Mua 3 tặng 1

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Search Intent là gì? Vén màn bí ẩn đằng sau mỗi từ khóa khách hàng sử dụng

Mua 3 tặng 1

Nếu bạn là dân làm SEO, chắc chắn bạn phải biết đến khái niệm Search Intent là gì? Đây là một thuật ngữ chuyên ngành trong SEO hiểu nôm na như mục đích tìm kiếm, bạn đang tìm kiếm điều gì trên Google. Theo thống kê của Search Engine Land, mỗi ngày Google nhận đến 63.000 lượt thao tác tìm kiếm mỗi ngày, mỗi lượt tìm kiếm sẽ là những nhu cầu, mong muốn khác nhau của mỗi người dùng. Để hiểu rõ hơn về khái niệm Search Intent và những bí ẩn đằng sau mỗi từ khóa mà khách hàng sử dụng, bạn hãy tham khảo nội dung bài viết sau nhé.

1. Search intent là gì? Vì sao quan trọng trong SEO và Google Ads Search?

Search Intent hay ý định tìm kiếm, là mục đích thực sự của người dùng khi thực hiện một tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm. Nói cách khác, nó là lý do đằng sau mỗi tìm kiếm của người dùng, vì sao họ tìm kiếm từ khóa đó? Họ đang tìm kiếm câu trả lời? Hay họ đang tìm kiếm định nghĩa của từ đó?

Search Intent là yếu tố then chốt trong SEO và Google Ads Search vì nó giúp bạn:

- Hiểu rõ nhu cầu của người dùng: Search Intent giúp bạn xác định mục đích thực sự của người dùng khi họ thực hiện một tìm kiếm. Từ đó, bạn sẽ cung cấp nội dung hoặc quảng cáo phù hợp với nhu cầu của họ.

- Tăng tỷ lệ chuyển đổi: Việc thấu hiểu ý định tìm kiếm của người dùng sẽ giúp bạn đáp ứng chính xác nhu cầu của người dùng. Từ đó, tăng khả năng họ thực hiện hành động mua hàng, đăng ký, v.v.

- Cải thiện thứ hạng SEO: Google đánh giá cao các trang web đáp ứng tốt Search Intent của người dùng. Khi hiểu khách hàng, bạn sẽ cung cấp nội dung hữu ích, giải quyết được nhu cầu của họ. Không chỉ giúp nâng cao trải nghiệm người dùng, nội dung phù hợp và hữu ích sẽ giúp bạn tăng thứ hạng trong kết quả tìm kiếm.

- Tối ưu hóa chiến dịch Google Ads Search: Search Intent nhắm mục tiêu đến các từ khóa phù hợp với Search Intent của người dùng. Từ đó bạn sẽ tối ưu hoá chiến dịch Google Ads Search, tạo ra được những quảng cáo có liên quan và thu hút sự chú ý của người dùng hơn.

Search Intent-la-y-dinh-tim-kiem-cua-nguoi-dung.jpg

Search Intent hay ý định tìm kiếm là mục đích thực sự của người dùng

2. Sự khác biệt giữa Search Intent và Insight người dùng là gì?

Nhiều người thường hay bị nhầm lẫn giữa 2 khái niệm là Search Intent và Insight người dùng. Về bản chất hai khái niệm này hoàn toàn giống nhau, tuy nhiên chúng vẫn có điểm khác biệt. Sự khác nhau giữa Search Intent và Insight người dùng nằm chính ở mức độ ảnh hưởng của nó trong việc thể hiện mong muốn với người đang có ý định tìm kiếm. Cụ thể:

- Search Intent: Thể hiện ý định tìm kiếm của người dùng. Ví dụ: Nếu như người dùng thực hiện truy vấn với từ khoá “ Serum trị mụn” thì User Intent Google lúc này sẽ là tìm kiếm các loại serum chuyên trị mụn để giải quyết vấn đề về một làn da nổi mụn.

- Insight người dùng: Thể hiện mong muốn nằm tận sâu thẳm bên trong, từ mong muốn này sẽ thúc đẩy khiến người dùng đi đến với Search Intent. Insight người dùng sẽ trừu tượng hơn Search Intent, bởi đến thậm chí ngay cả người dùng cũng không nhận biết cụ thể được những mong muốn đó là gì. Ví dụ: Khi người dùng tìm kiếm từ khoá“ Serum trị mụn” thì mong muốn của họ là muốn mình có một làn da đẹp để khoẻ và tự nhiên hơn.

