Thiết kế sản phẩm là gì? Đặc trưng của thiết kế sản phẩm bao gồm những yếu tố nào? chính là một trong những thắc mắc thường gặp nhất của những người mới bước chân vào học thiết kế sản phẩm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Thiết kế sản phẩm là gì?
Hiểu một cách đơn giản, thiết kế sản phẩm là một quá trình tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp hoặc khách hàng. Nó được tạo nên từ việc phát triển ý tưởng xây dựng và quảng bá các sản phẩm mới và cả những sản phẩm có sẵn.
Thực tế, không chỉ có một mà có nhiều chủ đề thiết kế khác nhau, tuy nhiên nó phải nhằm hướng đến tính mục đích mà doanh nghiệp xây dựng ngay từ đầu. Đó là làm nổi bật sản phẩm cả về hình thức và chức năng của sản phẩm.
>>> Xem ngay: 5 bước cơ bản trong quy trình thiết kế sản phẩm dịch vụ
Thiết kế sản phẩm là quá trình tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp hoặc khách hàng
Khi đề cập đến khái niệm thiết kế sản phẩm là gì, người ta thường nhắn tới quy trình thiết kế sản phẩm. Cụ thể, nó là tập hợp các hoạt động căn bản nhất, từ việc lên ý tưởng, thiết kế cho đến chiến lược Marketing.
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa thiết kế sản phẩm với thiết kế công nghiệp. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là hai khái niệm khác nhau. Nếu thiết kế sản phẩm thiên về tính nghệ thuật và hình thức thì thiết kế công nghiệp lại tập trung đến máy móc và chế tác.
Thiết kế sản phẩm gồm những dạng nào
Thiết kế sản phầm được chia làm 3 dạng chính sau. Tùy vào lĩnh vực bạn làm và sử dụng nó một cách hiệu quả. Để có thể nhanh chóng đưa sản phẩm tới tay khách hàng dưới mọi hình thức.
- Quy trình thiết kế hệ thống
- Quy trình thiết kế giao diện
- Quy trình thiết kế quy trình
Đặc trưng của thiết kế sản phẩm
Bên cạnh thắc mắc thiết kế sản phẩm là gì thì nhiều người cũng tự đặt câu hỏi rằng thiết kế sản phẩm bao gồm những đặc trưng nào. Theo những chuyên gia trong ngành, thiết kế sản phẩm bao gồm những đặc trưng cơ bản sau đây:
Mang tính thương hiệu
Do là quá trình thiết kế sản phẩm cho công ty, doanh nghiệp nên đặc trưng rõ nét nhất đó chính là tính thương hiệu. Thông qua việc quảng cáo, Marketing, tính thương hiệu của sản phẩm sẽ được truyền tải đến với khách hàng. Qua đó, những đặc điểm về nhãn hàng, giá trị sản phẩm chính là yếu tố tạo nên sự thành công cho thương hiệu của doanh nghiệp.
Và để làm được điều này thì phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thiết kế, chăm sóc và quản lý quá trình thiết kế sản phẩm của nhà thiết kế.
Thiết kế sản phẩm là quá trình xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp
Không giải quyết vấn đề của bạn
Thực tế, quá trình thiết kế sản phẩm là quá trình mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, tất nhiên nhà thiết kế cũng nhận được một khoản thù lao. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc sẽ giải quyết vấn đề của nhà thiết kế. Do đó, nó chỉ mang tính chất trao đổi giá trị và tạo nên giá trị.
Tính tương thích
Tính tương thích trong thiết kế sản phẩm thường được hiểu là sự tương đồng, logic giữa thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải với sản phẩm được tạo nên. Điều này đòi hỏi sự phối hợp ăn ý giữa chủ doanh nghiệp và nhà thiết kế.
Bên cạnh đó, tính tương thích ở đây còn được thể hiện ở sự khác biệt. Trong thời đại 4.0, nếu không biết cách tạo khác biệt thì đồng nghĩa với việc sản phẩm của doanh nghiệp hoàn toàn lu mờ trong mắt khách hàng. Nhà thiết kế cũng phải biết cách xây dựng nhiều platform cho quá trình xây dựng sản phẩm.
Truyền tải kiến thức
Nếu nghĩ đơn thuần, thiết kế sản phẩm chỉ là quá trình xây dựng sản phẩm cho doanh nghiệp thì bạn đã lầm. Bởi, bên cạnh đó nó còn là cả một quá trình truyền tải kiến thức. Việc thể hiện thông qua việc truyền tải kiến thức sẽ bao gồm câu trả lời cho câu hỏi: Bạn đưa sản phẩm đến với khách hàng như thế nào? Khách hàng hiểu gì khi nhìn vào sản phẩm? Thông qua thiết kế sản phẩm, khách hàng hiểu được những giá trị nào?
Thiết kế sản phẩm cũng là một quá trình truyền tải kiến thức
Quy trình thiết kế sản phẩm khép kín bao gồm 6 nội dung chính
Thiết kế sản phẩm bao gồm 6 nội dung chính giúp các nhà thiết kế cần nắm chắc để thực hiện nó một cách tốt nhất.
