Trì hoãn là một trong những thói quen rất hay gặp trong cuộc sống. Vậy trì hoãn là gì? Tại sao trì hoãn lại khiến cho tốc độ hoàn thành mục tiêu công việc bị giảm sút, thậm chí là bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. Để có thể khắc phục tình trạng trên, Unica sẽ chia sẻ cho bạn Sự trì hoãn là gì? Cách loại bỏ thói quen trì hoãn hiệu quả. Cùng tìm hiểu ngay.
Trì hoãn là gì?
Trì hoãn là khi con người kéo dài thời gian thực hiện công việc nào đó một cách có chủ đích, thay vì thực hiện nó ngay lập tức. Đây là thói quen mà người đó có xu hướng làm chậm lại, chưa muốn làm ngay hoặc chờ một khoảng thời gian mới thực hiện.
Thế nào là trì hoãn?
Giáo sư tâm lý học Joseph Ferrari tại Đại học DePaul ở Chiacago đã phát hiện ra khoảng 20% người trưởng thành là những người trì hoãn kinh niêm. Đây là con số cao hơn so với các chứng trầm cảm, ám ảnh, cơn hoảng loạn và cả chứng nghiện rượu.
Sự trì hoãn kinh niên không phân biệt dựa trên chủng tộc, giới tính hoặc tuổi tác.
Biểu hiện của người trì hoãn
Thông qua một số biểu hiện sau đây, chúng ta dễ dàng nhận biết được một người có thói quen trì hoãn một cách đơn giản:
-
Thường xuyên chần chừ trong công việc, trì hoãn thời gian thực hiện dù sắp đến deadline. Ví dụ như lướt web, chơi game đến khuya trong khi vẫn còn bài tập mai phải nộp.
-
Lưu lại danh sách công việc cần làm suốt một thời gian dài. Đến khi mọi thứ đã rối tung lên, vượt ngoài tầm kiểm soát hoặc quá hạn mới bắt đầu thực sự bắt tay vào làm.
Một số biểu hiện thường thấy ở người có thói quen trì hoãn
-
Trong cuộc sống thường ngày thì lên kế hoạch dọn dẹp nhà cửa rồi viện cớ bận bịu, muốn nghỉ ngơi ngơi để trì hoãn trong việc dọn dẹp nhà cửa. Hoặc đơn giản là những việc nhỏ nhặt như đổ rác, rửa xe, thăm họ hàng,... nhưng không làm ngay mà cứ đợi từ tuần này sang tuần khác hoặc không làm.
-
Dành quá nhiều thời gian để làm những việc kém quan trọng trong việc những việc cần làm. Nếu không thích làm việc đó sẽ để lại phía sau cùng và thường xuyên bị chậm thời gian xử lý những công việc quan trọng.
-
Hình thành thói quen hẹn giờ thông qua những câu nói như “chờ chút”, “để lát nữa rồi làm”, “thôi mai tính đi”, “mặc kệ đi”... Đồng thời đưa ra nhiều lý do không chính đáng biện minh cho sự chậm trễ của mình.
Phát triển bản thân là việc quan trọng giúp mỗi người khám phá ra được năng lực của chính mình. Hiểu được điều đó, khóa học online này đã ra đời với mục đích giúp người học hiểu rõ được bản thân một cách toàn diện. Đồng thời, bạn sẽ khám phá được nhiều góc cạnh của bản thân và phát huy được tiềm năng của mình. Đăng ký học ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
Nguyên nhân dẫn đến thói quen trì hoãn
Có rất nhiều nguôn nhân gây ra thói quen trì hoãn ở một số người, nhưng sự trì hoãn được bắt nguồn chủ yếu là những nguyên nhân sau:
-
Nuông chiều bản thân và lười biếng: Khi lười biếng, bạn sẵn sàng để mọi việc vào thời điểm khác và không có động lực để thực hiện nhanh. Bên cạnh đó, bạn còn cho phép bản thân được nghỉ ngơi nhiều hơn hoặc chìm đắm trong việc giải trí.
-
Không thật sự yêu thích công việc đang làm: Khi bạn không thích làm một điều gì đó hay một việc gì đó, bạn sẽ hình thành những luận điểm thuyết phục bản thân không làm điều đó.
-
Cảm thấy công việc không cần giải quyết khẩn cấp: Một trong những yếu tố quyết định ta có hành động ngay không phụ thuộc vào tính cấp thiết của vấn đề. Nếu công việc đó bạn cảm thấy không cần phải giải quyết, bạn sẽ nhanh chóng liệt chúng vào danh sách các công việc cần trì hoãn.
-
Cảm thấy công việc quá dễ hoặc quá khó: Không có gì lạ khi tính chủ quan của mỗi người dễ dàng hình thành nên thói quen trì hoãn đối với những việc dễ. Còn những công việc khó cũng bị trì hoãn do ta ngại xử lý vấn đề.
