Mua 3 tặng 1

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Customer Acquisition là gì? Cách để lập chiến lược thu hút khách hàng hiệu quả nhất

Mua 3 tặng 1

Trong kinh doanh, các nhà đầu tư thường lựa chọn hình thức thu mua lại doanh nghiệp hơn là xây dựng một doanh nghiệp từ đầu. Thuật ngữ kinh doanh gọi đó là Acquisition. Vậy Acquisition là gì? Làm thế nào để có thể thu hút được nhân tài khi sáp nhập một doanh nghiệp mới. Hãy cùng Unica tham khảo các nội dung thông qua bài viết dưới đây nhé. 

1. Acquisition là gì?

Hiểu theo dịch nghĩa từ điển, Acquisition mang ý nghĩa là “Mua lại”. 

Trong kinh doanh, mua lại được định nghĩa là một giao dịch của công ty trong đó một công ty mua một phần hoặc toàn bộ cổ phần hoặc tài sản của công ty khác. Việc mua lại thường được thực hiện để kiểm soát và xây dựng dựa trên các điểm mạnh của công ty. Có một số kiểu kết hợp kinh doanh: mua lại (cả hai công ty đều tồn tại), sáp nhập (một công ty tồn tại) và hợp nhất  (không công ty nào tồn tại).

Hoạt động mua lại là điều phổ biến trong kinh doanh và chúng có thể xảy ra khi có hoặc không có sự chấp thuận của công ty được mua lại. Với tư cách là người mua lại, nếu bạn mua hơn 50% cổ phần của công ty khác và các tài sản khác, bạn có thể đưa ra quyết định về những tài sản mới này mà không cần sự chấp thuận của các cổ đông của công ty bị mua.

Việc mua lại thường được thực hiện như một phần của chiến lược tăng trưởng của công ty, với việc công ty được nhắm mục tiêu có thứ gì đó mà công ty mua muốn nhưng không thể hoặc không muốn phát triển nội bộ. Chúng chủ yếu được tạo ra để đổi lấy tiền mặt, cổ phiếu của công ty mua hoặc hỗn hợp cả hai.

Acquisition-la-gi

Acquisition được hiểu là mua lại

2. Loại hình Acquisition trong doanh nghiệp

Acquisition hiện có các loại hình phổ biến nhất đó là: mua lại toàn bộ, mua vốn, mua lại tài sản hay mua lại ngành nghề. Cụ thể:

Mua lại toàn bộ công ty (Acquisition)

Mua lại toàn bộ công ty tức là có một bên doanh nghiệp lớn tiến hành mua lại tất cả những gì có liên quan đến công ty của một doanh nghiệp nhỏ bao gồm cả: cổ phiếu, tài sản lẫn ngành nghề kinh doanh. Đối với hình thức Acquisition này, có thể bên mua sẽ phát triển công ty theo mô hình cũ song cũng có thể mua lại toàn bộ để sát nhập vào doanh nghiệp đã có. Đứng ở góc độ pháp lý, sau khi kết thúc quá trình mua lại, bên bán buộc phải dừng lại mọi hoạt động kinh doanh hoặc trở thành doanh nghiệp con của doanh nghiệp mua.

Mua lại phần vốn của công ty (Equity Acquisition)

Mua lại phần vốn của công ty hay còn được gọi là mua cổ phiếu, thường xuất hiện ở những công ty cổ phần. Thông thường những công ty này được thành lập lên từ nguồn vốn của nhiều người hợp lại với nhau. Khi người góp vốn muốn tách ra, không muốn chịu trách nhiệm hay không muốn góp vốn nữa thì sẽ bán, công ty sẽ tiến hành mua số vốn đó.

Phần vốn góp của các cổ đông trong công ty cổ phần có thể được mua lại thông qua 2 hình thức chính đó là: mua lại theo yêu cầu của cổ đông và mua lại theo quyết định của công ty.

- Mua lại theo yêu cầu của cổ đông: Công ty phải mua lại phần vốn đó theo giá trị của thị trường.

- Mua lại theo quyết định của công ty: Mua lại không được vượt quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán; Chỉ được mua một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán.

Các loại hình Acquisition trong doanh nghiệp

Mua lại tài sản của công ty (Asset Acquisition)

Mua lại tài sản của công ty tức là doanh nghiệp lớn mua lại toàn bộ hoặc một phần tài sản sở hữu doanh nghiệp của bên bán. Sau khi đã tiến hành mua bán tài sản, doanh nghiệp bán có trách nhiệm phải chuyển sở hữu hoàn toàn cho bên mua. Bên bán khi này sẽ không còn để hoạt động nên sẽ tự giải thể. Mua lại tài sản có liên quan đến thủ tục pháp lý khi chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản nên có chi phí cao, thậm chí còn lớn hơn cả chi phí mua cổ phiếu.

