Việc học thiết kế tốt sẽ tạo ra những tác phẩm mang tới sự mới mẻ cho người xem, để làm được điều này thì bạn phải có một tư duy thiết kế tốt. Vậy tư duy thiết kế là gì? Tư duy thiết kế có đặc điểm như thế nào? Bài viết dưới đây UNICA sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên để có thêm những kiến thức bổ ích về tư duy thiết kế. Cùng tham khảo ngay.
Tư duy thiết kế là gì?
Tư duy thiết kế là một cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm đối với sáng tạo cách tân, sử dụng các bộ công cụ của nhà thiết kế, để gắn kết nhu cầu của con người, tính khả thi của công nghệ và tính bền vững của kinh doanh. Theo Tim Brown, CEO của IDEO
Tư duy thiết kế là gì?
Bạn cần chú ý rằng, tư duy thiết kế không dừng lại ở một công việc cụ thể như thiết kế sản phẩm, thiết kế quảng cáo, thiết kế nội thất, thiết kế giao diện mà nó được ứng dụng ở tất cả các lĩnh vực.
>>> Xem ngay: Postcard là gì? Cách để tạo ra một Postcard ấn tượng
Lợi ích của tư duy thiết kế
Với mong muốn nâng tầm và cải tiến sản phẩm mang tính chất đột phá. Cải thiện được hành vi của người dùng để đưa ra được những giải pháp tìm kiếm tốt nhất. Giải quyết được tất cả các vấn đề. Sau đây là các lợi ích mà tư duy thiết kế đem lại:
- Nhận thức được vấn đề từ mọi góc nhìn.
- Đi sâu và phân tích vấn đề đó cách chuẩn xác nhất.
- Nâng cao tư duy và đổi mới sáng tạo cách hiệu quả nhất.
- Đáp ứng được các nhu cầu và mục tiêu của khách hàng là việc cần thiết nhất.
- Đem tới những trải nghiệm thực sự tốt nhất cho người dùng.
- Liên tục học hỏi để nâng cao kiến thức.
Các đặc điểm của tư duy thiết kế
Tư duy thiết kế lấy con người làm trung tâm
Hiện nay, tư duy thiết kế được các nhà học thuật, nhà lãnh đạo định nghĩa khác nhau, tuy nhiên họ đều cho rằng để thiết kế hay cải tiến một sản phẩm/dịch vụ nào đi chăng nữa đều phải đặt con người ở vị trí trung tâm. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn phải tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng đồng thời thiết kế, sắp xếp sao cho sản phẩm/quy trình thực hiện dịch vụ hợp lý nhằm mục đích nâng cao giá trị của khách hàng.
Trong một tập thể, việc lấy con người làm trung tâm có nghĩa là khi tham gia thực hiện thiết kế cùng một số thành viên khác bạn cần loại bỏ tư duy cá nhân, tư duy ý chí của mình để thống nhất đưa ra những giải pháp phù hợp nhất.
Tư duy thiết kế là cả một quá trình liên tục và lâu dài giúp bạn kiên định và kiểm chứng những giả thuyết ban đầu để đưa ra được giải pháp an toàn.
Tư duy thiết kế đề cao sự trải nghiệm
Để có thể xác định kết quả của quá trình tư duy thiết kế phần lớn các nhà thiết kế thường đặt ra giả thuyết những trường hợp có thể xảy ra đối với người sử dụng và tự mình trực tiếp trải nghiệm. Từ đó, lý giải và tìm ra được ý tưởng sau toàn bộ quá trình trải nghiệm.
Sử dụng nhiều minh họa trực quan
Một trong những đặc điểm nổi bật của tư duy thiết kế đó là sử dụng nhiều hình ảnh minh họa trực quan. Việc làm này sẽ giúp giải quyết vấn đề một cách dễ dàng hay trình bày ý tưởng dễ hiểu hơn rất nhiều. Việc sử dụng hình ảnh minh họa trong tư duy thiết kế không chú trọng về chất lượng hình ảnh mà mục đích của nó là thúc đẩy sự đồng cảm và khiến những người đang làm việc cùng hiểu được những gì mà bạn muốn truyền tải.
Tuy nhiên không phải ai cũng có năng lực hội họa, nếu bạn không thể tự tạo ra những hình ảnh minh họa trực quan thì có thể tìm đến một giải pháp thay thế như trình bày ý tưởng của mình bằng văn.
Đề cao trực giác nhưng theo một cách có hệ thống
Trực giác (hay còn gọi là cảm tính) đóng vai trò quan trọng và những người có năng lực sáng tạo đều hiểu được điều này. Do đó mà tư duy thiết kế luôn đề cao trực giác. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc sử dụng trực giác một cách tùy tiện, trực giác chỉ nên sử dụng khi trao đổi ý kiến với đồng nghiệp cùng thực hiện dự án hoặc những người có liên quan.
>>> Xem ngay: Top 5 Font chữ viết tay Việt hóa cho người làm thiết kế
Đăng ký khoá học làm powerpoint online ngay để nhận ưu đãi. Khóa học sẽ trang bị các kỹ năng thiết kế chuyên nghiệp trên Powerpoint, các thiết kế trình chiếu đơn giản đến nâng cao, các hiệu ứng nâng cao, chuyên nghiệp,...
Quy trình tư duy thiết kế
Quá trình áp dụng tư duy thiết kế được chia thành 5 bước cơ bản: Thấu cảm (Empathize), Xác định vấn đề (Define), Sáng tạo giải pháp (Ideate), Làm mẫu (Prototype) và Thử nghiệm (Test).
