Mua 3 tặng 1

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Thin Content là gì? Cách khắc phục lỗi nội dung mỏng

Mua 3 tặng 1

Để Google xếp hạng cao website của bạn sẽ dựa vào rất nhiều yếu tố, tiêu biểu trong đó là yếu tố liên quan đến nội dung. Thin Content ảnh hưởng rất nhiều đến SEO, nếu website của bạn mắc Thin Content thì sẽ rất khó lấy được cảm tình của Google. Vậy Thin Content là gì? Cách khắc phục lỗi nội dung này như thế nào? Hãy cùng Unica tìm hiểu chi tiết qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

1. Thin Content là gì?

Thin Content (nội dung mỏng) là những bài viết ngắn, nội dung có chất lượng thấp, không mang lại nhiều giá trị cho người dùng. Các loại nội dung này thường ngắn, sáo rỗng, thiếu thông tin hữu ích và chứa nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. Google đánh giá thấp các trang web có nhiều nội dung mỏng và có thể phạt chúng bằng cách hạ thứ hạng trong kết quả tìm kiếm.

Tuy nhiên thực tế không phải cứ bài viết ngắn thì đều sẽ được gọi là Thin Content. Thường những trang nghe nhạc hay trang tải ảnh nội dung sẽ rất ngắn và ít. Trong trường hợp này, mặc dù nội dung không chứa quá nhiều nhưng vẫn tốt, mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng. Vì vậy nó sẽ không được gọi là Thin Content. Thin Content là thuật ngữ chỉ áp dụng cho những bài viết vớ vẩn, sơ sài, vừa ngắn lại vừa không có giá trị đáp ứng nhu cầu của người đọc, người xem.

Khi xây dựng nội dung cho một trang, đầu tiên bạn cần hiểu rõ bản chất của trang. Như vậy mới xây dựng được những nội dung thật hữu ích và có giá trị, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người đọc.

thin-content-la-gi.jpg

Thin Content là bài viết có nội dung mỏng, sơ sài

2. Hình phạt Thin Content là gì?

Hình phạt Thin Content là các biện pháp trừng phạt mà Google áp dụng đối với các trang web có nhiều nội dung mỏng. Google đánh giá thấp các trang web này và có thể hạ thứ hạng của chúng trong kết quả tìm kiếm, thậm chí là xóa chúng khỏi chỉ mục tìm kiếm. Cụ thể hình phạt Thin Content như sau:

- Hạ thứ hạng: Google sẽ hạ thứ hạng của các trang web có nhiều nội dung mỏng trong kết quả tìm kiếm. Điều này khiến cho các trang web này khó tiếp cận được với người dùng hơn.

- Loại khỏi chỉ mục: Google sẽ loại bỏ các trang web có nhiều nội dung mỏng khỏi chỉ mục tìm kiếm. Điều này khiến cho các trang web này không thể được tìm thấy thông qua Google Search.

- Cảnh báo: Trong một số trường hợp, Google sẽ gửi cảnh báo cho các chủ sở hữu trang web có nhiều nội dung mỏng. Cảnh báo này yêu cầu chủ sở hữu trang web phải cải thiện chất lượng nội dung của họ.

- Một số trường hợp phát hiện lỗi Thin Content nghiêm trọng, đã cảnh báo nhưng vẫn không khắc phục thì Google còn xóa trang Web khỏi kết quả tìm kiếm hoàn toàn.

Google tuyên bố rằng: Việc sử dụng Thin Content là vi phạm nguyên tắc quản trị website của Google. Vì vậy cần phải bị xử phạt. Hình phạt này được áp dụng theo cách thủ công và xuất hiện trong phần “Manual Action Section” của Google Search Console.

Trong trường hợp website của bạn đã bị Google phạt Thin Content thì cách khắc phục duy nhất đó là thay thế nội dung mới. Nội dung mới này cần sáng tạo, giọng văn tự nhiên và mang lại những giá trị cao, hữu ích cho người dùng. Bên cạnh đó, nội dung mới cũng phải đúng chính tả và ngữ pháp, sử dụng từ khoá một cách tự nhiên và hợp lý nhất.

google-phat-loi-thin-content-kha-nang.jpg

Google phạt lỗi Thin Content khá nặng nếu như website vi phạm

3. Nguyên nhân nào dẫn đến hình phạt Thin Content?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hình phạt Thin Content. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình, bạn hãy tham khảo để tránh mắc phải những nguyên nhân này nhé.

