dựng tệp khách hàng trung thành và họ sẵn sàng bỏ qua các yếu tố về giá.

  • Tỷ suất lợi nhuận cao: Doanh nghiệp có thể áp dụng cùng với chiến lược tối ưu để giảm chi phí sản phẩm trong khi tăng được giá bán, giúp tăng lợi nhuận.

  • Tạo rào cản gia nhập ngành: Đối thủ cạnh tranh sẽ bị nâng cao chi phí khi gia nhập ngành và khó thu hút được tệp khách hàng.

  • Tăng sản lượng bán: Khách hàng không có những sự lựa chọn thay thế cho sản phẩm đó.

  • Tăng khả năng thực hiện mục tiêu: Các mục tiêu, chiến lượng thương hiệu và marketing trở nên rõ ràng và có sự nhất quán khi thực hiện hơn.

Ưu điểm của chiến lược khác biệt hóa

Ưu điểm của chiến lược khác biệt hóa

Nhược điểm

  • Ngân sách lớn: Doanh nghiệp tốn nhiều chi phí để đầu tư, tối ưu quy trình.

  • Đội ngũ nhân sự chất lượng, sáng tạo: Để có sự khác biệt hóa cao đòi hỏi các nhân viên phải có tư duy sáng tạo đưa ra những giải pháp đột phá để xây dựng và thực hành chiến lược.

  • Rủi ro từ khách hàng: Mặc dù có sự độc đáo, khác biệt nhưng không phải khách hàng nào cũng ủng hộ và cảm thấy thích thú. Nhiều khách hàng còn không thích sự thay đổi, thích những giá trị xưa cũ.

  • Nhận thức từ khách hàng: Dưới sự phát triển và ảnh hưởng của công nghệ, khách hàng ngày càng trở nên thông minh nên doanh nghiệp khó ghi lại ấn tượng hơn.

Nhược điểm của chiến lược khác biệt hóa

Nhược điểm của chiến lược khác biệt hóa

Case study về chiến lược khác biệt hóa

Dưới đây là 4 ví dụ về chiến lược khác biệt hoá sản phẩm của những tập đoàn nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh như: Apple, Cafe Trung Nguyên, VinFast,...

Ví dụ chiến lược khác biệt hóa của Apple

Chắc hẳn chúng ta không còn quá xa lạ với App Inc. - một Tập đoàn công nghệ đa quốc gia của Mỹ có trụ sở chính ở California. Đây là một tập đoàn chuyên thiết kế, phát triển và bán thiết bị điện tử như máy tính, phần mềm, điện thoại.thoại,... Những sản phẩm nổi bật của Apple chính là iPhone iPad, Mac, Aripod,...

Apple đã áp dụng thành công chiến lược khác biệt hóa

Apple đã áp dụng thành công chiến lược khác biệt hóa

Apple đã áp dụng chiến lược khác biệt hóa để định vị sản phẩm của mình độc đáo, dẫn đầu xu thế và có sự cạnh tranh cao đối với những hãng khác trong ngành. Điển hình là các chiến lược mà Apple đã áp dụng:

  • Thiết kế sản phẩm mang tính đột phá: Nếu bạn là một fan của nhà táo, chắc chắn bạn sẽ nhớ tới sự thành công của iPod. Đây là một sản phẩm có thiết kế độc đáo và được Apple tối ưu dựa trên trải nghiệm của người dùng. Do đó mà iPod được xem là một sản phẩm giúp Apple có vị thế như ngày hôm nay.

  • Tạo một lối đi riêng với một hệ điều hành riêng biệt: Khác biệt với những hãng công nghệ khác, Apple đã tạo ra iOS - một hệ điều hành của riêng mình thay vì sử dụng Windows hay Android. Hệ điều hành iOS được đánh giá là có tính bảo mật cao, ổn định và tạo sự liên kết bằng iCloud giúp người dùng kiểm soát thông tin cá nhân chỉ bằng việc đăng nhập tài khoản.