Mua lại ngành nghề kinh doanh của công ty (Business Acquisition)

Mua lại ngành nghề kinh doanh sẽ khác hoàn toàn so với những loại hình Acquisition trong doanh nghiệp trên. Mua lại ngành nghề kinh doanh gần giống như mua bán bản quyền, bên sở hữu ngành nghề sẽ bán cho bên có nhu cầu và tiến hành thỏa thuận với nhau theo một số điều kiện nhất định. Sau khi đã diễn ra giao dịch mua lại ngành nghề kinh doanh thì ngành nghề đó sẽ thuộc hoàn toàn về bên mua, bên bán sẽ không còn liên quan.

3. Các bước thực hiện Acquisition

Các bước thực hiện Acquisition không giống nhau mà nó còn tùy vào từng mục đích, quy mô, mục tiêu và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Để thực hiện việc mua lại trong doanh nghiệp bạn thực hiện theo các bước cơ bản sau:

Định hướng và lựa chọn mục tiêu

Dù làm bất cứ việc gì đi chăng nữa thì việc đầu tiên cũng là định hướng, lựa chọn mục tiêu và quá trình thực hiện Acquisition cũng không phải ngoại lệ. Trước khi có ý định mua lại công ty, bạn cần phải biết xem mục đích mình mua lại công ty này để làm gì? Nó có mang lại lợi ích gì hay không? Song song với việc đó bạn cũng cần phải lập kế hoạch định hướng, đưa các chiến lược phát triển và mục tiêu tăng trưởng sẽ thay đổi. Việc xác định được định hướng và mục tiêu sẽ giúp bạn không bị đầu tư lỗ, hạch toán hướng đi rõ ràng hơn.

Acquisition giúp doanh nghiệp phát triển thương hiệu mạnh mẽ

Nghiên cứu đối tượng mua lại

Sau khi đã xác định rõ được mục đích mua lại công ty rồi tiếp theo sẽ bắt đầu nghiên cứu đối tượng mua lại. Bạn cần phải nghiên cứu và thẩm định thật kỹ doanh nghiệp mà mình cần mua lại bởi chính đối tượng công ty mà bạn mua lại sẽ quyết định trực tiếp đến quá trình mua lại này có thành công hay không.

Quá trình nghiên cứu đối tượng mua lại bao gồm: Tình trạng hoạt động, tình trạng pháp lý, chiến lược kinh doanh cũng như tài chính. Kiểm tra kỹ báo cáo tài chính, chi phí, nợ nần, nguồn doanh thu chính của công ty mình mua lại.

Đàm phán giá cả và điều kiện thỏa thuận

Sau khi nghiên cứu đối tượng kỹ càng và chi tiết, tiếp theo 2 bên sẽ tiến hành đàm phán giá cả và điều kiện thoả thuận với nhau. Để có quá trình mua lại công ty diễn ra nhanh chóng và chủ động nhất, bạn nên chuẩn bị kỹ vốn. Trường hợp không đủ bạn có thể vay từ các tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng.

Tiến hành kiểm tra, xác định giá trị và phân tích rủi ro

Trước khi đi đến bước cuối cùng là ký kết hợp đồng, bạn cần kiểm tra, xác định giá trị và phân tích rủi ro về công ty mình sẽ mua kỹ càng thêm một lần nữa. Việc này sẽ giúp bạn đưa ra được lựa chọn hình thức mua lại sao cho phù hợp nhất. Mục đích của việc này cũng là để xem xét và đưa ra các cảnh cáo cũng như các rủi ro hiện tại hoặc rủi ro tiềm ẩn bên trong.

Ký kết thỏa thuận và hoàn tất thủ tục pháp lý

Sau khi đã hoàn tất các bước trên, cuối cùng bạn sẽ ký kết thỏa thuận và hoàn tất các thủ tục pháp lý. Dựa trên chi phí và các điều khoản, luật sư sẽ tư vấn và biên soạn cho bạn hợp đồng, hai bên nếu như đồng ý thì sẽ ký kết. Như vậy tức là giao dịch mua lại công ty đã hoàn thành.

Các bước thực hiện Acquisition 

4. Lợi ích của Acquisition với doanh nghiệp

Sau khi đã tham khảo hiểu được Acquisition là gì, Unica mời bạn đọc cùng tìm hiểu những lợi ích cho bên mua khi thực hiện mua lại.

Giảm hàng rào gia nhập

Một công ty có thể thâm nhập vào các thị trường và dòng sản phẩm mới ngay lập tức với một thương hiệu đã được công nhận, có danh tiếng tốt và cơ sở khách hàng hiện có. Việc mua lại có thể giúp vượt qua các rào cản gia nhập thị trường mà trước đây là thách thức. Gia nhập thị trường có thể là một kế hoạch tốn kém đối với các doanh nghiệp nhỏ do chi phí nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm mới và thời gian cần thiết để xây dựng cơ sở khách hàng đáng kể.