Để tăng tỷ lệ chuyển đổi với khách hàng, khi xây dựng nội dung trên website bạn cần phải đáp ứng được cả 2 yếu tố là Intent và Insight. Đây cũng chính 2 yếu tố quan trọng giúp bạn SEO website lên top Google thành công.

su-khac-nhau-giua-paid-search-intent-va-insight-nguoi-dung.jpg

Sự khác biệt giữa Search Intent và Insight người dùng

3. 4 loại Search intent chính khi phân nhóm từ khóa

Search intent được phân ra thành 4 loại chính đó là: Information intent, Navigational Intent, Commercial Intent và Transactional Intent. Cụ thể 4 loại Search intent chính khi phân nhóm từ khóa như sau:

3.1. Information intent – mục đích chính là tìm kiếm thông tin

Đây là những từ khóa được sử dụng để tìm kiếm thông tin về một chủ đề sản phẩm hay dịch vụ nhất định. Information Intent là loại từ khóa được sử dụng rộng rãi nhất bởi bản chất của Google là giúp người dùng giải đáp những câu hỏi mà người dùng không thể tự giải đáp.

Đối tượng sử dụng những từ khóa này là những người muốn biết thêm nhiều thông tin hữu ích. Để tiếp cận những đối tượng này, bạn hãy xây dựng những bài viết SEO với nội dung hữu ích. Những bài viết này không chỉ có tiêu đề ấn tượng mà còn phải có nội dung hấp dẫn, cấu trúc rõ ràng, tinh gọn để phù hợp với ngay cả những người chỉ đọc lướt.

Đặc biệt, để giữ chân người đọc lâu hơn, khi xây dựng nội dung bên cạnh text thì việc sử dụng 

3.2. Navigational Intent – Tìm kiếm website doanh nghiệp

Nếu Information intent là tìm kiếm về một chủ đề hoặc dịch vụ thì Navigational Intent lại là những từ khóa được sử dụng để tìm kiếm một website cụ thể. Khi này, họ đã có sẵn trong đầu một vài thông tin như thương hiệu, công ty,... và họ sẽ sử dụng chúng để tìm kiếm những sản phẩm và website có liên quan. Thông thường, dấu hiệu nhận biết của loại từ khoá này là “tên thương hiệu” kết hợp đặt cùng với từ khoá.

Ví dụ: Công ty Agency quảng cáo + Digital Marketing.

Navigational-Intent-tim-kiem-website-doanh-nghiep.jpg

Navigational Intent là những từ khóa được sử dụng để tìm kiếm một website cụ thể

Nếu bạn là một người làm SEO lâu năm, chắc chắn bạn sẽ không cảm thấy xa lạ gì với những cách ứng dụng loại từ khoá có “search intent’ như trên. Hiểu một cách đơn giản đó là tối ưu thẻ meta của home page hoặc trang sản phẩm để đối tượng mục tiêu có thể dễ dàng tìm thẳng tới trang đang cần. Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp với nhiều kỹ thuật SEO khác từ cấu trúc website, cách đi link nội bộ, lên kế hoạch nội dung… 

3.3. Commercial Intent – từ khóa liên quan đến mục đích thương mại

Commercial Intent là những từ khoá có liên quan trực tiếp đến mục đích thương mại. Hiểu một cách đơn giản, Commercial Intent là những từ khoá thiên về tìm hiểu sâu và rộng về một sản phẩm hay dịch vụ nào đó mà họ đang có ý định sở hữu. Đối với trường hợp này, một phần họ đã bị bạn thuyết phục ở một hoạt động marketing nào đó, hiện tại họ chỉ đang tìm kiếm thông tin để chọn đúng sản phẩm mà thôi.

Để tận dụng loại search intent này trong SEO, doanh nghiệp bạn nên bắt đầu với những dạng bài viết Long-form reviews hoặc các bài viết thiên về thông tin như demo sản phẩm, case study… Nội dung của những bài viết này tuyệt đối không được khô khan, nhàm chán mà phải phong phú, nêu bật được lợi ích chính của sản phẩm/ dịch vụ. Nếu có thể hãy thêm vào những yếu tố “phi lý tính” như cảm xúc để họ quyết định mua hàng luôn.

Với Google ads, bạn nên ứng dụng các nguyên tắc viết nội dung trên vào các mẫu quảng cáo, đặc biệt là ở phần tiêu đề và mô tả. Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng các landing page với nội dung độc đáo, được thiết kế riêng cho các nhiều mục đích khác nhau.

tu-khoa-lien-quan-den-muc-dich-thuong-mai.jpg

Commercial Intent là những từ khoá có liên quan trực tiếp đến mục đích thương mại

3.4. Transactional Intent – những từ khóa chứng tỏ đối tượng mục tiêu đã sẵn sàng mua sắm

Đối với nhóm từ khóa này, vấn đề không còn nằm ở sản phẩm hay dịch vụ nữa mà đến giá tiền hoặc sự tiện lợi. Vì vậy, các từ khoá điển hình liên quan đến nhóm search intent này thường đi kèm với ‘giá’/ ‘bán’/ ‘mua’… để từ đó tìm ra những ‘deal hời’ nhất.

