Mua 3 tặng 1

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Cách viết báo cáo thử việc chi tiết và mẫu báo cáo

Mua 3 tặng 1

Báo cáo thử việc được xem là công đoạn quan trọng cuối cùng bạn thực hiện khi kết thúc quá trình thử việc tại doanh nghiệp, công ty. Nếu như trong quá trình thử việc bạn đã chứng tỏ được năng lực thật sự của mình thì báo cáo thử việc được xem như một bản nhật ký giúp bạn tự đánh giá lại mình trước nhà tuyển dụng. Nhưng làm sao để viết được một bài báo cáo hiệu quả và "đi vào lòng người"? Trong phạm vi bài viết dưới đây, Unica sẽ giúp bạn biết cách cách viết báo cáo thử việc.

Báo cáo thử việc là gì?

- Báo cáo thử việc là báo cáo trình bày lại một cách chi tiết các công việc được giao thực hiện và kết quả tương ứng theo đầu việc của nhân viên mới trong quá trình thử việc gửi lên Trưởng bộ phận/ lãnh đạo công ty sau khi hoàn thành thời gian thử việc theo quy định.

bao-cao-thu-viec.jpg

Báo cáo thử việc là báo cáo trình bày lại một cách chi tiết các công việc được giao thực hiện và kết quả tương ứng theo đầu việc

- Trước khi quyết định kí hợp đồng lao động một nhân viên chính thức, công ty hay doanh nghiệp phải đánh giá kết quả làm việc của nhân viên đó trong thời gian thử việc (1 - 2 tháng) hoặc lâu hơn tùy môi trường làm việc. Việc làm báo cáo thử việc một cách chuyên nghiệp sẽ giúp các nhân viên mới đạt được sự đánh giá cao từ ban quản lý sau khi hết thời gian thử việc.

Mục đích và tính năng của báo cáo thử việc

Mục đích của báo cảo thử việc là để người lao động tự đánh giá về hiệu quả làm việc của bản thân. Người ra, báo cáo này cũng có thể do quản lý viết và dưới lên lãnh đạo công ty sau khoảng 1 - 2 tháng nhân viên thử việc tại bộ phận mình. Thông qua báo cáo, công ty sẽ quyết định có chuyển lao động thành nhanh viên chính thức hay hay không. 

Cùng với đó, tính năng của báo cáo thử việc tương tự như công cụ theo dõi hiệu suất của nhân viên. Báo cáo được trình bày ngắn gọn, xúc tích nên giúp lãnh đạo dễ dàng theo dõi và kiểm soát nhân viên. Từ đó, doanh nghiệp có thể loại bỏ những nhân sự không cần thiết/không phù hợp với công việc.

Hướng dẫn viết báo cáo thử việc

Thông thường, khi kết thúc quá trình thử việc, nhà tuyển dụng sẽ cung cấp cho bạn một form tiêu chuẩn để bạn viết báo cáo, hoặc họ sẽ để bạn tự sáng tạo một form báo cáo riêng dựa trên quy định của một báo cáo thử việc cơ bản. Câu hỏi đặt ra là viết gì trong báo cáo thử việc? Dù là theo hình thức nào cách viết báo cáo thử việc cần đảm bảo đầy đủ các bước và nội dung cần thiết như sau:

1. Thông tin cá nhân của nhân viên thử việc

Thông tin cá nhân của nhân viên thử việc là phần nội dung cơ bản không thể thiếu trong báo cáo thử việc. Đây là những thông tin ngắn, đơn giản là:

- Họ và tên

- Năm sinh

- Địa chỉ

- Học vấn

- Tên trường

- Kinh nghiệm làm việc

- Kỹ năng

- Sở thích và sở trường

dien-thong-tin-ca-nhan-cua-nhan-vien-thu-viec.jpg

Thông tin cá nhân của nhân viên thử việc là phần nội dung cơ bản không thể thiếu trong báo cáo thử việc

2. Đánh giá kết quả làm việc của nhân viên thử việc

Đây là phần thông tin dựa trên quan sát và theo dõi toàn bộ quá trình làm việc của nhân viên trong 1 hoặc 2 tháng. Để có được những đánh giá này, bạn cần theo sát tình hình làm việc của nhân viên theo ngày và theo tuần. Tuyệt đối không được lơ là vì việc này không chỉ khiến nhân viên gặp khó khăn trong quá trình làm việc, mà còn khiến bạn bị bối rối trong việc đưa ra nhận xét đánh giá. 