  • Chiến lược khác biệt hóa về giá: Apple đã theo đuổi một triết lý táo bạo là “Tạo ra sản phẩm chất lượng cao với mức giá tương xứng, đồng thời đảm bảo lợi nhuận”. So với xu hướng của thị trường lúc đó, chiến lược này đã tạo ra sự khác biệt và định vị Apple trở thành phân khúc hàng cao cấp. Nhiều khách hàng chấp nhận chi trả với mức giá cao với mong muốn nhận được giá trị tương xứng với trải nghiệm của mình.

  • Hình thức PR sản phẩm đặc biệt: Thị trường công nghệ ngày nay rất cạnh tranh nhưng việc đơn giản truyền thông của Apple lại là một điểm nhấn. Apple chỉ tổ chức những buổi ra mắt sản phẩm nhằm đem đến thông tin cho khách hàng về kiểu dáng và tính năng. Điều này đã khơi gợi tính tò mò của khách hàng và nhiều người còn sẵn sàng chi tiền đặt mua trước để trải nghiệm.

Ví dụ chiến lược khác biệt hóa của Starbucks

Starbucks là một thương hiệu cà phê đến từ Mỹ nhưng lại có tới 23.000 quán ở 64 quốc gia trên thế giới. Thương hiệu cà phê này ban đầu chỉ hoạt động như một cửa hàng đơn lẻ suốt 40 năm, nhưng hiện nay đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng toàn cầu.

Starbucks là một thương hiệu cà phê nổi tiếng toàn cầu với chiến lược khác biệt hóa

Starbucks là một thương hiệu cà phê nổi tiếng toàn cầu với chiến lược khác biệt hóa

Chiến lược mà Starbucks áp dụng để nâng cao tầm ảnh hưởng của mình là:

  • Đa dạng kích cỡ đồ uống: Khác với những thương hiệu khác, Starbucks có tới 5 size cốc khác nhau như Short, Tall, Grande, Vanti và Trenta nhằm đáp ứng nhu cầu, sở thích của khách hàng. Hiện nay ở Việt Nam có 3 size Tall, Grande và Venti là thông dụng nhất.

  • Menu phong phú, thay đổi theo mùa: Starbucks có rất nhiều lựa chọn cho khách hàng không chỉ đơn giản là cà phê mà còn các sản phẩm khác như Espresso, Capuchino Iced Tea… Không chỉ là những sản phẩm nước uống thông thường, Starbucks còn cung cấp những sản phẩm giàu chất hữu cỡ, các loại sữa hạt không gây béo để đánh vào tâm lý quan tâm sức khỏe của  người tiêu dùng.

  • Khác biệt về giá: Thay vì cạnh tranh với giá bình thân, Starbucks được bán với mức giá cao cấp để củng cố hình ảnh hương hiệu lớn, sang chảnh và đắt tiền.

  • Tăng trải nghiệm khách hàng: Starbucks đem đến cho khách hàng một văn hóa tự phục vụ để kích thích giới trẻ đến và trải nghiệm sự khác biệt. Ở Việt Nam, đây là thương hiệu đầu tiên áp dụng văn hóa này. Ngoài ra, thương hiệu này còn chú trọng và đầu tư không gian, bao bì sản phẩm, ghi lại tên khách hàng trên cốc,... để thu hút sự khác biệt nhiều hơn.

Ví dụ chiến lược khác biệt hóa của VinFast – Tập đoàn Vingroup

VinFast là một thương hiệu ô tô Việt Nam của Tập đoàn Vingroup. Với tầm nhìn là trở thành hãng xe điện thông minh toàn cầu, VinFast không chỉ đặt nền móng cho ngành công nghiệp sản xuất xe điện ở Việt Nam mà còn thúc đẩy cuộc cách mạng xe điện trên toàn thế giới.

