11 bước lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng đảm bảo thành công

11 bước lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng đảm bảo thành công

Mục lục

Kinh doanh nhà hàng là một trong những lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao nên càng ngày càng có nhiều chủ đầu tư muốn bước chân vào lĩnh vực này. Do có quá nhiều người tham gia nên thị trường kinh doanh ẩm thực đang mức độ cạnh tranh vô cùng khốc liệt, chỉ muốn bước “sảy chân” chủ nhà hàng cũng có nguy cơ phải trả một cái giá đắt. Để tránh những sai lầm khi kinh doanh nhà hàng, chủ đầu tư cần có kế hoạch kinh doanh nhà hàng bài bản, chỉn chu. Bài viết sau đây là 11 bước lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng ẩm thực việt cho bạn tham khảo, hãy lưu lại ngay để áp dụng khi cần nhé.

1. Tại sao chủ nhà hàng cần lập kế hoạch kinh doanh?

Vận hành nhà hàng là một công việc khó, đòi hỏi chủ đầu tư cần có nhiều kỹ năng và chuyên môn thì mới vận hành ổn định và mang lại hiệu quả cao được. Một trong những điều quan trọng để tăng cơ hội bán hàng đó là chủ nhà hàng cần lập kế hoạch kinh doanh. Việc lập kế hoạch kinh doanh mang tới những lợi ích sau:

1.1. Xác định được rõ ràng tầm nhìn phát triển

Lập kế hoạch kinh doanh không giúp bạn tạo ra một tài liệu có công dụng dự đoán trước tương lai nhưng sẽ giúp bạn xác định được rõ tầm nhìn phát triển. Kế hoạch kinh doanh giống như một bản lý lịch doanh nghiệp, ở đây nó xác định rõ tầm nhìn và mục tiêu của doanh nghiệp, xác định hướng đi và mục đích. Từ đó, chủ nhà hàng sẽ có cái nhìn rõ hơn về con đường mình sẽ đi và những khó khăn sẽ gặp phải trong chặng đường phát triển. Việc thấy rõ tầm nhìn phát triển giúp chủ doanh nghiệp đề ra được những phương án giải quyết dự phòng phù hợp, không để doanh nghiệp phải đứng ở thế bị động.

van-de-thuong-gap-khi-lap-ke-hoach.jpg
Lập kế hoạch phát triển nhà hàng rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh nhà hàng

1.2. Có định hướng rõ ràng trong kế hoạch hoạt động và tài chính trong tương lai

Một kế hoạch kinh doanh nhà hàng được xem là hiệu quả khi nó phân tích được hết các vấn đề của thị trường, đối thủ cạnh tranh, khách hàng mục tiêu,... Từ đó, đưa ra lộ trình hoạt động cụ thể, tùy chỉnh món ăn sao cho phù hợp với thị trường và đáp ứng nhu cầu thưởng thức ẩm thực của khách hàng. Lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng sẽ giúp định hướng rõ ràng kế hoạch hoạt động.

Ngoài ra, một kế hoạch kinh doanh quán ăn hiệu quả cũng giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định thông minh trong việc phân bổ tài chính. Bởi ngay từ đầu khi thiết lập kế hoạch, chủ đầu tư đã hoạch định một khoản vốn ước tính ban đầu, dự đoán hiệu suất tài chính và xác định nhu cầu vốn.

1.3. Đánh giá được chính xác tiến độ

Kế hoạch kinh doanh nhà hàng giúp doanh nghiệp đánh giá được cụ thể và chính xác tiến độ. Thêm nữa, kế hoạch kinh doanh cũng giống như một tài liệu sống được xem xét và cập nhật thường xuyên. Vì vậy, doanh nghiệp có thể tận dụng nó như một chỉ số đo lường tiến độ và các chỉ số hiệu suất trong quá trình làm việc. Việc đánh giá liên tục này giúp chủ đầu tư đưa ra các quyết định linh hoạt và giúp doanh nghiệp thích ứng được với thị trường.

loi-ich-hoach-dinh-chien-luoc-mang-lai.jpg

Kế hoạch cụ thể giúp doanh nghiệp đánh giá được tiến độ làm việc

1.4. Giảm thiểu rủi ro & phân tích cạnh tranh

Trong quá trình kinh doanh nhà hàng, mọi doanh nghiệp đều phải đối diện với những rủi ro và thách thức. Kế hoạch kinh doanh quán ăn được lập nên sẽ giúp giảm thiểu rủi ro. Bằng cách chuẩn bị trước, doanh nghiệp có thể giảm thiểu tác động của những vấn đề không mong muốn ảnh hưởng đến quá trình vận hành nhà hàng.

