Mua 3 tặng 1

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị

Mua 3 tặng 1

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh là một bệnh lành tính, tuy nhiên nếu trẻ không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ cho các mẹ tất tần tật các thông tin liên quan về căn bệnh này.

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh là gì?

Bệnh rôm sảy hay còn được gọi là phát ban nhiệt, đây là bệnh về da và xuất hiện vào thời tiết nóng ẩm. Rôm sảy có tên khoa học là prickly heat hoặc miliaria. Tuy không gây đau đớn nhưng nó gây khó chịu và ngứa ngáy. Nếu để tình trạng bệnh kéo dài có thể gây mủ và có cảm giác đau khi chạm vào.

Rôm sảy hay còn được gọi là phát ban nhiệt 

Dấu hiệu rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Hiện tượng rôm sảy ở trẻ sơ sinh không còn hiếm gặp nhưng một số bạn trẻ mới làm mẹ có thể chưa biết cách nhận biết loại bệnh này. Những dấu hiệu cơ bản để nhận biết rôm sảy ở trẻ nhỏ đó là:

-  Mặt (trán, má), cổ, ngực và lưng xuất hiện các mụn nhỏ li ti 

- Trẻ bứt rứt, khó chịu, quấy khóc 

- Trẻ gãi nhiều, làm trầy xước và vỡ các mụn nước. Nếu nhiễm khuẩn sẽ chuyển thành mụn có mủ bên trong.

Nguyên nhân bị rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy có thể tới từ da nhạy cảm, tã không phù hợp, thời tiết ẩm ướt, dùng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp và tiếp xúc với chất kích ứng. Chi tiết như sau: 

- Da nhạy cảm: Da của trẻ sơ sinh rất mỏng và nhạy cảm, dễ bị kích ứng và tổn thương. Khi da tiếp xúc với các chất kích thích  trong tã lót, hóa chất trong sản phẩm chăm sóc da không phù hợp, hoặc da bị ẩm ướt quá lâu, nó có thể dẫn đến tình trạng rôm sảy.

- Tã không phù hợp: Sử dụng tã không phù hợp hoặc thay tã không đúng cách có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây viêm da, gây ra tình trạng rôm sảy.

- Thời tiết ẩm ướt: Khi da bé  bị ẩm ướt trong thời gian dài, đặc biệt là vùng da quấn tã kết hợp với môi trường ẩm ướt và nóng ẩm sẽ này tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và gây viêm da.

- Sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp: Một số sản phẩm chăm sóc da không phù hợp hoặc chứa các chất hóa học gây kích ứng có thể làm tổn thương da và gây ra tình trạng rôm sảy.

- Tiếp xúc với chất kích ứng: Da của trẻ sơ sinh khi tiếp xúc với chất kích ứng như chất tẩy rửa mạnh, xà phòng có mùi hương mạnh, hoặc chất gây kích ứng khác có thể bị tổn thương. Chính điều này sẽ gây ra rôm sảy cũng như các bệnh lý khác trên da.   

co-nhieu-nguyen-nhan-dan-toi-rom-say.jpg

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới rôm sảy ở trẻ em

>> Điểm mặt 4 cách tắm bé sơ sinh đúng chuẩn và an toàn nhất

Các loại rôm sảy ở trẻ nhỏ

Bệnh rôm sảy thường xuất hiện thành từng đám, mảng lớn ở những vùng da bài tiết mồ hôi như: ngực, lưng, trán hoặc nách, bẹn... Một số trường hợp, rôm sảy ở trẻ sơ sinh nặng có thể xuất hiện toàn thân, nổi sần màu đỏ hồng, thường có mụn nước nhỏ ở trên, có khi là mụn mủ trắng. 

Ngoài trẻ sơ sinh, bệnh rôm sảy có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, trong đó, độ tuổi thường gặp nhất khi trẻ từ 0 – 6 tuổi. Dựa trên độ sâu của các ống dẫn mồ hôi bị tắc nghẽn, bệnh rôm sảy ở trẻ em được chia thành 4 loại:

- Rôm sảy dạng tinh thể: Đây là dạng rôm sảy nhẹ nhất, ảnh hưởng đến ống mồ hôi ở lớp trên cùng của da, thường xuất hiện mụn nước và bóng nước dễ vỡ.

- Rôm sảy gai (rôm sảy đỏ): Rôm sảy gai thường xuất hiện sâu trong da, một số triệu chứng thường gặp là nổi mụn đỏ, ngứa, có cảm giác như bị kiến đốt.