Điều quan trọng cần lưu ý là 5 bước này không phải lúc nào cũng được thực hiện một cách tuyến tính. Đây là một quy trình lặp đi lặp lại, trong đó bạn có thể quay lại các bước trước đó để tinh chỉnh khi khám phá ra những hiểu biết mới qua từng giai đoạn.
Quy trình tư duy thiết kế được chia thành 5 bước chính
Bước 1: Thấu cảm (Empathize)
Giai đoạn đầu tiên trong tư duy thiết kế là thấu cảm. Điều này đòi hỏi nhà thiết kế đặt mình vào vị trí của người dùng để hiểu rõ hơn về tình trạng, cảm xúc và nhu cầu của họ. Quá trình này không chỉ đơn thuần là thu thập thông tin mà còn cần sự đồng cảm sâu sắc với những gì người dùng đang trải qua.
Các phương pháp như phỏng vấn, quan sát trực tiếp hoặc trò chuyện là cách hiệu quả để tiếp cận người dùng. Những câu hỏi mở như "Điều gì làm bạn cảm thấy khó khăn nhất?" hay "Trải nghiệm lý tưởng của bạn sẽ như thế nào?" giúp khám phá được các khía cạnh ẩn sâu mà đôi khi người dùng cũng không nhận thức rõ.
Việc thấu cảm không chỉ là nền tảng để hiểu rõ vấn đề cần giải quyết mà còn tạo ra cơ sở vững chắc cho các ý tưởng thiết kế sáng tạo sau này. Khi bạn hiểu sâu sắc người dùng của mình, bạn có thể phát triển các giải pháp chạm đến mong muốn của họ một cách chính xác và hiệu quả.
Thấu cảm là giai đoạn đầu tiên trong tư duy thiết kế
Bước 2: Xác định vấn đề (Define)
Tại bước này, bạn tập trung vào việc xác định rõ ràng vấn đề mà người dùng đang gặp phải. Để làm được điều này, hãy tổng hợp thông tin đã thu thập được từ bước thấu cảm và phân tích những điểm chung, thách thức hay nhu cầu đặc trưng của nhóm người dùng.
Kết quả của quá trình này cần được trình bày dưới dạng một tuyên bố vấn đề cụ thể, lấy quan điểm từ người dùng thay vì từ doanh nghiệp. Ví dụ, thay vì nói "Chúng tôi muốn tăng số lượng khách hàng trẻ đến cửa hàng sách", bạn nên viết "Người trẻ tuổi thường thiếu không gian yên tĩnh để đọc sách và tìm cảm hứng".
Một tuyên bố vấn đề rõ ràng sẽ định hướng toàn bộ quy trình tư duy thiết kế, giúp bạn sáng tạo giải pháp và xây dựng sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu của người dùng.
Xác định làm rõ vấn đề người dùng gặp phải
Bước 3: Sáng tạo giải pháp (Ideate)
Giai đoạn này khuyến khích sự sáng tạo tối đa trong việc tìm ra các giải pháp. Dựa trên các vấn đề đã được xác định, bạn và đội ngũ sẽ tổ chức các buổi brainstorming để tạo ra càng nhiều ý tưởng càng tốt, kể cả những ý tưởng có vẻ không thực tế.
Một môi trường không phán xét là điều cần thiết để thúc đẩy tư duy đột phá. Thông qua việc trao đổi, bạn sẽ dần thu hẹp phạm vi ý tưởng và chọn ra những ý tưởng khả thi nhất để tiếp tục phát triển.
Những ý tưởng này sẽ được chuyển hóa thành các nguyên mẫu để kiểm tra tính khả thi trong bước tiếp theo.
Khuyến khích sự sáng tạo tối đa trong các lĩnh vực
Bước 4: Làm mẫu (Protype)
Giai đoạn xây dựng nguyên mẫu trong quy trình tư duy thiết kế là bước tạo ra các nguyên mẫu dựa trên những ý tưởng đã lựa chọn trước đó. Việc xây dựng nguyên mẫu sẽ cho ta thấy rõ hơn cách hoạt động của các ý tưởng trong thực tế. Những nguyên mẫu này có thể là mô hình vật lý, bản vẽ đơn giản, hoặc sản phẩm kỹ thuật số có thể tương tác.
Về bản chất, các mẫu thử nghiệm giống như phiên bản thu nhỏ của sản phẩm và tính năng. Nó cũng được xây dựng tương tự như mô hình đơn giản hoặc các mẫu kỹ thuật để có tính tương tác cao hơn.
Mục tiêu chính là tạo ra một phiên bản thử nghiệm giúp bạn và người dùng hình dung được cách giải pháp hoạt động. Đây là giai đoạn để kiểm tra các tính năng, phát hiện vấn đề và cải thiện giải pháp trước khi tiến hành sản xuất hoàn thiện.
Xây dựng nguyên mẫu để tạo sản phẩm trước những ý tưởng đã lựa chọn trước đó
Bước 5: Thử nghiệm (Test)
Bước cuối cùng trong quy trình tư duy thiết kế là thử nghiệm các nguyên mẫu với người dùng thực tế. Điều này giúp bạn thu thập phản hồi chân thực từ người dùng về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
Qua giai đoạn này, bạn có thể phát hiện ra những lỗi cần sửa chữa hoặc những điểm cần cải tiến. Nếu cần thiết, bạn có thể quay lại các bước trước đó, như xác định lại vấn đề hoặc sáng tạo giải pháp mới.
Kiểm nghiệm nguyên mẫu với người dùng thực tế
Kết luận
Hy vọng với những chia sẻ bổ ích trên bạn đọc đã hiểu tư duy thiết kế là gì cũng như biết được những đặc điểm của tư duy thiết kế.