10 Phương pháp dạy trẻ kém tập trung cực hữu hiệu quả

10 Phương pháp dạy trẻ kém tập trung cực hữu hiệu quả

Mục lục

Trẻ kém tập trung sẽ ảnh hưởng lớn quá trình học tập cũng như phát triển của não bộ. Vậy, biểu hiện của trẻ kém tập trung là gì? Có những phương pháp dạy trẻ kém tập trung nào hiệu quả? Hãy cùng UNICA tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến trẻ mất tập trung

- Trẻ thiếu ngủ hoặc ngủ không sâu giấc dẫn đến việc bé có thể ngủ gật trong khi học, gây mất tập trung.

- Trẻ sử dụng các thiết bị công nghệ một cách bừa bãi như điện thoại, máy tính bảng mà không có sự kiếm soát của bố mẹ, làm trẻ phân tâm gây xao nhãng trong việc tiếp nhận những kiến thức từ sách vở. 

- Trẻ mất tập trung do rối loạn di truyền từ khi mẹ mang thai hoặc có những khiếm khuyết về não bộ gây nên tình trạng trẻ chậm phát triển, tiếp thu kém.

- Trẻ thiếu hàm lượng sắt nghiêm trọng trong chế độ dinh dưỡng sẽ khiến cho cơ thể suy nhược, làm mất tập trung, giảm chú ý trong quá trình học tập. 

- Phương pháp giáo dục không phù hợp từ cha mẹ có thể là nguyên nhân khiến trẻ mất tập trung như: vừa ăn vừa xem tivi, vừa đọc sách vừa nói chuyện....Việc hình thành thói quen không tốt ngay từ khi còn nhỏ sẽ khiến trẻ khó cải thiện và khắc phục trong giai đoạn sau này khi trẻ phát triển. 

Một gợi ý cho bạn tìm câu trả lời trẻ chậm nói có kém thông minh không

Biểu hiện của trẻ kém tập trung

Không thể tập trung lâu vào một việc

Một trong những biểu hiện dễ nhận thấy nhất của trẻ kém tập trung là trẻ khó có thể ở yên một chỗ, để làm một việc nào đó cho đến khi hoàn thành. Do đó, trẻ sẽ không thể hoàn thành tất các các bài tập ở trường, công việc nhà hoặc những trách nhiệm được giao. 

Dễ bị tác yếu tố bên ngoài chi phối

Để có được phương pháp dạy trẻ kém tập trung, cha mẹ cần nắm rõ các biểu hiện của trẻ một cách chính xác nhất. Trẻ kém tập trung dễ bị chi phối bởi các yếu tố bên ngoài làm cho trẻ mất tập trong khi học. Tiếng ồn, cuộc trò chuyện của người khác, những trò chơi rất dễ khiến trẻ bị phân tâm.

phuong-phap-day-tre-kem-tap-trung.jpg

Trẻ kém tập trung dễ bị chi phối bởi các yếu tố bên ngoài 

Trẻ hay quên

Một điều dễ nhận thấy nhất ở trẻ kém tập trung chính là hay quên. Trẻ thường quên mất rằng mình phải học gì, làm gì mặc dù trước đó đã được nhận công việc từ thầy cô hoặc cha mẹ. Sở dĩ có tình trạng này là do trẻ không tập trung nghe lời.

Trẻ khó hòa nhập

Trẻ kém tập trung còn thể hiện ở việc trẻ khó hòa nhập với môi trường xung quanh. Tình trạng kém tập trung sẽ làm giảm khả năng chú ý, từ đó ảnh hưởng đến việc học và phát triển về mặt xã hội của trẻ. 

Kém tập trung sẽ khiến trẻ khó giao tiếp, khó hòa nhập với các bạn đồng trang lứa, thầy cô và những người xung quanh. Nhiều trường hợp trẻ còn thấy chán học, không chú ý tiếp thu kiến thức, thậm chí còn bỏ bê việc học.