Sức mạnh thị trường

Việc mua lại có thể giúp tăng thị phần của doanh nghiệp bạn một cách nhanh chóng. Mặc dù cạnh tranh có thể là thách thức, nhưng tăng trưởng thông qua mua lại có thể hữu ích trong việc đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Quá trình này giúp đạt được sự hiệp lực của thị trường.

Năng lực và nguồn lực mới

Một công ty có thể chọn tiếp quản các doanh nghiệp khác để đạt được năng lực và nguồn lực mà công ty hiện không nắm giữ. Làm như vậy có thể mang lại nhiều lợi ích, chẳng hạn như tăng trưởng doanh thu nhanh chóng hoặc cải thiện tình hình tài chính dài hạn của công ty, giúp việc huy động vốn cho các chiến lược tăng trưởng trở nên dễ dàng hơn. Sự mở rộng và đa dạng cũng có thể giúp một công ty chống chọi với sự suy thoái kinh tế.

Việc mua lại có thể giúp tăng thị phần của doanh nghiệp bạn một cách nhanh chóng.

Tiếp cận với các chuyên gia

Khi các doanh nghiệp nhỏ tham gia với các doanh nghiệp lớn hơn, họ có thể tiếp cận các chuyên gia như chuyên gia tài chính, pháp lý hoặc nhân sự.

Tiếp cận vốn

Sau khi mua lại, khả năng tiếp cận vốn với tư cách là một công ty lớn hơn được cải thiện. Các chủ doanh nghiệp nhỏ thường bị buộc phải đầu tư tiền của mình để tăng trưởng kinh doanh, do họ không có khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay lớn. Tuy nhiên, với việc mua lại, có sẵn một mức vốn lớn hơn, cho phép các chủ doanh nghiệp có được các khoản tiền cần thiết mà không cần phải tự bỏ tiền túi ra.

Ý tưởng và quan điểm mới mẻ

Mua bán và sáp nhập thường giúp tập hợp một đội ngũ chuyên gia mới với những quan điểm và ý tưởng mới mẻ, đồng thời có đam mê giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu.

5. Ví dụ về Acquisition thành công

Qua những nội dung chia sẻ trên đây, chắc chắn bạn đã hiểu rõ Acquisition là gì, để cụ thể hơn về việc mua lại công ty, sau đây sẽ là một số ví dụ điển hình.

Acquisition của Facebook mua lại Instagram

Facebook mua lại Instagram với mức chi phí gấp 10 lần giá trị thực chính là một ví dụ điển hình cho Acquisition. Vào thời điểm đó, nhiều người nghĩ rằng Mark Zuckerberg đang bốc đồng. Tuy nhiên, đây lại là một dấu mốc vô cùng quan trọng, một thương vụ sáng suốt nhất trong lịch sử của Facebook. Sự kết hợp giữa Facebook và Instagram mang lại nhiều lợi ích thiết thực hơn cho người dùng.

Acquisition của Facebook mua lại Instagram

Acquisition của Google mua lại YouTube

Vào ngày 9/10/2006, Google đã chính thức mua lại Youtube, mức giá mua lại lên tới 1,65 tỷ USD. Vào thời điểm quyết định mua lại này được tung ra đã gây ra nhiều tranh cãi, thậm chí các nhà lãnh đạo còn bị tỷ phú Mark Cuban nói bóng gió là “kẻ ngốc”. Tuy nhiên, thời gian đã chứng minh Cuban hoàn toàn sai, hiện tại Youtube đã phát triển vô cùng mạnh mẽ, Youtuber thậm chí còn trở thành một nguồn thu lớn hàng năm của Google.

Acquisition của Microsoft mua lại LinkedIn

CEO Microsoft đã quyết định mua lại Linkedin với chi phí lên tới 26,2 tỷ USD. Ông Satya Nadella cho biết lý do mà ông muốn mua Linkedin đó vì thay vì mối quan hệ hợp tác, tốt hơn hết là ông nên mua lại. Việc kết hợp Linkedin với dịch vụ Microsoft đã tăng giá trị cho khách hàng. Có thể nói, việc mua lại LinkedIn đã biến đây thành một thương vụ lớn nhất trong lịch sử.

6. Tổng kết

Trên đây Unica đã cùng bạn tìm hiểu Acquisition là gì? Quy trình, Lợi ích của Acquisition với doanh nghiệp như thế nào. Mong rằng với những thông tin chia sẻ trong bài viết này, các bạn đã hiểu rõ hơn về giao dịch mua lại công ty. Để có thêm những thông tin hữu ích khác, mời các bạn tham khảo thêm nội dung ở trang blog của Unica nhé.

[Tổng số: 8 Trung bình: 3]
Trở thành hội viên