Trước khi trưởng thành, trẻ phải trải qua 6 giai đoạn phát triển. Các giai đoạn phát triển của trẻ chịu nhiều tác động bởi các yếu tố về thể chất, trí tuệ cũng như tình cảm, cảm xúc. Vậy, làm sao để mẹ nắm chắc được các giai đoạn này để chăm sóc tốt cho trẻ, hãy cùng UNICA tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Giai đoạn trong tử cung
Trong diễn biến các giai đoạn phát triển của trẻ, đầu tiên là giai đoạn thụ thai đến khi trẻ chào đời. Với giai đoạn này, để trẻ phát triển, mẹ cần giữ gìn sức khỏe thật tốt, đặc biệt đối với 3 tháng đầu và tháng cuối thai kỳ. Bên cạnh đó, các vấn đề tâm lý không tốt của người mẹ cũng có thể gây ảnh hưởng đến trẻ.
Trẻ ở giai đoạn trong cổ tử cung mẹ cần giữ gìn sức khỏe thật tốt
Cân nặng của một đứa trẻ khỏe mạnh khi chào đời trung bình từ 2,8 kg đến 3,5 kg và có độ dài từ 48 cm đến 52 cm. Đối với giai đoạn bào thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ, do đó, mẹ cần đảm bảo:
- Ăn đủ các nhóm thức ăn, một ngày ăn từ 3 đến 5 bữa.
- Từ tháng thứ 6 trở đi, mẹ nên ăn thêm một bữa.
- Nên lựa chọn thực phẩm có nhiều chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa. Uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh để tránh táo bón cũng như cung cấp vitamin cho thai nhi.
Giai đoạn sơ sinh
Đây là giai đoạn từ khi trẻ ra khỏi bụng mẹ đến ngày thứ 28. Giai đoạn sơ sinh là giai đoạn mà trẻ chuyển từ môi trường nước sang môi trường khí. Ở giai đoạn này, các cơ quan trong cơ thể trẻ đang dần hoàn thiện, do đó thức ăn duy nhất của bé chính là sữa mẹ. Trung bình mỗi ngày trẻ tăng 15 gram, đối với tháng đầu tiên, trẻ cần tăng ít nhất là 600gram. Bên cạnh đó, chiều cao của trẻ sẽ tăng thêm khoảng 2 cm.
Giai đoạn nhũ nhi
Giai đoạn nhũ nhi ( trẻ từ 2 tháng đến 1 tuổi ), trong giai đoạn này, trẻ tăng trưởng nhanh. Còn cuối giai đoạn này, các cơ quan đã hoàn chỉnh cơ bản về cả cấu trúc và chức năng. Trung bình mỗi tháng trẻ sẽ tăng thêm 2cm, đến tháng thứ 12 trẻ cao gấp rưỡi lúc mới sinh.
Giai đoạn từ 18 – 36 tháng
Các giai đoạn phát triển của trẻ từ 18 đến 36 tháng có tốc độ tăng trưởng chậm lại, chức năng của các cơ quan đã hoàn thiện, trẻ đã mọc đủ 8 răng hàm. Đây là giai đoạn mà trẻ phát triển đột phá, hiếu động và là nền tảng cho sự hình thành cá tính, nhân cách và khám phá thế giới xung quanh. Mẹ nên tập cho bé tập thói quen tự xúc khi ăn khi bé hơn 2 tuổi vậy nên ba mẹ cần bổ sung cho con các thực phẩm tăng trí nhớ cho trẻ như thực phẩm giàu đạm, sắt,...
Đây được xem là giai đoạn quan trọng nhất để bé hoàn thiện tính cách, thói quen cũng như nhận thức của mình. Đó là lý do mà việc hiểu rõ hành vi cũng hình thành thói quen cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ với Nuôi dạy con kiệt xuất theo phương pháp người Do Thái chắc chắn sẽ là cuốn cẩm nang tuyệt vời giúp mẹ nuôi dạy con hiệu quả. Để con luôn được sống đúng lứa tuổi, hình thành nhân cách tốt và để con tự lập, thông minh hơn một cách tự nhiên.
Tốc độ tăng trưởng của trẻ giai đoạn 18 -36 tháng tuổi sẽ chậm lại
Giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi
Với giai đoạn này, trẻ đã nói và đi thành thạo, phát triển tính độc lập và nhận biết được đúng sai. Đồng thời, trẻ bắt đầu được làm quen với trường, lớp, cô giáo và những người bạn mới. Đây là giai đoạn cơ thể bé vẫn phát triển nhưng chậm lại còn trí tuệ trẻ phát triển nhanh, đặc biệt là ngôn ngữ. Vào thời kỳ này, trẻ rất hiếu động nên cha mẹ cần phải cẩn thận để tránh các tai nạn không mong muốn xảy ra như tai nạn, ngã hay chấn thương, bỏng. Điều ba mẹ cần làm là tìm hiểu và áp dụng các phương pháp dạy con thông minh hiện nay.