Những phương pháp dạy trẻ kém tập trung

1. Tạo không gian yên tĩnh cho trẻ

Cha mẹ nên tạo cho trẻ một không gian yên tĩnh ngay tại nhà, hãy tạo một góc học tập cho con yêu bao gồm bàn ghế và sách vở. Không cần trang trí quá nhiều chi tiết mà chỉ cần sắp xếp mọi thứ gọn gàng, sạch sẽ để tạo được không gian thoải mái cho trẻ.

Khi trẻ học, phụ huynh không nên gây ồn ào để tránh làm trẻ mất tập trung. Hãy tắt các thiết bị như: tivi, máy tính, điện thoại, trò chơi điện tử và không nên cho trẻ nhìn thấy chúng.

phuong-phap-day-tre-kem-tap-trung.1.jpg

Tạo không gian yên tĩnh sẽ giúp trẻ tập trung học tốt hơn

Một số trường hợp trẻ thích nghe nhạc khi học để tập trung hơn, cha mẹ có thể áp dụng thử phương pháp này. Nếu không mang lại hiệu quả hoặc càng làm cho con mất tập trung hơn thì ngay lập tức dừng lại.

2. Chia nhỏ nhiệm vụ học tập

Một trong những phương pháp dạy trẻ kém tập trung mang lại hiệu quả cao chính là chia nhỏ nhiệm vụ học tập của con yêu. Bởi, nếu khối lượng bài tập quá nhiều, trẻ sẽ dễ choáng ngợp từ đó gây ức chế sự tập trung. 

Do đó, cha mẹ hãy chia nhỏ các nhiệm vụ phải làm, ước lượng khoảng thời gian thực hiện và thời điểm thực hiện cho trẻ… Bên cạnh đó, cha mẹ cần dựa vào khả năng tập trung của con để xác định nhiệm vụ mà con phải làm. 

3. Tạo thói quen cho trẻ

Để tạo cho trẻ một thói quen tốt không hề dễ dàng nhưng không phải là không thực hiện được. Các bậc phụ huynh cần thiết lập thói quen cho con một cách từ từ. Nhằm giúp rèn luyện sự tập trung, cha mẹ hãy tạo cho con một thời khóa biểu những lịch trình hàng ngày, bao gồm những hoạt động, mục tiêu con phải thực hiện, thời gian nghỉ ngơi. 

4. Học cùng con

Khi con đang làm bài tập, cha mẹ có thể hướng dẫn con để trẻ làm bài nhanh hơn. Nếu trẻ đang tập viết, mẹ có thể nắn tay cho con, chỉ cho con cách cầm bút. Còn nếu trẻ đang tập đọc, hãy khuyến khích trẻ đọc to hơn, khi trẻ đọc sai hãy nhẹ nhàng sửa lỗi cho con.

phuong-phap-day-tre-kem-tap-trung.2.jpg

Học cùng con sẽ giúp con hứng thú học và tập trung học khá hiệu quả

Trong quá trình học, nếu trẻ tỏ ra mơ màng, kém tập trung, cha mẹ hãy vỗ nhẹ tay để thu hút sự chú ý, đây cũng là tín hiệu ngầm nhắc nhở trẻ tập trung vào việc học. 

5. Thời gian nghỉ ngơi

Phương pháp dạy trẻ kém tập trung chuẩn khoa học là cho trẻ thời gian nghỉ ngơi. Sự tập trung của trẻ không tốt bằng người lớn nên trẻ cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. Việc cho trẻ thời gian nghỉ giải lao sẽ giúp trẻ tăng cường sự tập trung và giữ sự hứng thú trong suốt buổi học.

Thực tế, trẻ tiểu học nên nghỉ ngơi khoảng 5 phút sau 20 phút học, với những trẻ thanh thiếu niên thì có thể học liên tục từ 30 đến 50 phút. Trong thời gian nghỉ giải lao, hãy cho trẻ đi lại hoặc ăn uống nhẹ. 