- Rôm sảy mủ: Đây là một thể nặng của rôm sảy với những biểu hiện là xuất hiện các đốm trắng, có nước ở đầu nhọt. Khi trẻ bị rôm sảy mủ mẹ phải đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ khám và điều trị kịp thời.

- Rôm sảy sâu: Thường xuất hiện sau khi trẻ bị rôm sảy gai nhiều lần với các nốt sần từ 1 – 3 mm, cứng, màu nhạt và không gây ngứa ngáy hoặc cảm giác bị kiến đốt như rôm sảy gai, xuất hiện ở thân mình, một số trường hợp mọc ở tay, chân. Nếu trẻ mắc rôm sảy sâu mà không được chăm sóc cẩn thận sẽ có nguy cơ gây tổn hại vĩnh viễn đến tuyến mồ hôi.

Độ tuổi thường mắc rôm sảy từ 0 đến 6 tuổi

Làm sao hết rôm sảy ở trẻ sơ sinh?

Rôm xảy thường gây khó chịu cho trẻ sơ sinh khiến các bé quấy khóc, lười ăn và mất ngủ. Điều này khiến nhiều cha mẹ lo lắng và đi tìm nhiều pháp để xử lý tình trạng này. Nếu bạn đang phân vân chưa biết nên làm thế nào, hãy cùng Unica tham khảo nội dung dưới đây:

1. Cách trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh tại nhà với những trường hợp nhẹ  

Đối với các bé bị rôm sảy nhẹ, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp truyền thống sau đây để giảm các nốt rôm sảy trên người con:

1.1. Tắm mướp đắng để chữa rôm sảy  

Các mẹ có thể dùng mướp đắng để trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh vì loại quả này có tính mát, khả năng giải độc cực kỳ tốt. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị

- Mướp đắng: 1-2 trái

- Kinh giới

Thực hiện 

- Dùng nước muối loãng rửa sạch mướp đắng và rau kinh giới

- Cắt nhỏ mướp đắng và kinh giới rồi cho vào máy xay

- Thêm nước vào, xay nhuyễn, đổ hỗn hợp ra bát sạch

- Lọc qua rây để lấy nước cốt

- Cho nước cốt vào 5 lít nước ấm, thêm một vài hạt muối, khuấy đều cho muối tan hết thì dùng nước này tắm cho bé

muop-tri-rom-say.jpg

Các mẹ có thể dùng mướp đắng để trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh vì loại quả này có tính mát, khả năng giải độc cực kỳ tốt. 

1.2. Trị rôm sảy cho trẻ bằng lá trà xanh

Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa nên bạn có thể dùng loại lá này để loại bỏ rôm sảy ở trẻ sơ sinh và nhiều vấn đề da liễu khác trên cơ thể của bé.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

- 30g lá trà xanh

- 3g muối tinh

Thực hiện 

- Ngâm 30g trà xanh trong nước để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất, sau đó bạn vớt lá trà ra và để khô

- Vò nhẹ lá trà, cho vào nôi nước, thêm 3g muối vào và đun tới khi sôi

- Sau khi nước sôi, chắt ra chậu nhỏ, chờ nước nguội thì bạn dùng nước này tắm cho bé

dung-la-tra-xanh-tri-rom-say.jpg

Dùng trà xanh trị rôm sảy

1.3. Tắm cho bé với lá kinh giới  

Lá kinh giới chứa nhiều thành phần kháng sinh tự nhiên nên có thể trị một số bệnh về da như mụn nhọt, rôm sảy, mẩn ngứa. Loại lá này có giá thành rẻ, dễ mua nên các mẹ có thể dùng lá này nấu nước tắm cho bé. Ngoài ra, lá kinh giới chứa nhiều tinh dầu, có hương thơm nồng, tính ấm nên giúp giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ của bé.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

- 1 nắm lá kinh giới tươi

- 2 lít nước sạch

- Chậu tắm, chậu tráng, khăn tắm, quần áo sạch 

- Ấm đun nước hoặc máy xay

Thực hiện 

- Ngâm lá kinh giới trong nước muối loãng, vớt ra và để ráo nước

- Cắt nhỏ lá kinh giới và cho vào máy xay, thêm nước và xay thành hỗn hợp nhuyễn

- Lọc qua rây để loại bỏ phần bã, lấy nước hòa cùng 5 lít nước ấm và tắm cho bé

tri-rom-say-bang-kinh-gioi.jpg

Lá kinh giới chứa nhiều thành phần kháng sinh tự nhiên nên có thể trị một số bệnh về da như mụn nhọt, rôm sảy, mẩn ngứa