3.1. Content tự động

Hiện nay, càng ngày có có nhiều công cụ hỗ trợ SEOer tạo content tự động. Điều này giúp hạn chế việc viết bài thủ công, thúc đẩy tốc độ sản xuất content được nhanh chóng. Tuy nhiên đó cũng là lý do gây lỗi content mỏng. Content được tạo tự động sẽ rất dễ trùng lặp, thêm nữa nội dung cũng có thể sơ sài, không chỉn chu như content viết tay.

Để khắc phục lỗi Thin Content, tốt hơn hết là bạn hãy tự tạo content. Nội dung xây dựng trên website cần chỉn chu, nếu có sử dụng công cụ hỗ trợ tạo content cũng phải đọc và check lại thật kỹ để đảm bảo nội dung hữu ích và mang lại giá trị cho người đọc.

3.2. Cóp nhặt nội dung

Cóp nhặt nội dung cũng là một trong những nguyên nhân điển hình khiến website của bạn có nguy cơ bị Thin Content. Nếu website của bạn không có nội dung sáng tạo, đi copy nội dung từ nguồn khác thì đây là một lỗi nghiêm trọng, lỗi này là lỗi cấm kỵ và Google rất ghét, nếu mắc phải lỗi này website có nguy cơ bị phạt là rất cao. Website sao chép nội dung mà không có sự biến tấu, thay đổi thì sẽ không mang giá trị hữu ích cho người dùng.

Để khắc phục vấn đề này, khi tham khảo nội dung từ các web khác, bạn nên sử dụng từ đồng nghĩa để thay thế, hoặc thêm nội dung có giá trị vào. Như vậy sẽ tránh được lỗi Thin Content và không bị Google phạt.

cop-nhat-noi-dung-bi-google-phat.jpg

Cóp nhặt nội dung mà không có sự thay đổi sẽ bị Google phạt lỗi Thin Content

3.3. Thiếu độ sâu

Thiếu độ sâu là một trong những nguyên nhân chính gây lỗi Thin Content. Khi nội dung thiếu độ sâu nó sẽ không cung cấp đủ thông tin hữu ích cho người dùng và khiến Google đánh giá thấp trang web của bạn. Những bài viết mắc lỗi thiếu độ sâu thường là những bài viết quá ngắn, nội dung sáo rỗng, chỉ tập trung vào quảng cáo, thiếu cấu trúc, không được trình bày khoa học và dễ đọc.

3.4. Spam link

Khi website tập trung quá nhiều vào việc gắn link mà không xây dựng nội dung thì Google sẽ đánh giá thấp website và xếp hạng thấp hơn trong kết quả tìm kiếm. Bởi lúc này Google có thể cho rằng website của bạn đang cố gắng thao túng kết quả tìm kiếm bằng cách sử dụng spam link.

Nếu website của bạn đang sử dụng mô hình Affiliate Marketing thì bạn hãy cực kỳ chú ý đến vấn đề này nhé. Hãy đặt các giá trị hữu ích của người dùng lên đầu tiên thay vì việc chỉ chăm chăm lên top Google. Khi bạn tập trung được vào những giá trị hữu ích với người dùng, bạn sẽ biết phân bổ link như thế nào để hợp lý nhất.

3.5. Trùng lặp

Nội dung trùng lặp là nguyên nhân chính gây lỗi Thin Content. Bởi những nội dung trùng lặp, copy từ nguồn khác thì chắc chắn sẽ không có sự sáng tạo và không mang giá trị hữu ích cho người dùng. Nội dung không mang giá trị cho người đọc thì sẽ bị bỏ đi và không được đánh giá cao.

trung-lap-noi-dung-tren-google-nguy-hiem-cho-seo.jpg

Nội dung trùng lặp còn có nguy cơ cao bị website chính chủ báo cáo

Ngoài ra, nội dung trùng lặp còn có nguy cơ cao bị website chính chủ báo cáo. Từ đó, website của bạn sẽ bị Google đánh giá không cao, thấp chí còn bị cho “bay” luôn xếp hạng vốn có.

