Mua 3 tặng 1

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Tổng quan về bố cục tạo hình kiến trúc chi tiết nhất

Mua 3 tặng 1

Bố cục tạo hình kiến trúc trong không gian chính là sự thể hiện bố cục hình khối kiến trúc khi kết hợp với ánh sáng, mục đích để tạo nên không gian bắt mắt cho người xem. Bố cục này không chỉ đảm bảo các yếu tố nghệ thuật, mà còn phải hài hòa với không gian xung quanh. Để hiểu rõ hơn về bố cục này, bạn đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!

1. Phân loại bố cục tạo hình không gian kiến trúc

1.1. Phân loại theo giới hạn không gian

- Không gian bên trong nội thất - Không gian nội thất kín: Không gian này thường được tạo nên từ kết cấu bao che như tường, cửa, sàn, mái, giới hạn 6 mặt tạo nên hình khối kiến trúc.

- Không gian nội thất hở: Một vài mặt được giải phóng bởi các vách bao che như hiên, sân trời có giàn…

- Không gian ước lệ, ảo hoặc ẩn dụ: Bố cục tạo hình kiến trúc trong không gian ước lệ, ảo hoặc ẩn dụ, được giới hạn chủ thể kiến trúc hoặc một biểu tượng.

- Không gian bên ngoài nội thất: Không gian này bao gồm không gian cận cảnh, ngoại thất sát kề công trình và không gian viễn cảnh, ngoại thất ngoài tầm ảnh hưởng công năng nhưng có đóng góp cho cảnh quan khu vực (Tham khảo khoá học thiết kế nội thất online)

>>> Xem ngay: Cách đọc bản vẽ kết cấu chính xác cho người làm thiết kế

bo-cuc-tao-hinh-thiet-ke

Không gian bên ngoài nội thất bao gồm không gian cận cảnh

1.2. Phân loại theo công năng

Về không gian sử dụng

- Không gian chính: Phục vụ các yêu cầu chính của con người như: phòng ngủ, phòng khách, các phòng làm việc, phân xưởng nhà máy…

- Không gian phụ: Không gian phục vụ cho các công trình chính như bếp, vệ sinh trong nhà…

- Không gian giao thông: Không gian giao thông gồm có giao thông theo phương ngang (sảnh, hành lang…), giao thông theo phương đứng (cầu thang, thang máy, dốc thoải…), cùng các bộ phận liên hệ giữa bên trong và bên ngoài.

Khi tạo nên những bố cục không gian như trên, đòi hỏi chủ thể kiến trúc phải biết cách tạo nên sự tương phản về màu sắc hoặc khối. Giữa các bố cục vừa có điểm nhất quán, lại vừa phản ánh được những điểm mâu thuẫn thì không gian sẽ có hồn và bộc lộ được cá tính riêng.

2. Những bố cục tạo hình kiến trúc trong không gian

2.1. Bố cục theo mô thức

Bố cục theo mô thứ có thể hiểu là sự sắp xếp, điều chỉnh lại các đường nét, hình khối, cũng như các mảng màu theo nhịp điệu lặp đi lặp lại hoặc được biến tấu hài hòa. Theo bố cục này, nếu các họa tiết, mảng màu và đường nét được sắp xếp có chủ ý sẽ tạo ra được không gian tuyệt đẹp, giàu cảm xúc và tính nghệ thuật cao.

2.2. Bố cục theo chủ đề

Bố cục theo chủ đề có nghĩa là không gian sẽ được sáng tạo theo một chủ đề hoặc một phong cách nào đó. Với bố cục tạo hình kiến trúc trong không gian này, người xem sẽ cảm thấy dễ chịu, có nhiều cảm xúc và bị thu hút. Để từ đó, họ sẽ xác định được đâu là điểm nổi bật nhất của không gian đó.

bo-cuc-tao-hinh-thiet-ke-1

Bố cục theo chủ đề có nghĩa là không gian sẽ được sáng tạo theo một chủ đề

2.3. Bố cục đối xứng

Bố cục đối xứng chính là không gian được chia làm đôi. Không gian này thường mất đi sự liên kết, không linh hoạt và không thu hút.

3. Sự tương phản, vi biến trong ứng dụng bố cục tạo hình không gian

3.1. Tương phản

Đây là sự khác biệt rõ ràng giữa 2 vật thể, 2 hình thể nhằm làm nổi bật lên đặc điểm của chúng. Sự khác biệt về không gian và độ lớn, sự chênh lệch độ lớn càng mạnh thì đẩy cảm xúc của người xem càng mãnh liệt. Tương phản còn có thể khác biệt về màu sắc để bổ trợ nhau nổi bật.

3.2. Vi biến

Người ta thường nói kiến trúc có tính chất vi biến khi các khối có hình khối, đổ bóng, màu sắc khác nhau. Vi biến nói lên 2 trạng thái của thuộc tính và là một thủ pháp quan trọng để đạt được hiệu quả thống nhất và biến hóa. Đây chính là sự tương phản nhẹ, chuyển biến dần dần, khác biệt nhau rất ít nhưng sự chuyển dần và thu nhỏ hình khối của những tòa tháp trong các ngôi đền cổ đại.

3.3. Tương phản, vi biến trong kích thước, hình dáng, chiều hướng

Kích thước, hình dáng, chiều hướng có thể tạo ra bởi các yếu tố hình học đặc trưng cho ngôn ngữ tạo hình kiến trúc về khối, diện, tuyến. Tao thành hình tượng kiến trúc giàu sức biểu hiện qua tương phản và vi biến.

3.4. Tương phản thông qua các quan hệ ngôn ngữ hình thái học

Thông thường, người ta thường dùng tương phản của đường, hình, số lượng để đạt được hiệu quả cần thiết. Sự tương phản và vi sai của hướng, hướng đứng, hướng ngang, sẽ làm phong phú hơn cho hình tượng kiến trúc.

3.5. Tương phản vi biến trong đặc và rỗng, kín và hở

Những bộ phận khác nhau của kiến trúc là những mảng tường. Còn những phần rỗng của kiến trúc là những cửa sổ, cửa đi, hành lang, hiên… Hai yếu tố này trong bố cục tạo hình thiết kế tác động vào cảm giác của con người, gây ra những liên tưởng, những cảm giác khác nhau như: vững chắc, nhẹ nhàng, thanh thoát.

>>> Xem ngay: Tổng hợp những kiến thức cơ bản về thiết kế nội thất

bo-cuc-tao-hinh-thiet-ke-2

Những bộ phận khác nhau của kiến trúc là những mảng tường

3.6. Tương phản và vi biến của màu sắc, chất cảm và bóng

Bóng do nguồn sáng gây ra, đây là yếu tố quan trọng tạo nên ấn tượng mỹ cảm, cũng như màu sắc và chất cảm của vật liệu. Khi tạo hình bằng hình khối kiến trúc, không gian này có hiệu quả hay không một phần do bóng quyết định. Do đó, bóng rất quan trọng và được ứng dụng rộng rãi trong nhà ở, ban công, cầu cống.

Với những chia sẻ về bố cục tạo hình thiết kế trong không gian mà UNICA đã chia sẻ, hy vọng rằng các bạn đã bổ sung cho mình được nhiều kiến thức bổ ích, đặc biệt với những ai đang quan tâm đến kiến trúc.

[Tổng số: 30 Trung bình: 3]
Trở thành hội viên