6. Khởi động

Trước khi trẻ ngồi vào bàn học hoặc làm một nhiệm vụ nào đó, cha mẹ hãy cho phép trẻ chạy nhảy hoặc vui chơi thoải mái. Việc làm này sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, đồng thời, giúp trẻ được vui vẻ và học tập tốt hơn.

Các bậc phụ huynh cần khuyến khích trẻ tham gia một môn thể thao hoặc các hoạt động ở trường. Khi ở nhà, trước khi ngồi vào bàn học, cha mẹ hãy cho trẻ ngồi hoặc nằm xuống hít thở sau trong vài phút. Đây là cách giúp trẻ thư giãn và tạo tâm thế sẵn sàng để chuẩn bị tập trung vào học.

7. Đặt mục tiêu để trẻ tập trung học

Một trong những phương pháp dạy trẻ kém tập trung hiệu quả đó chính là đặt mục tiêu giúp trẻ học tập trung hơn. Tuy nhiên bố mẹ cần lưu ý, việc đặt mục tiêu cho con phải phù hợp với khả năng và sức học của trẻ, ví dụ: “ Con có thể học thuộc 10 từ vựng Tiếng Anh trong vòng 30 phút chiều nay”. Hãy cố gắng thiết lập một khoảng thời gian phù hợp với lượng kiến thức mà trẻ có thể tiếp thu và hoàn thành.

phuong-phap-day-tre-kem-tap-trung-1.jpg

Đặt mục tiêu học tập cho trẻ

8. Trao cho trẻ quyền làm chủ

Việc cha mẹ luôn khiến trẻ phụ thuộc vào mình sẽ là nguyên nhân làm trẻ ị nại dẫn đến việc thiếu tập trung cả trong công việc lẫn học tập. Bởi bạn cần phân biệt chính xác giữa hai khái niệm trách nhiệm và giúp đỡ. Chính vì thế, cha mẹ nên khuyến khích trẻ chủ động trong mọi việc để chúng có thể phát huy được khả năng sáng tạo và sự tập trung cao độ khi làm những việc thật sự cần thiết.

9. Cảm thông và lắng nghe trẻ

Trong quá trình dạy trẻ kém tập trung, nếu trẻ chưa thể thực hiện tốt trong 1-2 lần đầu thì cha mẹ cũng đừng vội quát mắng trẻ bởi cơn nóng giận của bạn sẽ khiến trẻ cảm thấy tự ti và thất vọng về bản thân mình. Hãy dùng sự cảm thông và lắng nghe để cùng trẻ tìm ra phương án khắc phục hiệu quả cho những lần tiếp theo. 

10. Hãy quan sát trẻ

Trong quá trình dạy trẻ, đôi khi trẻ có thể tập trung được nhiều hơn so với thời gian bạn quy định nếu trẻ được làm những điều mà chúng thích. Chính vì thế, cha mẹ nên dành thời gian tìm hiểu và quan sát động lực khiến trẻ có thể tập trung làm một việc gì đó trong một khoảng thời gian lâu đến như vậy. Đó có thể là không gian học tập mà chúng yêu thích, môn học mà chúng tâm đắc hoặc xếp hạng trong lớp là điều khiến trẻ quan tâm. Từ những quan sát đó, cha mẹ có thể dễ dàng tìm ra được những yếu tố tác động bên ngoài để bổ sung vào danh sách các phương pháp mà mẹ nên áp dụng mỗi ngày.

Một gợi ý cho bạn đọc dạy trẻ tự kỷ thành công

Trên đây là những dấu hiệu cũng như các phương pháp dạy trẻ kém tập trung mà UNICA đã chia sẻ. Chắc chắn, nếu áp dụng đúng cách phương pháp này trẻ sẽ có được sự thông minh vượt bậc, từ đó giúp trẻ gặt hái được nhiều thành công trong tương lai.

Đánh giá :

Tags: Bán hàng Online
Trở thành hội viên