3.6. Lặp đi lặp lại

Nếu nội dung website của bạn chất lượng, người dùng sẽ ở lại trang lâu hơn, mục đích để xem thêm nhiều thông tin khác. Khi người dùng xem thêm nhiều nội dung khác mà content lại không có sự sáng tạo, cứ lặp đi lặp lại thì cũng sẽ được coi là Thin Content. Trong trường hợp nội dung cứ lặp đi lặp lại, không có sự đổi mới thì Google sẽ đánh giá không cao, thậm chí còn có thể đưa ra hình phạt Thin Content với website của bạn.

3.7. Doorway Page

Doorway Page là những trang web được tạo ra với mục đích thao túng kết quả tìm kiếm của Google. Các trang này thường được tối ưu hóa cho một số từ khóa nhất định và có nội dung chất lượng thấp, không mang lại giá trị cho người dùng. Vì vậy, những trang Doorway Page cũng có thể là nguyên nhân gây lỗi Thin Content

3.8. Ít content trên trang đặc biệt

Website nào càng có nhiều thông tin hữu ích, càng mang lại giá trị cho người dùng thì sẽ càng được Google đánh giá cao. Đối với những website có ít content đặc biệt thì sẽ không để lại ấn tượng cho người dùng, vì vậy nên khả năng bị phạt Thin Content là rất cao.

it-noi-dung-gay-loi-thin-content.jpg

Ít content trên trang đặc biệt tức website không có giá trị

4. Cách xác định lỗi Thin Content

Việc xác định Thin Content nói là dễ thì cũng không hẳn, những nó cũng phải là khó xác định. Nếu bạn làm trong lĩnh vực SEO, chắc chắn bạn đã từng bắt gặp các trang web có tình trạng: nhồi nhét từ khoá, nội dung kém chất lượng, nội dung sơ sài, không mang giá trị hữu ích cho người dùng,... Đây chính là những minh chứng cụ thể nhất về Thin Content.

Nếu bạn thắc mắc, không biết website của mình có đang gặp lỗi về Thin Content hay không thì bạn hãy tự đặt ra những câu hỏi cho riêng mình như:

- Nội dung này đọc có thấy có ý nghĩa hay không?

- Nội dung này bạn có thấy quen không, là đã thấy ở đâu hay chỉ là lần đầu.

- Nội dung này có tự nhiên và có độ sâu không?

Khi đặt câu hỏi và trả lời được những vấn đề này, bạn sẽ xác định được lỗi Thin Content cho website.

5. Cách khắc phục khi trang Web bị dính hình phạt Thin Content?

3 cách khắc phục lỗi trang web bị dính hình phạt Thin Content chính đó là: xoá hoàn toàn nội dung thay thế bằng nội dung mới, cải thiện nội dung, viết lại nội dung cóp nhặt,... Cụ thể cách khắc phục này như sau:

5.1. Xóa hoàn toàn nội dung

Xoá hết nội dung Thin Content và thay thế bằng nội dung mới chính là cách làm đúng đắn và hiệu quả nhất khi bạn vi phạm lỗi Thin Content từ Google. Khi bạn đã xoá nội dung, sau đó viết mới lại những nội dung sâu sắc, mang giá trị cho người dùng rồi thì bạn sẽ gửi yêu cầu tới Google để xem xét lại. Nếu Google xem xét lại và không thấy có lỗi gì xảy ra cả thì mọi thứ sẽ trở lại như bình thường.

xoa-hoan-toan-noi-dung-de-khac-phuc-loi-thin-content.jpg

Xoá hoàn toàn nội dung để khắc phục lỗi Thin Content

Tuy nhiên, có một vấn đề trong cách khắc phục này là nội dung bạn đã xoá nếu đang có thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm Google có thể sẽ không còn nữa. Khi xóa bài viết thì từ khóa chính cũng sẽ biến mất theo. Vì vậy, đây được xem là một tình huống rất khó xử. Mặc dù vậy bạn cũng không cần phải quá lo lắng, bởi nội dung viết mới thay thế nếu như tốt và chất lượng thì chắc chắn cũng sẽ giúp website lên top nhanh chóng thôi.

