Đông Chí là tiết khí bắt đầu vào thời điểm giữa mùa đông với tiết trời lạnh lẽo, gió rét buốt nhất trong năm. Vậy trong năm 2020 ngày Đông Chí rơi vào những ngày nào và nó có ý nghĩa gì? Cùng UNICA hiểu rõ hơn về ngày Đông Chí trong bài viết dưới đây.
Nguồn gốc của ngày Đông Chí
Theo Thiên Văn học phương Tây, Đông Chí là ngày bắt đầu của mùa đông ở Bắc bán cầu và bắt đầu mùa hè ở Nam bán cầu. Còn theo quan niệm của người phương Đông, ngày Đông Chí là những ngày ở giữa mùa đông.
Ngày Đông Chí được bắt nguồn từ Trung Quốc cổ đại
Ngày Đông Chí có nguồn gốc từ Trung Quốc cổ đại, đây là một trong những yếu tố giúp người Trung Quốc xác định ngày tết Nguyên Đán của mình. Theo sử sách của Trung Quốc, ở thời phong kiến, vào ngày Đông Chí Vua Chúa sẽ mở tiệc trong vòng 5 ngày còn các gia đình dân thường sẽ quây quần bên nhau ăn uống, múa hát.
Năm 2020 Đông Chí là ngày nào?
Theo lịch của người Trung Quốc cổ đại, một năm sẽ có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông và có 8 tiết là Lập Xuân, Xuân Phân, Lập Hè, Hè Chí, Lập Thu, Thu Phân, Lập Đông, Đông Chí. Theo quy ước, tiết khí Đông Chí của tất cả các năm nói chung và năm 2020 nói riêng được bắt đầu từ ngày 21 hoặc 22/12 và đến ngày 05/02 năm sau là kết thúc.
Tại ngày đầu tiên của của tiết Đông Chí Mặt trời sẽ ở vị trị cách xích đạo 270 độ. Do hoạt động quay Mặt trời theo quỹ đạo năm của Trái Đất nên có những giai đoạn nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt trời nhiều hơn, khi đó ở những nơi đó đang là mùa hạ, còn những thời điểm nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn thì đó là nửa cầu đó hận được lượng bức vạ và nhiệt độ ít hơn chuyển sang trạng thái lạnh giá, thiếu ánh sáng, u ám và hay mưa rét.
Tiết Đông chí chính là thời điểm mà vào 12h trưa của ngày đầu tiên trong tiết khi này, Mặt Trời hợp với đường tiếp tuyến của chí tuyến Nam một góc 90 độ.
Trong năm 2020 đông chí rơi vào những ngày nào?
Ý nghĩa của ngày Đông Chí
Nếu như ở Trung Quốc và một số quốc gia khác ngày Đông Chí là ngày lễ lớn thì ở Việt Nam ngày Đông Chí chỉ là một ngày không mấy đặc biệt.
Ý nghĩa của ngày Đông Chí với người Hoa và người Việt Nam
Ngày Đông Chí có nguồn gốc từ Trung Quốc do đó, đây là những ngày rất quan trọng, có ý nghĩa lớn với người dân nước này. Vào ngày Đông Chí những người Hoa ở Việt Nam và trên toàn thế giới đều tổ chức phong tục ăn thang viên (món chè trôi nước) và các lễ hội truyền thống bởi họ xem đây là ngày tết truyền thống của mình.
Ngày Đông Chí là một yếu tố quan trọng để xác định ngày Tết Nguyên Đán cũng như xác định tháng nhuận trong âm lịch Trung Quốc.
Vào ngày Đông Chí người Trung Quốc sẽ ăn thang viên (món chè trôi nước)
Ý nghĩa của ngày Đông Chí với các nước trên thế giới
Đối với nhiều nước trên thế giới, ngày Đông Chí cũng rất đặc biệt và náo nhiệt. Có rất nhiều lễ hội được diễn ra vào ngày này như lễ hội Festivus, lễ hội Kwanzaa, lễ hội lễ hội Yalda, lễ hội Saturnalia, lễ hội Hanukkah, lễ hội Huma Light…
Ở Việt Nam và nhiều nước khác vào ngày này đã tổ chức lễ Giáng Sinh bởi những người theo đạo Thiên Chúa Giáo cho rằng vào 0h00 ngày 25/12 chúa Jesus đã ra đời. Do đó, đây cũng là ngày vô cùng quan trọng của những tín đồ Thiên Chúa giáo, họ xem đây là ngày tết chính của mình và tổ chức rất lớn.
Phong thủy là một trong những yếu tố quan trọng được người Á Đông đặc biệt quan tâm trong làm ăn, kinh doanh, nhà ở và nhiều lĩnh vực khác. Nếu bạn đang muốn học về phong thủy để cải thiện cuộc sống cá nhân, hãy tham khảo ngay khóa học của Unica:
Thời tiết thay đổi sau ngày Đông Chí
Trong thời điểm tiết Đông Chí, các loại động vật, thực vật và con người đều ở trạng thái co cụm, thu hẹp hết mức. Nhiều loài hoạt động ở dạng tiềm ẩn đợi chờ cơ hội về sau.
- Gió Mậu Dịch hay còn gọi là gió tín phong thuộc khối không khí đại cương, hoạt đọng từ hai chí tuyến thổi về cùng xích đạo hoạt động làm cho không khí nửa bức cầu có thời tiết dễ chịu hơn.
- Bản chất của tiết Đông Chí là nguồn khối khí đại cương nên chúng mang theo một lượng hơi nước, tuy không gây ảnh hưởng lớn như mưa nhiều nhưng kéo dài độ ẩm, gây hiện tượng mưa ẩm và nồm.
Thời tiết Đông Chí thay đổi rõ rệt
Có một số lý giải có thể giải thích được hiện tượng Đông Chí này là do sự chênh lệch áp suất không khí ở các vùng khác nhau nên tạo nên những khối không khí di động theo nơi áp suất về nơi áp suất thấp. Ở Nam bán cầu cụ thể là vùng chí tuyến Nam do ảnh hưởng của bức xạ Mặt Trời nên khối lượng không khí nóng lến đạt ngưỡng cao điểm tại khu vực cao, tạo thành các khối khí thổi mạnh, vượt qua các vùng lãnh thổ, tạm thời đẩy lui không khí lục địa trong vài ba ngày.
Theo phong thủy tử vi ngày Đông Chí ứng với quẻ Phục trong Kinh Dịch. Quẻ này có nghĩa là sự hồi phục và phát triển. Bên cạnh đó, Đông Chí rơi vào ngày 21 hoặc 22/12 đến ngày 05/02 dương lịch (khoảng giữa tháng 11 âm lịch), thời gian này hành Thủy rất vượng. Do đó, những ai thuộc hành này có thể phát triển sự nghiệp vào những ngày Đông Chí.