1. Xác định tầm nhìn
Việc xác định được tầm nhìn cho sản phẩm, đối với thị trường như thế nào là một điều thật sự cần thiết. Bởi nếu bạn không tạo được mục tiêu cho sản phẩm chưa có tầm nhìn cho một sản phẩm thì bạn không thể thiết kế nó một cách hoàn hảo được.
Đưa ra chiến lược tầm nhìn sản phẩm
Mới mục tiêu đầu là xác định tầm nhìn cho sản phẩm. Nó sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình thiết kế:
- Giúp cho đội ngũ của bạn có được hình dung chuẩn xác nhất về sản phẩm.
- Lên được ý tưởng thiết kế phù hợp cho người dùng đem lại giá trị lớn.
- Truyền tải được thông điệp sản phẩm tuyệt vời nhất.
Với việc xác định được tầm nhìn sản phẩm tốt nó mới chỉ hoàn thành được một nửa công việc mà thôi. Hành trình còn lại vẫn phụ thuộc vào bạn trong quá trình thiết kế sản phẩm đó có thật sự đột phá hay không. Và được người dùng đón nhận không.
Trở thành chuyên gia Sketchup bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn nhanh chóng thành thạo công cụ thiết kế 3D của SketchUp, nắm được tư duy thiết kế mô hình 3D nội thất, xây dựng, hoàn thiện bản vẽ 3D từ phác thảo ý tưởng đến sản phẩm hoàn chỉnh,...
2. Quá trình nghiên cứu tạo ra giá trị sản phẩm
Bạn cần nghiên cứu giá trị cốt lõi của nó và mục đích tạo ra sản phẩm là gì? Nghiên cứu được sản phẩm đó thật sự hữu ích đến tay người sử dụng. Ngoài ra cũng phải quan tâm tới giá thành tạo tạo ra sản phẩm đó đã được tối ưu chưa. Có hơn được đối thủ cùng lĩnh vực hay không
Việc nghiên cứu thành công được giá trị cốt lõi sẽ đem lại hiệu quả rất cao về mặt thời gian, công sức. Bởi sản phẩm tốt, đi đúng hướng ban đầu đã đề ra thì không có lý do gì phải sửa quá nhiều.
>>> Xem ngay: Hướng dẫn thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chi tiết nhất
Quá trình nghiên cứu tạo ra sản phẩm
3. Xác định được mục tiêu đối tượng khách hàng
Từ bước nghiên cứu, tạo ra giá trị sản phẩm. Bạn có thể tổng hợp 2 bước trên để xác định được mục tiêu, đối tượng khách hàng. Xác đinh được phân khúc sản phẩm của mình thuộc đối tượng nào. Để hiểu rõ được nhu cầu cung như thế nào. Những mong muốn của các khách hàng khi sử dụng. Từ đó bạn sẽ đưa ra được nhu cầu thị trường đối với người sử dụng như thế nào để có được nguồn hàng với giá tốt nhất.
Xác định được mục tiêu đối tượng khách hàng
4. Lên ý tưởng thiết kế sản phẩm
Việc lên ý tưởng thiết kế sản phẩm là phần quan trọng và tốn nhiều thời gian của bạn nhất. Bởi ý tưởng của bạn đưa ra không chỉ phù hợp với tiêu chí ban đầu. Đưa ra một thiết kế độc đáo cũng chính là linh hồn của sản phẩm. Nhưng nó phải phù hợp với khách hàng, được khác hàng đón nhận nhiệt tình thì sản phẩm đó mới thành công được.
Lên ý tưởng thiết kế sản phẩm
Và để bạn lên được ý tưởng cho sản phẩm một cách hoàn hảo nhất. Bạn nên phác họa nhiều ý tưởng một lúc sau đó đưa cho người có chuyên môn nhận xét đánh giá. Từng bước để hoàn thiện cách tốt nhất.
Quan trọng nhất là ý tưởng đó phải tương thích được với người dùng. Kể được câu chuyện hay và ý nghĩa sẽ thu hút hơn so với cách truyền thống ấn phẩm thông thường.
5. Triển khai quy trình thiết kế sản phẩm
Sau khi lên được ý tưởng, thì việc tiếp theo quan trọng không kém là thiết kế sản phẩm. Ở đây bạn cần phải trải qua 3 công đoạn chính:
- Tạo mẫu: Bạn cần phải đưa ra được mẫu ý tưởng sản phẩm. Thử nghiệm và xem xét.
- Đánh giá: Đưa ra các phiên bản giới hạn tới tay khách hàng và nhận phản hồi tích cực của họ.
- Tinh luyện: Từ bước thứ 2, sau khi nhận được phản hồi từ khách hàng. Bạn sẽ loại bỏ những phần chưa tốt để hoàn thiện sản phẩm
Triển khai quy trình thiết kế sản phẩm
6. Kiểm tra, nhận xét đánh giá kết quả đưa ra thị trường
Sau khi chạy thử nghiệm những bản thiết kế, các bản giới hạn đến tay khách hàng rồi. Việc còn lại là kiểm tra hàng, nhận xét sản phẩm liên quan tới người tiêu dùng như thế nào. Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng ra sao. Đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích cho bạn quyết định sự thành công của sản phẩm.
Như vậy, qua những kiến thức mà Unica chia sẻ, chắc chắn bạn đã có được câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc thiết kế sản phẩm là gì?.