1.4. Lá khế cũng giúp chữa rôm sảy cho trẻ sơ sinh  

Khả năng trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh của lá khế tới từ vitamin A, C cùng các thành phần khác có tác dụng kháng và diệt vi khuẩn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

- 1 nắm lá khế tươi

- 2 lít nước sạch

- Chậu tắm, chậu tráng, khăn tắm, quần áo sạch 

- Ấm đun nước hoặc máy xay

Thực hiện 

- Ngâm lá khế tươi trong nước muối loãng, sau khoảng 10 phút thì vớt ra và để ráo nước

- Cắt nhỏ lá khế và cho vào máy xay, thêm nước và xay thành hỗn hợp nhuyễn

- Lọc qua rây để loại bỏ phần bã, lấy nước hòa cùng 5 lít nước ấm và tắm cho bé

la-khe-tri-rom-say.jpg

Trị rôm sảy bằng lá khế

1.5. Lá dâu tằm trị rôm sảy  

Lá dâu tằm cũng là một trong những nguyên liệu tuyệt vời để chữa rôm sảy ở trẻ sơ sinh. Loại lá này có mùi thơm dịu nhẹ nên chắc chắn bé sẽ không cảm thấy khó chịu trong suốt quá trình tắm rửa. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị

- 200gram lá dâu tằm

- 5 lít nước

Thực hiện 

- Rửa sạch lá dâu tằm, để ráo nước rồi cho vào nồi 

- Thêm 5 lít nước sạch và nấu tới khi nước sôi

- Đổ nước đã sôi ra chậu nhỏ, để nguội rồi dùng nước tắm cho bé

dung-la-dau-tam-tri-rom-say.jpg

Dùng lá dâu tằm trị rôm sảy ở trẻ nhỏ

1.6. Trị rôm sảy bằng lá tía tô  

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh tắm lá gì? Câu trả lời là lá tía tô. Khả năng trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh của lá tía tô tới từ hàm lượng tinh dầu có tính sát khuẩn mạnh trong loại lá này. Lá này siêu lành tính nên sau khi mẹ tắm cho bé sẽ không xảy ra bất kỳ bất thường nào đâu nhé. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị

- 100g lá tía tô

- Chậu tắm, chậu tráng, khăn tắm, quần áo sạch 

- Máy xay

Thực hiện 

- Dùng nước rửa sạch lá tía tô, vớt lá ra để khô 

- Cắt nhỏ và cho lá tía tô vào máy xay, thêm 100ml nước, xay nhuyễn

- Dùng rây lọc lấy nước lá tía tô

- Hòa nước lá tía tô cùng nước ấm và tắm cho bé

dung-la-tia-to-tri-rom-say.jpg

Khả năng trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh của lá tía tô tới từ hàm lượng tinh dầu có tính sát khuẩn mạnh trong tía tô

1.7. Chữa rôm sảy bằng lá khế chua

Khả năng trị rôm sảy của lá khế chua tới từ vitamin A, C cùng các dưỡng chất chứa trong lá này. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị

- 1 nắm lá khế chua

- 2 lít nước sạch

- Chậu tắm, chậu tráng, khăn tắm, quần áo sạch 

- Máy xay

Thực hiện 

- Ngâm lá khế chua trong nước muối loãng, sau khoảng 10 phút thì vớt ra và để ráo nước

- Cắt nhỏ lá khế chua và cho vào máy xay, thêm nước và xay thành hỗn hợp nhuyễn

- Lọc qua rây để loại bỏ phần bã, lấy nước hòa cùng 5 lít nước ấm và tắm cho bé

2. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa

Đối với những bé bị rôm sảy nặng thì mẹ cần đưa bé tới ngay bệnh viện khám và điều trị. Trong tình huống này, mẹ không nên tự ý mua thuốc dùng ở nhà vì việc này sẽ khiến số lượng rôm sảy trên người bé nhiều hơn. Bạn cũng không nên đắp bất kỳ thứ gì lên người bé vì điều này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da khiến bé đau đớn và khó chịu. 