3. Những điểm mạnh và điểm còn phải cải thiện yếu của nhân viên thử việc

Trong quá trình làm việc, nhân viên thử việc sẽ bộc lộ tính cách và tư duy của mình. Qua đó, nhà quản lý cũng sẽ thấy được những điểm mạnh và yếu của nhân viên. Bản báo cáo cần đề cập tới những phần này, thông tin càng chi tiết càng giúp đưa ra lời khuyên cụ thể và chính xác để giúp nhân viên phát huy điểm mạnh của bản thân và sửa chữa những điểm chưa ổn của mình. 

4. Những đóng góp của nhân viên thử việc cho công ty

Mặc dù là ở vị trí thử việc nhưng nhân viên vẫn sẽ có những đóng góp cho công ty của mình. Do vậy, bạn cần quản lý quá trình làm việc của họ để có thể đưa ra những thành tựu của nhân viên một cách chính xác. Đây sẽ là điểm cộng giúp nhân viên được chuyển thành nhân viên chính thức ngay sau khi kết thúc thử việc. 

5. Những đề xuất và khuyến nghị cho nhân viên thử việc

Dựa vào những điểm mạnh và điểm yếu, quản lý cần phản hồi lại và đưa ra những giải pháp giúp nhân viên hoàn thiện bản thân. Về phần điểm mạnh, bạn nên khuyến khích nhân viên học hỏi thêm những kỹ năng liên quan để phát huy sở trường của mình. Còn về điểm yếu, bạn cần đưa ra gợi ý để giúp nhân viên biết cách sửa chữa và hoàn thiện mình. Việc viết báo cáo mà không phản hồi lại sẽ không đem tới kết quả tích cực vì người nhân viên đó sẽ không biết được những điểm yếu của mình để sửa đổi. Bạn có thể gợi ý nhân sự cách nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng mềm cho bản thân bằng các khoá học phát triển bản thân trên Unica, các giảng viên hướng dẫn chi tiết bài bản giúp bạn có thể xử lý mọi tình huống trong giao tiếp đạt hiệu quả hơn.

de-xuat-cho-nhan-vien-thu-viec.jpg

Đề xuất và khuyến nghị cho nhân viên thử việc

Lưu ý khi viết báo cáo thử việc

Báo cáo thử việc không quá khó, cách viết báo cáo học việc tương tự cách bàn giao công việc nhưng đòi hỏi người thực hiện cần lưu ý một số vấn đề sau:

1. Sử dụng ngôn ngữ chuyên nghiệp

Ngôn ngữ sử dụng trong báo cáo nên là văn phòng chuyên nghiệp, câu chữ chuẩn, không sử dụng teencode, không dùng chữ viết tắt. Bạn nên trình bày báo cáo ngắn gọn, xúc tích, hạn chế viết dài dòng lê thê vì cấp trên không có nhiều thời gian để đọc những văn bản này.

2. Cung cấp đầy đủ thông tin về nhân viên thử việc

Cách viết báo cáo thử việc chuẩn là bạn nên cung cấp những thông tin chi tiết về nhân viên thử việc để lãnh đạo biết được đội ngũ nhân sự mới. Việc bỏ trống phần thông tin cơ bản của nhân viên sẽ khiến lãnh đạo đánh giá bạn thiếu chuyên nghiệp, khả năng quản lý kém. 

3. Đánh giá chính xác kết quả của nhân viên thử việc

Đánh giá của quản lý sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới quyết định của công ty trong việc có nên giữ nhân viên thử việc đó hay không. Do vậy, bạn nên theo sát những nhân viên ngay từ những ngày đầu để biết được năng lực của họ. Qua đó, bạn có thể đưa ra những nhận xét chính xác, hạn chế nhận xét chủ quan ảnh hưởng tới quyết định của doanh nghiệp dành cho nhân viên. 

4. Trình bày các khuyết điểm và hạn chế của nhân viên thử việc

Bên cạnh chú tâm tới cách viết đánh giá kết quả thử việc, bạn còn cần đưa ra ưu và nhược điểm của nhân viên. Mặc dù khuyết điểm của nhân viên có thể khiến họ mất điểm trong lòng lãnh đạo nhưng bạn vẫn cần báo cáo để doanh nghiệp cân nhắc việc phân chia công việc hợp lý cho người đó. Chỉ cần không phạm nội quy và gây ra tổn thất cho công ty, nhân sự mới vẫn sẽ được cân nhắc chuyển lên chính thức sau thời gian thử việc. 

trinh-bay-cac-uu-va-nhuoc-diem-cua-nhan-vien-ngan-hang.jpg

Trình bày các khuyết điểm để giúp nhân viên thử việc tiến bộ

Một số ví dụ về báo cáo thử việc

Hiện nay có rất nhiều mẫu báo cáo thử việc viết sẵn dành cho nhiều vị trí công việc. Ở phần này, Unica sẽ giới thiệu một số ví dụ về báo cáo thử việc cho một số vị trí sau:

1. Ví dụ báo cáo thử việc của nhân viên kinh doanh

Báo cáo kết quả thử việc của nhân viên kinh doanh có thể gồm những mục sau:

- Họ và tên

- Chức vụ

- Bộ phận công tác

- Nội dung công việc

- Kết quả và sản phẩm

- Đánh giá của phụ trách bộ phận

vi-du-bao-cao-thu-viec-cua-nhan-vien-kinh-doanh.jpg

Báo cáo thử việc của nhân viên kinh doanh

2. Ví dụ báo cáo thử việc của nhân viên kỹ thuật

Đối với nhân viên kỹ thuật, thời gian hoàn thành công việc càng nhanh càng được đánh giá tốt. Do đó, bài mẫu báo cáo kết quả thử việc của nhóm này nên có những phần dưới đây:

- Họ và tên

- Chức vụ

- Bộ phận công tác

- Công việc được giao

- Người giao việc

- Thời gian yêu cầu hoàn thành công việc 

- Kết quả công việc

- Ghi chú

3. Ví dụ báo cáo thử việc của nhân viên tài chính

Nhân viên tài chính thường xuyên làm việc với những con số nên báo cáo công việc của họ cần có mục số liệu để thể hiện năng suất làm việc cụ thể của họ. Để tăng thêm phần trực quan, nhân viên tài chính nên thể hiện số liệu dưới nhiều dạng như biểu đồ, hình vẽ, bảng,... Tùy vào từng đơn vị, nội dung có thể khác nhau nhưng báo cáo thu hoạch thử việc không thể thiếu phần số liệu vì căn cứ vào đây, lãnh đạo sẽ đưa ra quyết định có nên chuyển nhân viên lên chính thức hay không. 

4. Ví dụ báo cáo thử việc của nhân viên kế toán

Cũng giống như nhân viên tài chính, nhân viên kế toán cần làm việc nhiều với con số nên báo cáo thử việc của họ cũng cần có một mục riêng cho số liệu. Số liệu đối với vị trí này thường được thể hiện dưới dạng bảng đơn giản, không cần sử dụng các biểu đồ, hình vẽ phức tạp như nhân viên tài chính. 

5. Ví dụ báo cáo thử việc của nhân viên ngân hàng

Tùy vào vị trí cụ thể trong ngân hàng mà báo cáo thử việc sẽ có những sự khác biệt. Đối với vị trí giao dịch viên, báo cáo thử việc ngân hàng cần đề cập tới:

- Số lượng khách hàng mà nhân viên đã tiếp trong tháng 

- Số lượng giao dịch mà khách hàng thực hiện

- Số lượng khách hàng nhân viên chăm sóc

vi-du-bao-cao-thu-viec-cua-nhan-vien-ngan-hang.jpg

Ví dụ báo cáo thử việc của nhân viên ngân hàng

Tổng kết

Trên đây là cách viết báo cáo thử việc chuẩn nhất được nhiều người áp dụng và có kết quả rất khả thi. Ngoài ra, còn có một số lưu ý về kỹ năng viết báo cáo thử việc bạn cần biết và nên tránh trong quá trình viết. Hiện nay trên trang web Unica có rất nhiều khoá học. Hy vọng bài viết này mang lại hữu ích nhiều cho bạn đọc. 

Unica chúc bạn thành công!

[Tổng số: 87 Trung bình: 2]
Trở thành hội viên