Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Cách gói bánh tét ngũ sắc ngày Tết để rước tài lộc

Nội dung được viết bởi Đậu Thị Nhung

Bánh tét là một món ăn đặc trưng cho ngày Tết của người dân Nam Bộ. Cách gói bánh tét ngũ sắc để rước tài lộc, may mắn cho năm mới là lựa chọn của nhiều gia đình. Thay vì chỉ dùng gạo nếp truyền thông thì món bánh tét được biến tấu với nhiều màu sắc hấp dẫn. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn cách gói bánh tét ngũ sắc này!

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu để làm bánh

Cách gói bánh tét ngũ sắc sẽ hứa hẹn là một sự biến tấu đầy mới lạ và sáng tạo cho món bánh tét truyền thống. Tại sao gọi bánh tét ngũ sắc, bởi vì xuất phát từ ý nghĩa tâm linh, món bánh này biểu tượng cho tài lộc, niềm hy vọng của mọi gia đình. Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm gói bánh tét ngũ sắc khá cầu kỳ, bao gồm:

cach-lam-banh-tet-ngu-sac-4.jpg

Bánh tét ngũ sắc được biến tấu màu sắc

- Gạo nếp ngon: 2 kg

- Lá cẩm: 1 bó

- Lá dứa: 1 bó

- Gấc chín: 1 bó

- Đậu xanh: 0.5 kg

- Thịt ba chỉ ngon: 1 kg

- Hành tím, tiêu, muối ăn, nước mắm, dầu ăn, rượu trắng

- Lá chuối, dây lạt

Bước 2: Chuẩn bị gạo nếp và nước màu

- Gạo nếp bạn đem ra nhặt sạch các hạt sạn, vo gạo thật kỹ, vò nhiều lần với nước sạch đến khi gạo sạch, nước gạo không bị đục. Gạo sau khi làm sạch bạn đem ngâm với nước.

- Trong thời gian ngâm gạo, bạn chuẩn bị nước màu. Vì là bánh tét ngũ sắc, nên bạn cần chuẩn bị 5 loại nước màu tự nhiên:

+ Đối với lá cẩm, lá dứa, bạn đem 2 loại lá này đi rửa sạch, cho riêng từng loại vào xay nhuyễn, lọc lấy nước, cho cẩn thận vào hai bát sạch.

+ Đối với gấc chín, bạn đem đi bổ đôi, sau đó lấy toàn bộ thịt gấc bên trong. Cho một ít rượu trắng vào gấc, trộn kỹ để khi bóp với gạo, gấc ra đều màu.

- 2 kg gạo sau khi ngâm xong, bạn để ráo nước rồi chi làm 4 phần bằng nhau. Phần đầu tiên, bạn để nguyên gạo trắng. Phần thứ hai, bạn đem trộn đều và kỹ với nước cốt lá cẩm để tạo màu tím cho gạo. Phần thứ ba, bạn đem trộn gạo với nước cốt lá dứa để tạo gạo màu xanh. Phần cuối cùng, bạn trộn với gấc chín để tạo màu đỏ đẹp mắt.

- Sau khi bạn đã chuẩn bị xong gạo thì cho từng phần gạo nếp lên bếp, nấu riêng từng màu gạo cho đến khi hạt gạo nếp đổ nhựa rồi cho ra mâm.

>> Cách lựa chọn lá dong đúng chuẩn

cach-lam-banh-tet-ngu-sac-4.jpg

Nguyên liệu chính để làm món bánh tét ngũ sắc

Bước 3: Đỗ xanh làm nhân bánh tét ngũ sắc 

Đỗ xanh là màu sắc thứ 5 của bánh tét ngũ sắc, không cần phải ngâm hay trộn với bất cứ nguyên liệu nào vì nó đã mang màu vàng đẹp mắt. Cách gói bánh tét ngũ sắc thường sử dụng nguyên liệu chính là đậu xanh. Tùy từng loại mà bạn sẽ có thời gian ngâm đỗ sao cho phù hợp. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian, bạn nên mua loại đỗ xanh đã chà vỏ thì ngâm đậu trong 4 tiếng.

Ngâm xong, cho đỗ vào đồ chín cùng với muối ăn. Sau khi chín, đem đậu xanh đi tán cho thật mịn và nhuyễn. Hành tím cần được băm nhỏ, đem xào thơm với dầu ăn, đổ đỗ đã tán vào xào khô, mịn, sờ không còn bị dính tay là được.

cach-lam-banh-tet-ngu-sac-5.jpg?

Sơ chế đỗ xanh

Bước 4: Sơ chế thịt

Một số lưu ý khi chọn thịt ngon làm nhân bánh

- Phần thịt làm nhân quyết định rất lớn đến hương vị của thành phẩm. Vì vậy bạn chú ý nên chọn loại thịt ngon, còn tươi mới và thịt có tỷ lệ mỡ và nạc cân bằng để tạo cảm giác không quá béo ngậy hoặc quá khô khi ăn nhân bánh.

- Nên lựa chọn loại thịt ba chỉ có lớp mỡ dày khoảng 1,5-2cm, phần thịt nạc và phần mỡ dính chặt vào nhau. Không chọn loại thịt có bì dày bởi đây là những con lợn đã nuôi lâu năm, ăn sẽ không ngon.

- Quan sát màu sắc của thịt heo, thịt heo ngon phải có màu đỏ hoặc hồng tươi, lớp mỡ có màu sáng, chắc. Ấn nhẹ tay vào miếng thịt không thấy bị đọng nước và độ đàn hồi nhanh

- Thịt heo ngon sẽ có mùi đặc trưng riêng của thịt, nếu bạn thấy mùi khác lạ trên thịt heo thì không nên sử dụng bởi nó sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng của món bánh tét. 

