Bên cạnh hoa đào thì hoa mai cũng là một biểu tượng đặc trưng của ngày Tết. Trong bài viết dưới đây, Unica sẽ chia sẻ cho bạn cách chăm sóc mai vàng sau Tết để bạn có thể chơi mai được lâu hơn, bạn hãy “bỏ túi” cho mình ngay nhé!
Cách chăm sóc mai vàng sau Tết
Đối với cây mai vàng, về kỹ thuật chăm sóc sau Tết sẽ được chia thành 2 loại là mai trồng đất ngoài vườn và mai trồng trong chậu để chưng trong nhà. Cụ thể như sau:
Mai trồng trong vườn
Đối với mai trồng trong vườn hoặc mai trồng trong chậu và để ngoài sân thì cách chăm sóc sau Tết không quá khó khăn, bởi mai đã thích nghi với môi trường sống tự nhiên rất tốt. Tuy nhiên, để mai có thể sinh trưởng tốt và bội hoa cho năm sau thì cần ngắt bỏ toàn bộ nụ và hoa mai. Điều này sẽ giúp cho cây có thể tập trung chất dinh dưỡng nuôi cây được khỏe mạnh hơn.
Mai trồng trong vườn có cách chăm sóc dễ dàng hơn
Bên cạnh đó, những cây mai trồng ở ngoài vườn sẽ quen chịu nắng nên sau Tết, bạn chỉ cần tiến hành chăm sóc bình thường mà không cần mang vào bóng râm mát như cây trồng trong nhà.
Mai vàng trồng trong chậu
Đối với cây mai trồng trong chậu để chưng trong nhà thì sẽ có cách chăm sóc mai vàng sau Tết khác so với mai trồng trong vườn. Theo phong tục chơi mai ngày Tết, cây mai sẽ được chưng trong nhà từ 27, 28 tháng Chạp đến mùng 6 Tết. Do đó, cây mai không được tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời. Đặc điểm là cành vươn dài nhưng mảnh, lá màu xanh nhạt, đây là biểu hiện của cây đang yếu và cần được chăm sóc cẩn thận.
Bên cạnh đó, trong tuần chưng Tết, cây mai phải dồn toàn bộ nhựa cây để nuôi hoa. Vì vậy, sau Tết, để mai không bị héo úa, thậm chí là chết thì bạn nên đem cây ra ngoài trời. Tuy nhiên, không được để mai ngoài ánh nắng mà nên để trong bóng râm. Bạn cũng cần cắt bỏ hết hoa và nụ mai để cây sinh trưởng tốt hơn.
>> Cách làm cây mai giả ngày Tết nhìn như thật
Đối với mai trồng trong chậu và chưng trong nhà thì cách chăm sóc phức tạp hơn
Kỹ thuật chăm sóc mai sau Tết
Bên cạnh cách chăm sóc mai vàng sau Tết nêu trên, bạn cũng cần nắm các kỹ thuật chăm sóc cây mai sau Tết. Cụ thể như sau:
Vệ sinh cây
Đây là quá trình rất quan trọng, giúp cây có thể sinh trưởng khỏe mạnh, chống lại các mầm bệnh. Phương pháp vệ sinh cho cây mai rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng vòi nước phun thật mạnh vào cây để loại bỏ hết nấm mốc, rong rêu.
Bạn cũng có thể thay nước bằng phân urê và phun vào cây, chú ý tập trung vào những phần nhiều nấm mốc. Sau khi phun xong, hãy dùng một bàn chải để chải sạch nấm mốc còn sót lại trên thân cây.
Để nhà cửa ngày tết thêm đẹp, bạn có thể cắm hoa trang trí bên cạnh treo câu đối đỏ và những vật dụng phong thủy. Nếu chưa biết cách cắm hoa, mời bạn tham khảo khóa học online của Unica. Trong khóa này, giảng viên sẽ giới thiệu các kỹ năng cắm hoa cơ bản để bày phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp,... Mỗi bài giảng được thiết kế một cách ngắn gọn, trực quan và sinh động nên đảm bảo bạn sẽ không cảm thấy nhàm chán và buồn ngủ. Nhanh tay đăng ký để nhận ưu đãi hấp dẫn:
Tỉa cành cây
Trong cách chăm sóc mai vàng sau Tết, bạn chú ý không bỏ qua công đoạn cắt tỉa cành cây. Thời gian lý tưởng nhất để cắt tỉa cây mai sau Tết là trước ngày 15 và sau ngày 20 âm lịch. Việc cắt tỉa các cành sẽ tùy thuộc vào hình dáng và kích thước của cây mai.
Sau khi cắt tỉa xong, hãy hòa tan 10 lít nước cùng với 1 thìa phân urê, sau đó phun lên cây và tưới đều quanh gốc cây. Nếu thấy cây bắt đầu chồi lá, đâm lộc thì bạn không cần phun thuốc kích thích. Còn nếu cây đang có dấu hiệu yếu đi, bạn cần kích thích sự phát triển của cây bằng thuốc kích thích tăng trưởng.
Cắt tỉa cành mai sẽ giúp cây mai có dáng đẹp hơn
Đối với tán mai, bạn nên thực hiện cắt tỉa từ ngày 10 - 20 âm lịch. Việc tỉa tán mai sẽ giúp tạo lại tán mai cho cây, đồng thời giúp tạo chồi non để phát triển cành mới và nụ hoa cho mùa sau. Đối với những cành mới, bạn cũng cần chú ý cắt tỉa định kỳ để loại bỏ nấm bệnh và giúp cây ra nhiều hoa hơn.
Qua bài viết trên, chắc chắn bạn đã nắm được cách chăm sóc mai vàng sau Tết sao cho đúng chuẩn nhất. Vào những ngày Tết, bên cạnh việc chơi mai thì còn rất nhiều việc khác mà bạn cần phải làm. Và để Tết không trở thành gánh nặng thì bạn hãy tham khảo ngay khóa học “Để Tết không là ác mộng” của giảng viên Đặng Thị Hạnh trên Unica.