-
Không biết bắt đầu công việc từ đâu: Khi thực hiện những kế hoạch, công việc có tính dài hạn, chúng ta thường xuyên bắt gặp vấn đề không biết làm như thế nào, ra sao, ở đồ,... Cứ loanh hoanh đi tìm đáp án rồi cuối cùng lại thành không biết làm, không thực hiện kế hoạch.
-
Tác động, ảnh hưởng từ những người xung quanh: Sự trì hoãn từ người thân, bạn bè,... khiến bạn hình thành xu hướng gây ra trì hoãn giống họ. Hoặc khi bị người khác tác động, bạn sẽ xuất hiện tình trạng trì hoãn, nản trí.
-
Cơ chế, thói quen làm việc của bộ não: Não bộ có cơ chế tự tiết kiệm năng lượng, nên nó thường ưu tiên làm những việc dễ trước rồi khi gặp những việc hóa thì nguồn năng lượng cạn kiện và bạn sẽ bỏ cuộc.
Tác hại của việc trì hoãn
Việc trì hoãn công việc thường xuyên sẽ có những tác hại vô cùng trong thực thi công việc đơn cử như:
Gây lãng phí thời gian
Khi thực hiện công việc, bạn chủ động đông việc, thực hiện theo kế hoạch, không trì hoãn công việc thì công việc sẽ đúng thời hạn và có nhiều thời gian để làm công việc khác.
Nếu bạn luôn trong tình trạng trì hoãn, đợi đến khi “nước đến chân mới nhảy” bạn không chỉ hình thành nên thói quen xấu, gây lãng phí thời gian mà còn bỏ lỡ nhiều việc quan trọng phải thực hiện.
Trì hoãn khiến bạn phải công việc một cách gấp rút, dễ bị xảy ra sai sót. Nếu như là những công việc có tính liên kết, việc xảy ra sai sót sẽ gây ảnh hưởng đến công việc tiếp theo và bạn lại mất thêm một khoảng thời gian để cải thiện, sửa đổi sai lầm. Do đó, thói quen trì hoãn làm lãng phí thời gian trong nhiều trường hợp.
Việc trì hoãn gây ra lãng phí thời gian, đánh mất nhiều cơ hội trong cuộc sống
Đánh mất nhiều cơ hội
Có những cơ hội chỉ đến một thời điểm nào đó, nếu không chịu năm bắt sẽ tuột mất. Việc trì hoãn công việc sẽ khiến công việc bị đình trệ, không đảm bảo chất lượng công việc được giao và bị trì hoãn nhiều cơ hội phát triển. Cơ hội chỉ đến một lần với những người biết nắm lấy, sự trì hoãn sẽ làm bạn tuột mất nó vào tay của những người khác. Cụ thể là sự thăng tiến trong công việc cũng sẽ không có cơ hội đạt được.
Mất niềm tin và sự tôn trọng từ người khác
Sự sai lệch về thời gian do trì hoãn công việc cũng sẽ khiến bạn mất đi sự tôn trọng của người khác. Khó có thể cảm thông cho một người không tôn trọng cũng như chẳng thể tự thiết lập kỷ luật với chính bản thân mình, nhất là trong công việc.
Trong cuộc sống, để có được lòng tin từ người khác là điều vô cùng khó khăn và mất nhiều thời gian. Do đó, hãy trân trọng và đừng bao giờ để người khác e ngại khi giao việc cho bạn. Khắc phục thói quen xấu, tạo động lực và nâng cao trách nhiệm để xây dựng niềm tin với những người xung quanh.
Cách đập tan sự trì hoãn
Nhận thức bản thân đang trì hoãn
Khi quyết định trì hoãn công việc hay sự việc nào đó, bạn cần nhận thực rõ lý do mà mình sẽ trì hoãn. Nghĩa là chúng ta cần xác định nguyên nhân đó xuất phát từ đâu mới có thể xử lý triệt để được.
Để xác định nguyên, bạn hãy tự đặt ra câu hỏi cho bản thân như là:
-
Bạn không biết bắt đầu từ đâu, như thế nào?
-
Bạn thấy công việc này nhàm chán hay quá khó khăn?
-
Bạn sợ thất bại?
-
Bạn bị tác động bởi một hoặc nhiều yếu tố ngoại cảnh?
Mỗi một nguyên nhân có một cách tiếp cận khác nhau và phương pháp xử lý khác nhau. Do đó, đây là yếu tố quan trọng để bạn lên kế hoạch và có sự thay đổi hướng đi, cách khắc phục phù hợp với bản thân.