Các bước sơ chế thịt được thực hiện như sau:

- Thịt ba chỉ ngon bạn cần đem đi rửa sạch, thái dọc theo thớ chiều dài của khổ thịt với độ dày khoảng 1 - 2cm vừa ăn.

- Thái xong, đem ướp thịt với các loại gia vị bao gồm muối tiêu, nước mắm cho vừa.

- Để thịt nghỉ và ngấm gia vị từ 1 - 2 tiếng.

cach-lam-banh-tet-ngu-sac-4.jpg

Sơ chế và ướp thịt

Bước 5: Cách gói bánh tét ngũ sắc

- Bánh tét ngũ sắc không 5 màu: trắng, xanh, tím, đỏ và màu vàng. Bạn cần làm là sếp đều lá chuối hoặc lá dong đã rửa sạch. Với lá chuối thì bạn cần trần qua với nước nóng cho mềm, không bị gãy ra mặt phẳng rộng.

- Các phần gạo nếp được dàn đều theo chiều dọc.

- Đậu xanh bạn viên thành những viên tròn nhỏ rồi ấn dẹt, gấp cắt ngang phần gạo. Lớp cuối cùng, bạn cho thịt ba chỉ lên đỗ.

- Phủ thêm tiếp một lớp đậu xanh, một lớp gạo tương ứng với màu gạo ban đầu lên thịt.

cach-lam-banh-tet-ngu-sac-5.jpg

Gói bánh tét

- Gói bánh tét cũng tương tự như gói bánh chưng và giò, bạn cần cố gắng dùng chặt lực để bánh tét đặc.

- Dùng lạt buộc cố định phần gói bánh tét lại.

cach-lam-banh-tet-ngu-sac-6.jpg

Cố định bánh bằng lạt

Bước 6: Luộc bánh

- Bạn cho bánh tét đã gói xong, xếp cẩn thận vào nồi bánh. Bạn cần chú ý nên xếp cuống lá dong hoặc lá chuối dưới đáy nồi. Sau đó mới cho bánh vào luộc để bánh không bị cháy.

- Xếp đều bánh vào nồi, rồi đổ ngập nước là được. Tùy theo kích thước bánh mà thời gian luộc bánh chín cũng khác nhau, nhưng trung bình bạn cần 8 tiếng luộc bánh là hợp lý.

cach-lam-banh-tet-ngu-sac-4.jpg

Bạn cần chú ý đến thời gian luộc bánh tét

- Bánh sau khi chín, bạn cần vớt bánh ra ngâm vào nước đun sôi để nguội khoảng 10 phút.

- Tiếp theo, dùng khăn lau sạch phần cặn bẩn bám bên ngoài lá.

>> Cách luộc bánh ngon bạn nên “bỏ túi” ngay

Món ăn ngày Tết thường rất đa dạng và phong phú. Để mâm cơm ngày Tết thêm phần ấm cúng, bạn hãy tham gia ngay khóa học Làm món ăn ngày Tết của Unica. Mỗi bài giảng được thiết kế ngắn gọn, xúc tích nên bạn hoàn toàn có thể nấu được những món ăn ngon ngay sau khi học.

Món ăn Ngày Tết - Trọn hết yêu thương
Chu Anh Tiệp
299.000đ
500.000đ

Tự tay làm 15 món mứt ngon ngày Tết
Trương Công Lệ
299.000đ
700.000đ

Tự tay làm 20 loại bánh quy Tết độc đáo
Lê Thủy Xuân
499.000đ
600.000đ

Thành phẩm

Sau khi hoàn thành xong cách gói bánh tét ngũ sắc, thành phẩm thu được là phần bánh có vỏ mềm, dẻo thơm hòa quyện từ hương vị của gạo nếp và phần béo ngậy từ thịt. Ngoài ra, bạn còn cảm nhận được vị bùi của đậu xanh và màu sắc vô cùng bắt mắt từ các nguyên liệu khác nhau. 

cach-lam-banh-tet-ngu-sac-6.jpg

Thành phẩm bánh tét

Hướng dẫn cách bảo quản bánh tét

- Bánh tét sau khi nấu chín, bạn chỉ nên sử dụng trong vòng 2-3 ngày nếu bảo quản ở nhiệt độ thường.

- Nếu bạn muốn dùng trong thời gian lâu hơn, khoảng 1-2 tuần thì phải cho bánh vào ngăn mát tủ lạnh. Khi ăn bạn chỉ cần chiên lại hoặc hấp cho nóng là có thể dùng được. 

Cách gói bánh tét ngũ sắc này là cách gói bánh tét nhân thịt truyền thống được biến tấu màu sắc một cách sáng tạo để mang lại nhiều may mắn cho gia đình trong năm mới. Ngoài những màu sắc kể trên, bạn có thể lựa chọn cho mình nhiều màu sắc độc đáo khác. Ngoài món bánh tét cho mâm cơm ngày tết thêm đặc sắc bạn có thể tham khảo nhiều công thức nấu những món ăn đa dạng khác nhau nhiều chủ đề. Chắc chắn cả gia đình bạn sẽ choáng với thế giới ẩm thực phong phú từ những khoá học nấu ăn online hấp dẫn từ Unica đấy nhé! Bắt tay vào bếp tìm hiểu ngay món ăn này thôi nào!

Chúc bạn và gia đình năm mới vui vẻ, hạnh phúc, bình an!

>> Bật mí cách bảo quản bánh chưng, bánh tét không lo hỏng

0/5 - (0 bình chọn)