VinFast gây ấn tượng với chiến lược bảo vệ môi trường sống xanh độc đáo

VinFast gây ấn tượng với chiến lược bảo vệ môi trường sống xanh độc đáo

Để đạt được vị thế dẫn đầu thu thế, VinFast cũng đã áp dụng chiến lược khác biệt hóa để tạo vị thế cạnh tranh:

  • Đi đầu xu hướng năng lượng xanh: Với tính cấp thiết của những vấn đề môi trường, VinFast là doanh nghiệp tiên phong trong việc sử dụng năng lượng điện thay cho hóa thạch bằng xe máy, ô tô điện, xe buýt điện. Đây là chiến lược thông minh mang tính đột phá cao, góp phần bảo vệ môi trường và hướng tới việc phát triển bền vững.

  • Thiết kế ấn tượng: Các thiết kế của xe VinFast đều theo kiểu dáng sang trọng đẳng cấp, được tích hợp trở lý ảo AI để đem đến cảm giác lái xe hiện đại và tiện nghi.

  • Trải nghiệm khách hàng hoàn hảo: VinFast chú trọng vào việc cung cấp chính sách bảo hành và hậu mãi chu đáo tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

  • Giá cả hợp lý: Dù sở hữu nhiều tính năng độc đáo và thiết kế hiện đại, nhưng xe của VinFast được niêm yết với mức giá tốt, đảm bảo sự cạnh tranh phù hợp với khả năng tài chính của đối tượng khách hàng.

Tóm lại, VinFast đã tạo nên sự khác biệt bằng sản phẩm xanh, thiết kế đầy ấn tượng cũng như trải nghiệm khách hàng hoàn hảo với giá cả cực hợp lý. Chiến lược thông minh này giúp VinFast dễ dàng vươn xa hơn trong tương lai và khẳng định vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Ví dụ chiến lược khác biệt hóa của Trung Nguyên

Trung Nguyên Legned là thương hiệu của Tập đoàn Trung Nguyên, cũng là doanh nghiệp cà phê lớn ở Việt Nam. Trung Nguyên Legend cũng có định hướng đem hương vị cà phê Việt Nam chinh phục thị trường nước ngoài. 

Trung Nguyên Legend hiện đang thâm nhập vào thị trường Trung Quốc và tạo khác biệt đột phá

Trung Nguyên Legend hiện đang thâm nhập vào thị trường Trung Quốc và tạo khác biệt đột phá

So với các thương hiệu khác, hiện Trung Nguyên Legend cũng đã vươn tầm sang nước Đại lục Trung Quốc để nâng cao vị thế thương hiệu của mình. Trung Nguyên Legend đã áp dụng chiến lược khác biệt hóa sau:

  • Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm: Trung Nguyên đã định vị sản phẩm của mình là đem lại năng lượn, sáng tạo cùng với nguồn cảm hứng dồi dào giúp người dùng nhanh chóng tỉnh táo, nâng cao năng suất cho một ngày làm việc. Được làm từ những hạt cà phê chất lượng, công thức rang xay độc đáo, đậm đà khiến nhiều người yêu thích.

  • Tăng trải nghiệm khách hàng: Trung Nguyên Legend đem đến một thiết kế không gian độc đáo, kết hợp giữa phong cách hiện đại và truyền thống để đem đến không gian thưởng thức cà phê có sự giao thoa giữa hai thế hệ.

  • Xây dựng câu chuyện thương hiệu: Trung Nguyên Legend rất thông minh khi xây dựng thương hiệu bằng cách gắn liền nó với những hình ảnh gần gũi, gắn liền với tinh thần của người Việt. Trung Nguyên Legend không chỉ muốn là một quán cà phê mà còn muốn trở thành một biểu tượng văn hóa, truyền cảm hứng và tiềm năng cho con người Việt Nam.

Kết luận

Như vậy, Unica đã chia sẻ đến các bạn chiến lược khác biệt hóa cũng như những sự thay đổi của doanh nghiệp để tạo sự khác biệt. Khác biệt hóa giúp doanh nghiệp thành công và phát triển tốt trên thị trường.

Ngoài ra, để trau dồi những kiến thức cũng như kỹ năng về Marketing cho bản thân, hãy tham gia học các khoá học marketing của Unica ngay.

0/5 - (0 bình chọn)