Tìm hiểu những nguyên nhân khiến bạn thân đâng trì hoãn
Tổ chức, sắp xếp lại công việc
Sau khi đã xác định được những điều khiến bạn trì hoãn, bạn cần xây dựng kế hoạch chi tiết có timeline cụ thể để bản thân xác định rõ ràng các giai đoạn và các bước. Bạn nên chia nhỏ các đầu việc và thực tiện chi tiết và dành sự tập trung riêng cho từng tác vụ khác.
Mỗi khi hoàn thành từng bước một, bạn sẽ có động lực để bạn chinh phục nấc thang cuối cùng - cũng như mục tiêu to lớn cuối cùng. Ngoài ra, việc bạn chia nhỏ các bước sẽ giúp bản thân không bị nhàm chán, có thể đổi sang đầu việc khác rồi quay lại thực hiện sau. Vì vậy, bạn sẽ không bị trệ trong công việc mà vẫn tạo ra hứng thú thực hiện.
Ngoài ra, bạn cũng nên tự tạo ra ranh giới, tránh xa những thứ khiến bản thân xao nhãng rồi lại sa đà, quên đi nhiệm vụ chính.
Đặt ra mục tiêu
Một phần trong lý do khiến chúng ta trì hoãn công việc là ban chưa xác định được mục tiêu công việc hoặc mục tiêu của bạn quá cao siêu nên không thể thực hiện được.
Vì vậy, bạn cần đặt ra những mục tiêu ngắn hạn và có khả năng đạt được trong từng giai đoạn để không bị quá mơ mộng về một cái đích quá xa. Ví dụ, bạn tự đề ra cho bản thân mục tiêu phải hoàn thành là 30% khối lượng công việc trong vòng 3 tiếng đầu hoặc chỉ làm nhiệm vụ được giao trong 24 giờ.
Xác định mục tiêu cụ thể, vừa tầm với khả năng
Ngăn chặn những yếu tố gây xao nhãng
Loại bỏ những yếu tố gây xao nhãng với bạn trong quá trình làm việc như không gian bừa bộn, tiếng ồn quá lớn, thông báo từ tin nhắn điện thoại... Hãy xây dựng không gian làm việc ngăn lắp, sạch sẽ, ít ồn ào nơi mà chúng ta có thể chú tâm hơn vào trong công việc. Trong quá trình làm việc thì hãy tránh sử dụng điện thoại hay mạng xã hội, nó sẽ làm bạn không tập trung vào công việc mà bạn đang làm hoặc cách cai nghiện điện thoại hiệu quả bằng việc tập trung làm việc và tắt thông báo từ các ứng dụng mạng xã hội.
Khích lệ bản thân
Nếu bản thân bạn đã cố gắng để hoàn thành công việc đúng thời gian, tiến độ đề ra thì bạn đừng tiếc những lời khen hoặc những món quà cho bản thân. Chẳng hạn như một khoảng thời gian ngắn để nghỉ ngơi, nghe một bản nhạc hoặc xem phim,...
Dù là mục tiêu bạn đạt được là lớn hay nhỏ, bạn hãy tự thưởng bản thân được thư giãn một chút. Đây cũng là một khoảng nghỉ để bạn nạp lại năng lượng sau khi kết thúc công việc này, tạo tâm trạng thoải mái cho công việc tiếp theo.
Khích lệ bản thân để tạo động lực cho những nhiệm vụ, hành động tiếp theo
Đừng sợ thất bại
Cuối cùng, hãy luôn nhìn vào mặt tích cực của vấn đề. Học hỏi được từ những lần thất bại cũng là một thành công. Chỉ cần bạn quyết tâm đến cùng, lao động hăng say chắc chắn bạn sẽ đạt được thành quả như mình monng muốn. Hãy thử sức nhiều lĩnh vực khác nhau và đừng lo thất bại, vì nếu không làm bạn sẽ không biết mình hợp với công việc nào nhất.
Bạn hãy luôn nhìn vào những mặt tích cực của vấn đề, những lần thất bại là những lần bạn có được những kinh nghiệm, bài học quý báu rút ra cho bản thân. Thậm chí những nhất bại còn để bạn biết và nhận ra bạn không hợp với nó, bạn có thể thử những hướng đi khác. Không có điều gì mình quyết tâm làm mà lại không mang lại một lợi ích nào cả. Vì vậy đừng dung túng thói quen trì hoãn! Hãy hành động ngay hôm nay các bạn nhé!
Tổng kết
Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp khắc phục sự trì hoãn. Việc trì hoãn thường xuyên không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng công việc được giao mà nó còn ảnh hưởng đến mức lương thưởng mà bạn đang được nhận.
Ngoài ra, Để gặt hái được nhiều thành công và tự tin hơn bạn cần thường xuyên trau dồi học hỏi kiến thức thực tế hoặc tham gia các khóa học kỹ năng mềm tại các trung tâm hoặc học online.