5.2. Cải thiện nội dung

Hiện nay, có rất nhiều SEOer làm SEO website bằng cách đi cop nhặt nội dung của người khác rồi đem về website của mình để SEO. Điều này dễ thấy ở các trang E-commerce, họ sử dụng lại phần mô tả sản phẩm từ chính nhà sản xuất gốc. Thực tế, việc cóp nhặt nội dung không sai, tuy nhiên bạn hãy cải biến nó đi một chút. Vấn đề ở đây không phải là bắt bạn phải viết lại hết nội dung mới hoàn toàn, việc bạn cần làm đó chỉ là cải thiện chúng sao cho phù hợp nhất để tránh trùng lặp là được.

Nếu bạn muốn có một website chất lượng, được xếp hạng cao trên Google thì bạn hãy xây dựng nội dung khác biệt, unique 100% thay vì cóp nhặt. Thực tế việc cải thiện nội dung từ nội dung gốc sẽ không hề tốn quá nhiều thời gian của bạn mà nó vẫn có thể giúp bạn có được những nội dung hữu ích.

Có một cách đơn giản nhất để tránh lỗi Thin Content đó là: Tạo thêm nội dung chất lượng mới bên cạnh nội dung cóp nhặt. Tuy nhiên để phát triển web lâu dài, đây không phải là cách tối ưu nhất, tốt nhất bạn nên tìm những công tác viên, những content có khả năng viết lách tốt để giúp bạn sản xuất ra những nội dung chất lượng cho web.

5.3. Viết lại nội dung đã cóp nhặt

Thay vì việc cóp nhặt và cải thiện content, tốt nhất là bạn nên viết lại nội dung mới. Đây là cách tối ưu nhất, tuy có tốn thời gian nhưng sẽ giúp website phát triển lâu dài, không lo gặp phải các hình phạt từ Google.

Sau khi viết lại nội dung đã cóp nhặt, SEOer tiến hành chèn thêm các từ khoá vào bài viết sao cho tự nhiên nhất. Sau đó, đi thêm backlink để giúp tăng thứ hạng từ khoá và giúp website xuất hiện nhiều trên các kênh tìm kiếm lâu dài. Sau khi đã viết lại nội dung mới, bạn có thể tự tin, không ngần ngại gì gửi yêu cầu xem xét lại tới Google, sau đó chờ họ xét duyệt là xong.

viet-lai-noi-dung-content-moi.jpg

Viết lại nội dung mới là cách khắc phục lỗi Thin Content hiệu quả nhất

6. Điều gì sẽ xảy ra khi Website đã thoát hình phạt Thin Content?

Sau khi đã giải quyết xong hết các vấn đề liên quan đến Thin Content thì bạn sẽ gửi yêu cầu xem xét lại tới Google bằng cách nhấn vào “Request A Review“. Khi này, bạn sẽ yêu cầu Google xem lại và xác nhận rằng vấn đề này đã được giải quyết.

Theo như chia sẻ của những người đã từng khắc phục lỗi Google cho biết: Thực tế việc xử lý hình phạt Thin Content không hề quá khó khăn như mọi người vẫn nghĩ, bởi bạn không cần phải đưa ra bằng chứng để giải quyết vấn đề của mình. Vì vậy, bạn không cần phải quá lo lắng, sau khi gửi yêu cầu xem xét lại xong chỉ cần đợt kết quả mà thôi.

Trong một số trường hợp, việc yêu cầu Google xem xét lại có thể không thành công ở lần đầu tiên. Google sẽ từ chối và yêu cầu doanh nghiệp xem xét lại yêu cầu. Nguyên nhân của điều này là do bạn không cẩn thận, chỉnh sửa lại nội dung chưa đúng với yêu cầu của Google. Để không mất thời gian cho việc này, khi chỉnh sửa lỗi Thin Content bạn hãy thật chú ý và cẩn thận nhé. 

7. Kết luận

Bài viến trên Unica đã cung cấp cho bạn tất tần tật thông tin liên quan đến Thin Content là gì? Cách khắc phục lỗi nội dung mỏng Thin Content một cách chi tiết nhất. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết hữu ích đối với bạn. Thin Content ảnh hưởng rất nhiều đến thứ hạng website và trải nghiệm người dùng, vì vậy nếu bạn đang trong quá trình xây dựng website thì đừng để mắc phải nhé.

[Tổng số: 0 Trung bình: 0]

Tags: Seo
Trở thành hội viên