Nếu giá đang là mục đích cuối cùng họ đang quan tâm thì lợi ích kinh tế hữu hạn sẽ chính là “mồi câu” tốt nhất để thu hút họ trên các nội dung quảng cáo của bạn. Đây được xem là điều tối thiểu mà bất kỳ marketer nào cũng phải khai thác để đưa vào triển khai. 

Dù bạn làm SEO hay Google ads thì nó cũng chỉ giúp bạn ‘điều hướng’ người đọc về website hoặc landing page. Vậy nên để có thể biến những cơ hội thành doanh thu thực tế hay không thì vẫn nằm tất cả vào nội dung trên trang của bạn. Hãy tìm và phát triển những từ khóa liên quan đến lý do khiến họ chọn hoặc không chọn bạn và giải quyết thử nhé.

4. Cách nghiên cứu Search Intent

Quá trình nghiên cứu Search Intent thực hiện như sau:

Phân tích từ khóa:

- Xác định các từ khóa chính: Sử dụng các công cụ SEO như Ahrefs hoặc SEMrush để xác định các từ khóa chính mà người dùng sử dụng khi tìm kiếm thông tin liên quan đến lĩnh vực của bạn.

- Phân loại từ khóa: Nhóm các từ khóa theo loại Search Intent, ví dụ như Informational, Navigational, Transactional hoặc Commercial.

- Nghiên cứu các biến thể từ khóa: Xem xét các cách khác nhau mà người dùng có thể sử dụng để tìm kiếm cùng một thông tin.

phan-tich-tu-khoa-de-bat-dau-nghien-cuu.jpg

Phân tích từ khóa để bắt đầu nghiên cứu Search Intent

Phân tích kết quả tìm kiếm:

- Xem xét các trang web mà Google hiển thị cho các từ khóa khác nhau.

- Phân tích nội dung của các trang web排名靠前: Xác định điểm chung của các trang web này và lý do tại sao Google xếp hạng chúng cao.

- Chú ý đến các loại kết quả khác nhau: Google có thể hiển thị các kết quả khác nhau như video, hình ảnh hoặc tin tức.

Sử dụng các công cụ SEO:

- Có nhiều công cụ SEO có thể giúp bạn xác định và tối ưu hóa Search Intent, chẳng hạn như: Ahrefs, SEMrush, Moz, Keywordtool.io. Các công cụ này có thể cung cấp cho bạn thông tin về: Lượng tìm kiếm cho các từ khóa khác nhau; Mức độ cạnh tranh cho các từ khóa; Các trang web đang xếp hạng cao cho các từ khóa.

Khảo sát người dùng:

- Bạn có thể thực hiện khảo sát trực tuyến hoặc phỏng vấn trực tiếp người dùng để hỏi họ về mục đích tìm kiếm của họ. Đây là cách tốt nhất để hiểu nhu cầu và mong muốn của người dùng.

Theo dõi hành vi người dùng:

- Bạn có thể sử dụng các công cụ phân tích web như Google Analytics để theo dõi hành vi người dùng trên trang web của bạn. Điều này có thể giúp bạn xác định các trang web mà người dùng truy cập và nội dung mà họ tương tác.

Nghiên cứu Search Intent là một quá trình liên tục. Bạn nên thường xuyên xem xét và cập nhật chiến lược SEO và Google Ads của mình dựa trên các nghiên cứu mới nhất về Search Intent.

su-dung-Google-Analytics-de-theo-doi-hanh-vi-nguoi-dung.jpg

Sử dụng Google Analytics để theo dõi hành vi người dùng

5. Hướng dẫn tối ưu Search Intent hiệu quả từ A – Z

Các User Intent cần được phát triển mạnh, như vậy thì mới có thể tối ưu tìm kiếm giúp đạt được kết quả tốt nhất. Để biết cụ thể cách tối ưu Search Intent hiệu quả như thế nào, bạn hãy tham khảo ngay những kỹ thuật tối ưu User Intent mà Unica chia sẻ dưới đây nhé.

5.1. Nghiên cứu ý định tìm kiếm của người dùng thông qua từ khóa

Để Search Intent hiệu quả, ngay từ ban đầu bạn phải nghiên cứu ý định của người dùng thông qua từ khoá, có như vậy bạn mới có thể tối ưu trải nghiệm người dùng. Cách thực hiện đó là: Bạn nghiên cứu những thông tin chi tiết, sau đó chuyển hướng những từ khoá, nội dung truy vấn của người dùng vào bài viết của mình là được.

Đặc biệt, bạn cũng phải mở rộng từ khoá ra nhiều khía cạnh khác nhau. Ví dụ người dùng đang quan tâm vấn đề Search Intent là gì thì khi viết bạn nên triển khai các ý như: Khái niệm, phân loại, cách nhận biết, làm sao để tối ưu,....

5.2. Tăng trải nghiệm người dùng trên website

Bước tiếp theo cần làm đó là bạn phải làm sao để tối ưu được Search Intent giúp tăng trải nghiệm người dùng. Tỷ lệ thoát trang giảm đồng nghĩa với tỷ lệ chuyển đổi sẽ tăng cao. Khi này để nâng cao trải nghiệm người dùng trên website bạn cần phải thực hiện các kỹ thuật sau:

- Mỗi bài viết nên thêm tiêu đề phụ để nội dung triển khai trong bài được mạch lạc hơn.

- Phân bổ các H2, H3 và H4 để cấu trúc bài viết logic và dễ hiểu.

- Cài đặt phông chữ phù hợp, tối ưu nhất là phông chữ 14.

- Chèn link liên kết khoa học, in đậm, in nghiêng sao cho phù hợp với nội dung bải viết.

- Đầu tư hình ảnh và video nhúng để giúp bài viết thu hút và chất lượng hơn.

tang-trai-nghiem-nguoi-dung-website.jpg

Tăng trải nghiệm người dùng trên website giúp tối ưu Search Inten

5.3. Mở rộng và cải thiện nội dung hiện có trên web

Thực tế cho thấy, hiện nay có rất nhiều bài viết tối ưu SEO nhưng lại có lượt xem không nhiều. Nguyên nhân có thể đến từ việc bạn đã xác định sai Search Intent của bài viết. Khi này cách giải quyết nhanh nhất đó là bạn nghiên cứu lại bài viết và thêm Keyword Intent để nội dung bài viết được cải thiện tốt hơn.

5.4. Tối ưu hóa trang thương mại điện tử

Để thu hút được thật nhiều khách hàng tiềm năng, bạn nhất định phải tối ưu hoá cho các trang thương mại điện tử. Bởi đây là trang thương mại, nơi mua bán và giao dịch tấp nập nhất của thế giới internet. Việc đầu tư cho giao diện, cập nhập hình ảnh, thêm nội dung mô tả sản phẩm chi tiết là rất quan trọng. Đặc biệt, bạn hãy thêm các plugin hỗ trợ bán hàng và quản lý sản phẩm dễ dàng hơn.

5.5. Điều hướng truy vấn của người dùng

Để tối ưu Search Intent bạn nhất định phải điều hướng truy vấn của người dùng. Cách dễ dàng nhất để điều hướng đó chính là dùng backlink và bên thứ 3. Không phải khách hàng nào cũng truy cập trực tiếp bằng việc tìm đến website của bạn, có rất nhiều người đã truy cập vào website của bạn thông qua điều hướng.

dieu-huong-truy-van-nguoi-dung.jpg

Điều hướng truy vấn của người dùng

5.6. Tối ưu hóa Search Intent nâng cao

Cách cuối cùng để tối ưu Search Intent đó là tối ưu hóa Search Intent nâng cao, tức là mở rộng ra thêm những ý định tìm kiếm của người dùng. Ví dụ từ khoá của bạn là mua tai nghe, bạn cần mở rộng ra thêm các User Intent như: tai nghe hỗ trợ cho giấc ngủ, các loại tai nghe không dây. tai nghe khử tiếng ồn, … Hoặc review tai nghe… Những thông tin này cực kỳ hữu ích, nó giúp mở rộng đa dạng trường nghĩa và ý định tìm kiếm của người dùng.

6. Kết luận

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến Search Intent là gì và cách để tối ưu Search Intent mà Unica muốn chia sẻ đến các bạn. Việc tối ưu ý định tìm kiếm của người dùng đóng vai trò cực kỳ quan trọng, nó sẽ tác động lớn đến quá trình làm và định hướng phát triển của SEO. Vì vậy bạn hãy tham khảo bài viết và hiểu thật kỹ nội dung này nhé. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết sẽ thực sự hữu ích với các bạn trong việc nghiên cứu Keyword Intent.

[Tổng số: 0 Trung bình: 0]

Tags: Seo
Trở thành hội viên