Ngoài ra việc lập kế hoạch nhà hàng ẩm thực còn hỗ trợ phân tích cạnh tranh. Lập kế hoạch phòng ngừa trong kế hoạch kinh doanh, đảm bảo quá trình kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp có thể thích ứng với mọi tình huống một cách hiệu quả nhất.

1.5. Đề xuất cho nhà đầu tư

Có thể bạn không biết nhưng việc lập kế hoạch kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực cũng giúp đề xuất cho nhà đầu tư. Một kế hoạch đầu tư bài bản, chỉn chu sẽ có tính khả thi cao, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, tạo niềm tin và sự tin cậy cho các bên có liên quan. Vì vậy nó dễ dàng đề xuất cho nhà đầu tư.

cac-yeu-cau-cua-chi-tieu-ban-hang.jpg

Kế hoạch chi tiết giúp tạo sự tin cậy cho các bên có liên quan

2. Tiết lộ kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết

Kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết giống như “bệ phóng” giúp doanh nghiệp có một khởi đầu thuận lợi và nhanh chóng tăng tốc phát triển. Vậy như nào là một kế hoạch kinh doanh nhà hàng uống thành công, sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ bạn:

2.1. Chuẩn bị nguồn tài chính

Nội dung quan trọng đầu tiên khi lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng đó là xác định nguồn vốn. Bởi vốn chính là yếu tố quan trọng để chủ đầu tư có chi phí mở nhà hàng. Kinh doanh nhà hàng cần chuẩn bị nguồn tài chính bao nhiêu phụ thuộc vào quy mô nhà hàng bạn đang hướng tới. Nếu bạn kinh doanh theo mô hình to, chọn thuê mặt bằng đẹp và rộng, thuê nhiều nhân sự và đầu tư trang trí cầu kỳ thì sẽ cần nguồn tài chính lớn và ngược lại.

2.2. Nghiên cứu thị trường

Yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp đến sự thành bại của quá trình kinh doanh đó là bạn phải nghiên cứu thị trường chặt chẽ. Hiện nay, rất nhiều người đang kinh doanh nhà hàng theo trào lưu, thấy ngành này dễ thu lợi nhuận nên tham gia vào dẫn đến hệ quả là kinh doanh ế ẩm, thua lỗ. Nghiên cứu thị trường giúp giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, tìm ra được thị trường và khách hàng tiềm năng. Các cách nghiên cứu thị trường hiệu quả đó là:

nghien-cuu-thi-truong.jpg

Nghiên cứu thị trường giúp lập kế hoạch chi tiết

2.2.1. Nghiên cứu tổng quan thị trường

Trước khi bắt tay vào công cuộc kinh doanh nhà hàng chủ đầu tư cần có cái nhìn tổng quan về thị trường F&B. Quá trình nghiên cứu tổng quan thị trường giúp doanh nghiệp xác định được mô hình nhà hàng đang phát triển và được yêu thích, món ăn đang được ưa chuộng, xu hướng kinh doanh nhà hàng ăn uống trong tương lai,... Từ đó, bạn có thể định hướng rõ ràng hơn về chiến lược kinh doanh của mình.

Để nghiên cứu tổng quan thị trường hiệu quả bạn có thể áp dụng các phương pháp như: phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn nhóm, khảo sát online, phân tích dữ liệu hành vi,...

2.2.2. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Câu nói “biết mình biết ta trăm trận trăm thắng” luôn đúng trong mọi loại hình kinh doanh, bao gồm cả kinh doanh nhà hàng. Nếu biết được đối thủ của mình là ai? Điểm mạnh, điểm yếu của đổi thủ? Bạn sẽ biết mình nên làm gì để có hướng đi khác giúp tăng tính cạnh tranh. Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn đưa ra những hướng phù hợp với nhà hàng của mình.

