Xin chào các bạn đã đến với Blog Unica. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về pixel là gì và ý nghĩa của đơn vị này. Đối với một số bạn mới tiếp xúc với nhiếp ảnh chắc chắn sẽ rất tò mò về chủ đề này. Vậy thì hãy cùng Unica khám phá nội dung dưới đây nhé.
Pixel là gì?
Pixel là gì? Pixel viết tắt là gì? Pixel là đơn vị cơ bản nhất để tạo nên bức ảnh kỹ thuật số, đây là viết tắt của từ Picture Element là một điểm vật lý trên bức ảnh, điểm ảnh nhỏ có kích thước vào khoảng 0,26×0,35 mm.
Pixel được tạo ra từ máy ảnh, máy quay kỹ thuật số hoặc các phần mềm chuyên dụng như photoshop. Trong photoshop pixel được tạo ra ở dạng hình chữ nhật nhỏ có màu sắc hoặc không màu. Các pixel được sắp xếp cạnh nhau với cường độ màu giống hoặc khác nhau, tạo nên hình ảnh mà mắt người có thể nhìn thấy được. Càng nhiều Pixel trong 1 bức ảnh thì bức hình đó càng chi tiết.
Khi phóng to 1 bức ảnh, đến 1 mức nào đó sẽ nhìn thấy pixel, bạn có thể xem hình ảnh dưới đây để hình dung về hình dạng của pixel.
Hình minh họa
Ý nghĩa của pixel trong thiết kế, in ấn
Sau khi đã biết pixel là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vai trò của nó trong thiết kế và in ấn. Pixel đóng vai trò rất quan trọng trong thiết kế và in ấn vì nó cho biết dung lượng của ảnh, giúp người dùng biết kích thước ảnh hiển thị trên màn hình và giúp người dùng lựa chọn sản phẩm in có kích thước phù hợp. Cụ thể như sau:
Cho biết dung lượng của ảnh
Dung lượng của một ảnh là kích thước của tệp hình ảnh, được tính bằng đơn vị lưu trữ như kilobytes (KB) hoặc megabytes (MB). Dung lượng của ảnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm kích thước của ảnh (số lượng pixel), định dạng file (như JPEG, PNG), mức độ nén và chất lượng hình ảnh. Ảnh có dung lượng lớn thường chứa nhiều thông tin hơn, nhưng cũng chiếm nhiều không gian lưu trữ hơn. Dung lượng của ảnh càng lớn thì tốc độ tải sẽ chậm hơn, đặc điểm này ảnh hưởng tới tốc độ tải của trang web.
Pixel cho biết dung lượng của ảnh
Để lựa chọn sản phẩm in có kích thước phù hợp
Để lựa chọn sản phẩm in có kích thước phù hợp, bạn cần xác định kích thước và độ phân giải mong muốn của ảnh in. Kích thước của ảnh in thường được đo bằng đơn vị như centimet hoặc inch. Để đảm bảo chất lượng in ấn tốt, cần lưu ý rằng độ phân giải của ảnh (số lượng pixel) cần đủ cao để đáp ứng yêu cầu in ấn. Một ảnh với độ phân giải thấp khi được phóng to sẽ dẫn đến tình trạng mờ hình ảnh. Do đó, hãy xem xét kích thước và độ phân giải của ảnh để chọn sản phẩm in phù hợp với nhu cầu của bạn.
Không chỉ giúp bạn chọn được sản phẩm in có kích thước phù hợp, pixel sẽ giúp bạn chọn được kích thước ảnh Instagram chuẩn để đăng lên mạng xã hội này. Với những ảnh không chuẩn kích thước, khi đăng lên Instagram sẽ rất dễ bị cắt mất hình ảnh khiến ảnh không thể truyền tải hết được thông điệp của người đăng.
Để chụp được những bức ảnh đẹp, bạn cần phải kiểm soát được ánh sáng và chọn được góc chụp phù hợp. Thêm nữa, bạn cũng phải hiểu được cách phối hợp các trang thiết bị trong nhiếp ảnh. Đăng ký học online qua video ngay trên Unica để học những điều này. Khoá học giúp bạn thao tác chụp ảnh thuần thục để tạo ra những bức ảnh có một không hai.
Công thức tính và quy đổi đơn vị pixel
Ở phần này, Unica sẽ giới thiệu tới bạn công thức tính và công thức quy đổi đơn vị pixel.
Công thức tính pixel
Nếu bạn đang thắc mắc công thức tính pixel là gì thì đây chính là đáp án dành cho bạn:
(Lượng pixel trên chiều rộng) x (Lượng pixel trên chiều cao)
Công thức tính pixel
Ví dụ: Màn hình LED có 1280 pixel chiều rộng và 720 pixel chiều cao thì màn LED có pixel là: 1280×720= 921.600 pixel.
Công thức quy đổi đơn vị pixel
Thông thường, Pixel sẽ được quy đổi sang đơn vị Megapixel (Megapixel viết tắt là MP, là đơn vị để đo độ phân giải của thiết bị quang. Một số thiết bị quang có thể kể đến đó là máy ảnh, máy quay). Theo đó, 1.000.000 pixel tương đương với 1 Megapixxel.
Ví dụ: màn hình LED có chiều rộng 2230 pixel và 1080 pixel chiều cao thì màn LED đó có: 2230×1080= 2.408.400 pixel, quy đổi đơn vị ra Megapixel là 2,408 Megapixel.
Nên chọn màn hình Led nhiều Pixel hay ít?
Theo lý thuyết, Pixel càng lớn thì độ phân giải màn hình càng cao. Vậy liệu có phải chọn màn hình LED nhiều Pixel sẽ tốt hơn so với màn ít Pixel? Sự thật thì không phài lúc nào độ phân giải cao cũng tốt. Mật độ điểm ảnh nhiều hơn sẽ khiến cho độ phân giải Pixel thấp. Mật độ điểm ảnh chính là những bóng đèn LED trên một màn hình. Do vậy, khi lựa chọn màn hình bạn nên xem xét kỹ lưỡng độ phân giải hiển thị và chất lượng hiển thị của Module.
Ví dụ: khi mua màn hình nếu bạn chỉ cần màn hình hiển thị một đoạn văn bản nào đó thì việc lựa chọn sản phẩm có độ phân giải cao không hảm là một ý tưởng tốt bởi điểm ảnh nhiều sẽ khiến dư thừa và tốn ngân sách.
Độ phân giải màn hình phổ biến nhất
Cách chọn Pixel chuẩn nhất
Để chọn Pixel chuẩn nhất, bạn cần xác định mục tiêu in ấn, độ phân giải, kích thước hình ảnh, thử in mẫu, kiểm tra và chỉnh sửa pixel. Từng mục cụ thể sẽ được trình bày ở dưới đây:
Xác định mục tiêu in ấn
Bạn cần xác định rõ mục đích và mục tiêu của quá trình in ấn. Điều này bao gồm việc xác định loại sản phẩm in như áp phích, tờ rơi, banner hoặc bất kỳ loại nào khác. Song song với đó, bạn cũng cần xác định mục đích sử dụng của từng loại ấn phẩm, chẳng hạn như quảng cáo, marketing hoặc trưng bày.
Muốn chọn Pixel chính xác thì cần xác định mục tiêu in ấn
Độ phân giải (PPI hoặc DPI)
Cách chọn Pixel chuẩn nhất là xác định độ phân giải mong muốn cho sản phẩm in. Độ phân giải được đo bằng pixel trên mỗi inch (PPI) hoặc điểm trên mỗi inch (DPI). Đối với in ấn chất lượng cao, độ phân giải thường nằm trong khoảng 300 đến 600 PPI hoặc DPI.
Kích thước hình ảnh
Xác định kích thước ảnh in dựa trên kích thước và định dạng của sản phẩm in. Điều này bao gồm đo lường và xác định kích thước cụ thể của vùng in, ví dụ như chiều rộng và chiều cao của tờ rơi, banner hoặc bất kỳ sản phẩm in nào khác.
Xác định kích thước ảnh in dựa trên kích thước và định dạng của sản phẩm in
Thử in ấn mẫu
Trước khi in số lượng lớn, bạn nên thử in ấn một mẫu để kiểm tra chất lượng kết quả in. Điều này giúp bạn đánh giá và điều chỉnh các yếu tố như màu sắc, độ sắc nét và độ phân giải để đảm bảo kết quả in ấn đạt chuẩn và đáp ứng mục tiêu của bạn.
Kiểm tra và chỉnh sửa pixel
Kiểm tra các pixel trong ảnh để đảm bảo chúng đáp ứng yêu cầu chất lượng và độ phân giải. Trong một số trường hợp, bạn cần chỉnh sửa pixel để tăng cường độ sắc nét, loại bỏ nhiễu hoặc tối ưu hóa màu sắc. Trong trường hợp này, bạn cần sử dụng các công cụ và phần mềm chỉnh sửa hình ảnh để điều chỉnh pixel một cách chính xác.
>>> Xem thêm: Facebook Pixel là gì? Hướng dẫn cách tạo và cài ID Pixel Facebook
Kiểm tra các pixel trong ảnh để đảm bảo chúng đáp ứng yêu cầu chất lượng và độ phân giải
Gợi ý một số ý tưởng vẽ pixel
Nếu bạn đang tìm kiếm ý tưởng vẽ hình pixel, hãy tham khảo một số gợi ý dưới đây:
Mẫu pixel bánh và trà
Mẫu pixel bánh ngọt
Mẫu pixel chim cánh cụt
Mẫu pixel gấu trúc
Mẫu pixel sách vở
Kết Luận
Trên đây là bài viết pixel là gì và cách để chọn pixel chuẩn. Nếu bạn là người mới bắt đầu “lấn sân” sang lĩnh vực Photoshop và muốn tìm hiểu chuyên sâu về công cụ Pixel nâng cao để phục vụ công việc thì các khóa học photoshop từ các chuyên gia hàng đầu sẽ là lựa chọn phù hợp mà bạn không thể bỏ qua.
Chúc bạn thành công!