Giai đoạn từ 6 – 12 tuổi
Các giai đoạn phát triển của trẻ từ 6 đến 12 tuổi, trẻ vẫn tiếp tục lớn nhưng phát triển chậm hơn, lúc này, răng sữa được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Các cơ quan trong cơ thể trẻ đã hoàn chỉnh về cấu tạo cũng như chức năng. Đây là giai đoạn trẻ tiếp xúc nhiều với môi trường xung quanh nên dễ mắc các bệnh như viêm cầu thận cấp, bệnh về răng miệng. Không những thế, đây là giai đoạn quan trọng trong sự hình thành hệ xương nên trẻ dễ mắc các bệnh về cột sống do ngồi, đứng sai tư thế.
Các giai đoạn phát triển của trẻ- giai đoạn 6-12 tuổi
Giai đoạn vị thành niên
Đặc trưng ở giai đoạn này là hiện tượng dậy thì ở trẻ, vào thời điểm này, trẻ có nhiều biến động về sinh lí, cơ thể và nội tiết. Biểu hiện như: trẻ ngượng ngùng, bỡ ngỡ trước sự thay đổi của cơ thể. Đến cuối giai đoạn này, trẻ hay muốn thử sức, thể hiện bản thân, hình thành lối sống riêng biệt hoặc hình thành theo nhóm.
Về tâm lý, trẻ dễ chịu ảnh hưởng của các yếu tố từ gia đình, bạn bè, nhà trường. Do đó, cha mẹ nên chăm sóc tốt cho trẻ cả về sức khỏe, tinh thần cũng như cách giáo dục.
Giai đoạn dậy thì: 15 - 20 tuổi
Đây là một trong những giai đoạn quan trọng trong hành trình giai đoạn phát triển của trẻ. Tùy vào giới tính, môi trường sống và chế độ dinh dưỡng mà mỗi trẻ sẽ có những thời điểm dậy thì khác nhau. Nhưng nhìn chung, trẻ bước sang giai đoạn này đều có những đặc điểm như sau:
Đặc điểm sinh lý:
- Tóc trẻ mọc nhanh hơn và lông mọc nhiều ở phần nách, xương mu
- Vú của bé gái phát triển, cơ thể nở nang và bắt đầu có kinh nguyệt
- Bé trai thường bị vỡ giọng, xương hầu nhô ra, phát triển vượt bậc về cả chiều cao lẫn cân nặng
Đặc điểm bệnh lý:
- Tính tình thay đổi, thường có những suy nghĩ tiêu cực và bồng bột
- Thường xuyên lo lắng, hồi hộp khi đối diện với bạn bè khác giới
- Có nhu cầu và muốn tìm hiểu sâu hơn về các vấn đề liên quan đến tình dục
Các giai đoạn phát triển của trẻ- giai đoạn tuổi dậy thì
Trở thành cha mẹ thông thái và tâm lý bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu được tâm lý và hành vi của trẻ nhỏ để từ đó đưa ra cách xử lý tốt nhất. Thông qua khóa học, bạn sẽ biết cách nuôi dạy con thành một đứa trẻ ngoan, tình cảm và thông minh. Đồng thời, cha mẹ cũng có thể giảm bớt áp lực và mệt mỏi trong quá trình nuôi dạy trẻ khi đã có kiến thức nền vững chắc. Đăng ký học ngay:
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau
- Dù là giai đoạn trẻ sơ sinh hay trưởng thành thì cha mẹ cũng nên cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ với chế độ ăn khoa học, thực phẩm dồi dào để trẻ phát triển thông minh, toàn diện.
- Cho trẻ tiêm đủ Vacxin qua từng giai đoạn khác nhau để trẻ tăng cường sức đề kháng, hạn chế khả năng nhiễm bệnh ở giai đoạn sau này.
- Cho trẻ khám tổng quát và đo chiều cao, cân nặng qua các giai đoạn để nắm được tình hình sức khỏe của trẻ.
- Tăng cường các hoạt động thể chất để kích thích sự sáng tạo, khám phá và thông minh ở trẻ.
- Cha mẹ cần tìm hiểu những phương pháp giáo dục con phù hợp với từng giai đoạn để có thể dạy dỗ và định hình tính cách cho con ngay từ khi còn nhỏ.
- Với mỗi giai đoạn khác nhau, trẻ sẽ có những thay đổi về mặt thể chất, tâm lý. Vì vậy cha mẹ cần phải ở bên để lắng nghe, chia sẻ và cùng con tháo gỡ những khó khăn mà chúng đang gặp phải.
Trên đây là các giai đoạn phát triển của trẻ mà mẹ cần phải nắm vững. Hy vọng rằng, qua bài viết này, các mẹ sẽ biết cách chăm sóc cũng như nuôi dạy con để con phát triển toàn diện.