Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em - Những thông tin quan trọng mẹ cần nắm

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là bệnh rất phổ biến và là nỗi lo lắng của nhiều bậc phụ huynh. Tuy nhiên, nhiều ông bố bà mẹ vẫn còn mơ hồ về căn bệnh này. Vậy, bệnh tay chân miệng là gì? Dấu hiệu và cách điều trị bệnh như thế nào? Hãy cùng UNICA tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là gì?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em do virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 gây ra. Những virus này tồn tại trong đường tiêu hóa và lây từ người này sang người khác qua việc tiếp xúc thông thường.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng do virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 gây ra

Bệnh tay chân miệng thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, trẻ ở giai đoạn này hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện, nên không có khả năng chống lại các virus gây bệnh. Thời điểm trẻ dễ mắc bệnh tay chân miệng nhất là vào mùa xuân, mùa thu và mùa hè.
Đây là loại bệnh truyền nhiễm nên khi trẻ tiếp xúc với người từng bị bệnh hoặc tiếp xúc với virus qua đồ chơi hoặc bàn ghế… Bệnh tay chân miệng không gây hại, không cần điều trị bằng thuốc đặc hiệu và có thể tự khỏi trong 2 tuần. Tuy nhiên, khi trẻ xuất hiện các biến chứng mà không được điều trị kịp thời, sẽ có nguy cơ mắc viêm màng não, bại liệt, thậm chí là tử vong.

Dấu hiệu trẻ mắc tay chân miệng

Trẻ mắc tay chân miệng ở thể nhẹ

- Trẻ bị sốt: Dấu hiệu đầu tiên cho thấy trẻ mắc bệnh tay chân miệng là bị sốt, thông thường khi ở dạng bệnh nhẹ trẻ chỉ bị sốt nhẹ hoặc sốt cao nhưng dễ hạ sốt. Còn nếu trẻ có dấu hiệu sốt cao mà không hạ sốt được thì đó là dấu hiệu bệnh nặng.

- Xuất hiện các tổn thương ở da: Những tổn thương sẽ xuất hiện ở da trẻ như mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối…

- Một số trường hợp trẻ sẽ có dấu hiệu nôn, bỏ ăn, bị tiêu chảy, tăng tiết nước bọt, quấy khóc nhiều.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Những tổn thương sẽ xuất hiện ở da trẻ như mụn nước ở lòng bàn tay

Với những dấu hiệu trên thì là bệnh tay chân miệng ở cấp độ 1. Vì vậy, khi trẻ xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào, cha mẹ cũng cần cho trẻ đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

>> Điểm danh những cách hạ sốt cho trẻ nhanh nhất

>> Làm sao để điều trị sốt phát ban ở trẻ sơ sinh hiệu quả?

>> Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh cho mẹ từ A - Z

Trẻ mắc tay chân miệng ở dạng nặng

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em do virus Enterovirus 71 gây ra là bệnh ở thể nặng. Tình trạng bệnh sẽ nghiêm trọng hơn nếu trẻ không được điều trị kịp thời. Bệnh sẽ có những biểu hiệu cụ thể sau:

- Trẻ quấy khóc dai dẳng và kéo dài: Khi trẻ quấy khóc cả đêm, 15 – 20 phút lại tỉnh giấc và tiếp tục quấy khóc. Đây không phải là phản ứng do trẻ bị sốt mà do tình trạng nhiễm độc thần kinh gây ra. Vì vậy, bố mẹ cần phải theo dõi cẩn thận tình trạng của trẻ.

- Trẻ sốt cao và không hạ: Trẻ sốt cao trên 38,5 độ và kéo dài trên 48 tiếng mà không hạ dù đã được uống thuốc paracetamol thì trẻ đã bị nhiễm độc thần kinh, cần phải sử dụng thuốc liều cao để đặc trị.

- Trẻ giật mình: Trẻ giật mình là triệu chứng biểu hiện của nhiễm độc thần kinh. Tình trạng này thường xảy ra khi trẻ đang chơi. Do đó, phụ huynh cần quan sát tình trạng này của trẻ xem tần suất xuất hiện có tăng lên hay không.

Bệnh tay chân miệng do virus Enterovirus 71 gây ra rất nguy hiểm. Vì vậy, khi thấy những dấu hiệu này, cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện ngay lập tức để các bác sĩ chẩn đoán và có cách điều trị phù hợp.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng do virus Enterovirus 71 gây ra rất nguy hiểm

Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà    

Bệnh tay tay chân miệng ở trẻ em không có phương pháp đặc trị nào nên cách điều trị bệnh tại nhà hiệu quả nhất là chăm sóc sức khỏe của bé thật tốt. Một số cách giúp bố mẹ có thể làm giảm tình trạng tay chân miệng của trẻ tại nhà như:
- Trẻ và người chăm sóc trẻ phải rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn.
- Trẻ bị bệnh cần vệ sinh thân thể sạch sẽ, những vùng da bị tổn thương cần được giữ sạch và khô thoáng.
- Phụ huynh có thể bôi xanh methylen lên các vết loét trên da để hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
- Tránh cho trẻ ăn thức ăn mặn, chua cay vì những thức ăn này sẽ làm trẻ bị tổn thương và khiến các vết loét trở nên trầm trọng hơn.
- Cho trẻ ăn thức ăn lỏng và uống nhiều nước để giúp trẻ tránh bị đau họng khi nuốt và không bị mất nước. Nếu bé khó nuốt, mẹ có thể chia nhỏ khẩu phần ăn của bé và cho bé ăn từng chút một.
- Cha mẹ có thể cho trẻ dùng paracetamol hoặc ibuprofen để giúp trẻ hạ sốt. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng và cách cho dùng thuốc.
- Tuyệt đối không dùng aspirin đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bởi vì aspirin có thể gây ra hội chứng Reye ở trẻ em, đây là căn bệnh hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong.

Khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu của bệnh trong tuần đầu tiên, trẻ sẽ dễ lây nhiễm cho người khác. Do đó, cha mẹ cần cho bé nghỉ ngơi tại nhà và không cho bé tiếp xúc với các trẻ khác đến khi bé khỏi bệnh.
Như vậy, UNICA đã giúp bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Hy vọng, qua bài viết này, cha mẹ sẽ nắm được những thông tin bổ ích để nuôi dưỡng và chăm sóc bé yêu tốt nhất.

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng để tạo nên một cơ thể khỏe mạnh. Việc dùng các thực phẩm sạch không chỉ giúp bạn tránh được nhiều bệnh tật, mà còn giúp tinh thần của bạn tốt hơn. Đặc biệt là các thực phẩm chay sẽ giúp thân, tâm và trí khỏe hơn. Nếu đang tìm kiếm khóa học làm món ăn chay, mời bạn tham khảo những gợi ý dưới đây:

20 công thức bánh thuần chay tốt cho sức khỏe
Lê Thủy Xuân
399.000đ
700.000đ

Phương pháp thực dưỡng - bảo vệ sức khỏe gia đình
Lê Thị Phương Chi
899.000đ
2.000.000đ

Dinh dưỡng - Nấu ăn chay khoa học từ A - Z đơn giản
Đỗ Thị Mai (Mai Đỗ)
1.499.000đ
1.600.000đ

[Tổng số: 0 Trung bình: 0]

Tags:
Tác giả
Đậu Thị Nhung Giảng viên
Kinh nghiệm:  -  Tác giả sách 21 Ngày Thực Hành NLP -    Health Coach tốt nghiệp IIN - Hoa Kỳ   -  Đào tạo trên 20000 học viên về phát triển bản thân áp d...