Thông qua khám sàng lọc, bác sĩ sẽ xác định được mức độ tổn thương da và đưa ra những hướng xử lý phù hợp. Các loại thuốc bôi và thuốc uống dành cho trẻ nhỏ cần được chọn lọc kỹ càng nên bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn kỹ càng cho mẹ. 

dua-con-toi-gap-bac-si-chuyen-khoa.jpg

Đưa trẻ tới gặp bác sĩ chuyên khoa

Một số điều cần tránh khi trị rôm sảy cho trẻ

Khi trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh, ba mẹ cần chú ý cho bé uống đủ nước và ăn đủ các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho con. Ngoài ra, bạn cũng nên cắt ngắn móng tay cho con để tránh việc bé gãi nhiều gây xước da và chảy máu. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý thêm một số vấn đề sau đây:

- Giặt sạch quần áo, phơi ở nơi khô ráo và thoáng mát

- Không bôi phấn rôm trực tiếp lên vùng da bé bị rôm sảy vì sẽ khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn khiến tình trạng nhiễm khuẩn nặng hơn và làm hiện tượng rôm sẩy sẽ xảy ra mạnh hơn.

- Hạn chế không để bé chơi ngoài trời nắng nóng vì mồ hôi tiết ra nhiều sẽ gây đau nhức khó chịu ở vùng da bị rôm sảy

- Dùng nước mát tắm cho bé, tránh sử dụng các loại xà phòng hoặc sữa tắm làm khô da

- Hạn chế thoa kem lên vùng da bé đang bị rôm sẩy 

han-che-thoa-kem-len-cho-bi-rom-say.jpg

Hạn chế thoa kem lên vùng da bé đang bị rôm sẩy

>> Kinh nghiệm chọn quần áo trẻ sơ sinh bố mẹ nên biết

Phòng tránh rôm sảy ở trẻ nhỏ

Rôm sảy mặc dù không gây nguy hiểm nhưng lại khiến bé khó chịu, chán ăn và quấy khóc nhiều hơn. Bởi vậy, cha mẹ nên chú ý một số vấn đề sau để phòng căn bệnh ngoài da này cho bé:

- Vệ sinh da sạch sẽ cho bé

- Dùng các sản phẩm làm sạch da phù hợp, không chứa các chất tẩy rửa, paraben hoặc cồn vì có thể làm khô da và khiến da dễ kích ứng

- Dùng tã phù hợp với da của bé, thay tã thường xuyên

- Hạn chế để bé tiếp xúc với nhiều hoạt chất hóa học gây hại cho da

Nếu phát hiện con có bất kỳ bất thường nào trên da, bạn cần đưa bé tới cơ sở y tế gần nhất để khám. Thông qua kiểm tra, bác sĩ sẽ kịp thời phát hiện các vấn đề bệnh lý trên cơ thể bé để đưa ra hướng điều trị phù hợp. 

ve-sinh-sach-se-de-phong-rom-say.jpg

Vệ sinh sạch sẽ da cho trẻ để phòng rôm sảy

Rôm sảy ở trẻ em có tự hết không?

Các chuyên gia da liễu đã nhận định rằng, nếu rôm sảy tái phát nhiều lần sẽ phát triển thành bệnh rôm sảy sâu. Mức độ của bệnh lúc này càng trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều so với ban đầu, sự tổn thương không chỉ là trên bề mặt da của bé nữa mà là tổn thương vào sâu bên trong da. Các tổn thương có thể dễ dẫn tới tình trạng trẻ dễ bị kiệt sức, mạch đập nhanh, nôn ói liên tục,...

Nói dễ hiểu hơn, bệnh rôm sảy không thể tự khỏi nếu như cha mẹ không có các biện pháp điều trị kịp thời. Thậm chí, khi mụn nước bị vỡ ra sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập vào trong da, gây viêm da mãn tính, nhiễm trùng da, nguy hiểm hơn là gây nhiễm trùng huyết, ảnh hưởng và đe dọa tới tính mạng của trẻ nhỏ. Thêm vào đó, tình trạng rôm sảy kéo dài sẽ khiến trẻ ngứa ngáy, quấy khóc cả ngày lẫn đêm, không chịu ăn, cơ thể nhanh chóng suy nhược và sụt cân. Nếu các mụn mủ vỡ ra còn có thể để lại sẹo, ảnh hưởng tới thẩm mỹ về sau và khiến trẻ tự ti.

Trên đây là những thông tin về bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh mà mẹ cần phải biết. Hy vọng rằng với những thông tin trên, các mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích cũng như biết cách điều trị rôm sảy cho trẻ sao cho nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Mẹ cũng có thể tìm hiểu rõ hơn về các vấn đề sức khỏe, chuyển biến của trẻ trong những tháng đầu đời, từ đó đưa ra phương pháp nuôi dạy con thông minh và cải thiện giúp trẻ luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện. 

>> Nguyên nhân và cách chữa trị khi trẻ bị mẩn đỏ như muỗi đốt

[Tổng số: 2 Trung bình: 4]

Tags: