Mua 3 tặng 1

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Quy trình thiết kế bao bì đơn giản và ấn tượng chi tiết nhất

Mua 3 tặng 1

Bao bì sản phẩm chính là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng thu hút sự quan tâm của khách hàng với sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Vì vậy, quy trình thiết kế bao bì cần được tiến hành đúng chuẩn và bài bản. Để nắm được quy trình đó là gì, bạn hãy tham khảo bài viết mà UNICA chia sẻ dưới đây. 

Bao gì là gì?

Bao bì chính là phần vỏ bọc bên ngoài sản phẩm dùng để đóng gói và bảo vệ sản phẩm khi di chuyển. Bao bì của sản phẩm bao gồm chất liệu và thiết kế.

Chất liệu bao bì

Để chất liệu bao bì được tốt nhất, người sản xuất bao bì phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Chất liệu phải được sử dụng những thành phần tốt nhất.

- Chất liệu không làm ảnh hưởng đến sự ô nhiễm của môi trường

- Tối ưu chi phí so với giá thành tạo nên chất liệu đó

Thiết kế bao bì

- Hình dáng thiết kế bao bì có phù hợp với sản phẩm không

- Hình dáng của sản phẩm như thế nào

- Kích thước, thể tích chứa sản phẩm của bao bì như thế nào

- Những yếu tố thiết kế khác như: màu sắc, đồ họa, font chữ, phong cách thiết kế...

Cần chuẩn bị gì trước khi thiết kế bao bì? 

Để sản phẩm bao bì tạo được sự ấn tượng với khách hàng, người dùng phải chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết trước thực hiện quy trình thiết kế. Cụ thể như sau: 

Sản phẩm xuất hiện trên bao bì

Đầu tiên, bạn phải xác định được sản phẩm mà bạn muốn thiết kế trên bao bì là sản phẩm gì. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phân tích kỹ những thuộc tính của sản phẩm như: thương hiệu, màu sắc, hình dạng, kích thước. Đây chính là cơ sở để thiết kế cho bố cục của sản phẩm khi xuất hiện trên bao bì, cũng như phối màu sắc sao cho phù hợp. 

>>> Xem ngay: Tổng hợp các nguyên tắc thiết kế logo chuyên nghiệp nhất

thiết kế bao bì

Nhà thiết kế cần phân tích kỹ sản phẩm xuất hiện trên bao bì 

Đối tượng mua hàng 

Yếu tố thứ 2 cần chuẩn bị trước khi thiết kế bao bì đó chính là đối tượng mua hàng. Việc phân tích đối tượng sẽ giúp doanh nghiệp tìm kiếm được khách hàng tiềm năng, thông qua việc đánh vào tâm lý thị giác mua hàng của họ. 

Hình thức mua hàng 

Hình thức mua hàng cũng quyết định đến việc thiết kế một bao bì như thế nào, đặc biệt là về yếu tố chất liệu. Ví dụ, nếu sản phẩm bao bì của doanh nghiệp được trưng bày cho khách hàng ở không gian ngoài trời, thì nên ưu tiên những chất liệu ít thấm nước. Còn nếu trưng bày trong không gian công cộng như siêu thị, nhà sách, trung tâm thương mại thì nên ưu tiên chất liệu gọn, nhẹ, thân thiện với môi trường như: giấy, túi bóng… 

Quy trình thiết kế sản phẩm bao bì 

Để việc thiết kế bao bì được tiến hành đúng quy trình và mang lại những sản phẩm ấn tượng nhất với khách hàng, nhà thiết kế nên nắm vững các bước sau đây: 

Bước 1: Nắm được các lớp bao bì 

Các lớp bao bì ở đây bao gồm lớp trong, lớp ngoài và lớp sản phẩm. Theo đó, sản phẩm bao bì có thể cần 1 hoặc 3 lớp tùy vào đặc tính của chất liệu. Cụ thể: 

- Lớp ngoài bao bì được xem là phần bảo vệ cho sản phẩm, tránh va đập và hỏng hóc trong quá trình vận chuyển. 

- Lớp bao bì bên trong là lớp bảo vệ cho phần lớp bao bì ở bên ngoài. 

- Lớp sản phẩm là phần hộp, chai, lọ dùng để đựng sản phẩm. 

quy trình thiết kế bao bì

Để thiết kế được bao bì hoàn chỉnh, bạn cần nắm được các lớp bao bì

Bước 2: Chọn kiểu bao bì thích hợp 

Bước thứ 2 trong quy trình thiết kế bao bì đó chính là chọn kiểu bao bì thích hợp. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều mẫu bao bì khác nhau như: hộp, chai, thùng, túi, lọ. Và tùy vào đặc tính của sản phẩm mà bạn nên chọn kiểu bao bì phù hợp. 

Ví dụ, đối với những sản phẩm lỏng hoặc dễ tan chảy thì nên bảo quản trong lọ kín, ngược lại những sản phẩm khô, dễ bảo quản hơn thì bạn nên sử dụng sản phẩm bao bì là giấy hoặc túi nilon. 

Bước 3: Thiết kế bao bì 

Để đảm bảo tính chính xác và ấn tượng cho bao bì của sản phẩm, nhà thiết kế nên thống nhất về quy trình thiết kế một bao bì với khách hàng. Và cơ sở để tạo nên tính chắc chắn này đó chính là bản thiết kế demo của bao bì. Qua bản thiết kế này, khách hàng và nhà thiết kế có thể trao đổi và chỉnh sửa cả về hình thức và nội dung sao cho phù hợp với tiêu chí đề ra ban đầu. 

Bước 4: In bao bì sản phẩm 

Sau khi đã hoàn thành quy trình thiết kế, bước cuối cùng đó chính là in bao bì sản phẩm. Thông thường, công việc này sẽ do phía nhà in thực hiện, tuy nhiên nhà thiết kế cần cung cấp cho nhà in những chi tiết cần chú ý khi in như: màu sắc, độ nét, độ bám dính, chất liệu in.

>>> Xem ngay: Bố cục trong thiết kế đồ họa và các nguyên tắc trọng tâm

thiết kế bao bì chuẩn đẹp

Quá trình in ấn bao bì sẽ được thực hiện bởi nhà in 

Trên đây là quy trình thiết kế bao bì hoàn chỉnh và đúng chuẩn nhất. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp các Designer sáng tạo nên những sản phẩm chất lượng nhất. Mời bạn đọc tham khảo thêm các khoá học thiết kế trên Unica để có thêm nhiều kiến thức mới cũng như kỹ năng thiết kế chuyên nghiệp từ các chuyên gia.

Tham khảo các mẫu bao bì của một số doanh nghiệp

cach-thiet-ke-bao-bi-2-1.jpg

cach-thiet-ke-bao-bi-3-1.jpg

cach-thiet-ke-bao-bi-4-1.jpg

Chúc bạn thành công!

[Tổng số: 3 Trung bình: 4]
Trở thành hội viên