2.3. Xác định khách hàng mục tiêu

Trên thực tế dù bạn có kế hoạch kinh doanh chặt chẽ và hiệu quả như thế nào thì bạn cũng không thể thu hút và làm hài lòng tất cả khách hàng. Vì vậy, kế hoạch phát triển nhà hàng thành công đó là xác định khách hàng mục tiêu, nhắm vào những khách hàng cụ thể sẽ mang lại lợi nhuận cho mình và phục vụ họ thật tốt.

Để xác định được khách hàng mục tiêu bạn cần phải phân loại thị trường theo độ tuổi, sở thích, thu nhập,... Sau khi đã tìm được nhóm khách hàng mục tiêu, tiếp theo bạn hãy tìm ra đặc điểm của từng nhóm để lựa chọn ý tưởng kinh doanh phù hợp với đối tượng khách hàng đó.

tim-kiem-khach-hang-tiem-nang.jpg

Khách hàng mục tiêu chính là người đem đến lợi nhuận

2.4. Lựa chọn mô hình kinh doanh

Lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp bạn có thể tối ưu chi phí, lên ý tưởng về địa điểm, phong cách thiết kế và quy trình vận hành phù hợp. Vì vậy nó rất quan trọng. Dưới đây là một số loại mô hình kinh doanh phổ biến mà bạn có thể lựa chọn, bao gồm:

2.4.1. Nhà hàng (Restaurant)

Nhà hàng là mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay. Trong mô hình kinh doanh này sẽ chia làm 3 loại chính đó là: nhà hàng tầm trung, nhà hàng cao cấp và nhà hàng bình dân. Tuỳ theo chi phí đầu tư ban đầu và đối tượng khách hàng bạn hướng tới mà sẽ lựa chọn loại hình kinh doanh nhà hàng phù hợp nhất. Nhà hàng đem tới cho thực khách trải nghiệm cực hiện đại, an toàn từ không gian tới quán ăn.

nguon-von-nha-hang

Mô hình kinh doanh nhà hàng

2.4.2. Đồ ăn nhanh (Fast Food)

Mô hình kinh doanh đồ ăn nhanh là mô hình kinh doanh dựa trên việc cung cấp các món ăn nhanh chóng, tiện lợi cho khách hàng. Mô hình này thường được áp dụng cho các cửa hàng thức ăn nhanh, xe đẩy đồ ăn nhanh,...

Ưu điểm của mô hình kinh doanh này đó là tiện lợi, khách hàng có thể ăn nhanh tại chỗ và mang về. Giá của đồ ăn nhanh cũng phải chăng.

2.4.3. Buffet

Mô hình kinh doanh buffet tức là khách hàng sẽ chi trả một số tiền trọn gói, sau đó có thể thoải mái ăn không giới hạn. Ưu điểm của mô hình kinh doanh nhà hàng này đó là mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, họ có thể tự do, thoải mái lựa chọn món ăn mà họ yêu thích. So với 2 mô hình kinh doanh trên thì mô hình kinh doanh nhà hàng buffet sẽ tốn kém chi phí đầu tư ban đầu hơn.

Lựa chọn mô hình kinh doanh sẽ quyết định thành công bước đầu của nhà hàng. Vì vậy chủ nhà hàng hãy chọn lựa cho thật kỹ nhé.

mo-hinh-kinh-doanh-nha-hang-buffet.jpg

Mô hình kinh doanh nhà hàng buffet

2.5. Lựa chọn mặt bằng kinh doanh

Khi lựa chọn mặt bằng kinh doanh bạn cần phải đặc biệt chú trọng đến 2 yếu tố đó là vị trí thuê mặt bằng và diện tích mặt bằng. Cụ thể như sau:

2.5.1. Vị trí mặt bằng cửa hàng

Khi lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng liên quan đến vấn đề vị trí thì bạn cần chú ý một số vấn đề sau: Vị trí nhà hàng sẽ được đặt dựa trên khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, tần suất và mật độ tập trung, di chuyển của người dân. Bên cạnh đó, vị trí đặt nhà hàng cũng phải đảm bảo ánh sáng, không khí thoáng mát để giúp khách có cảm giác thoải mái. Ngoài ra, khi xác định vị trí mặt bằng nhà hàng chủ đầu tư cũng phải chú ý đến các yếu tố như: chỗ để xe, các vị trí phòng bếp, phòng ăn,...sao cho thuận lợi và phù hợp nhất.

2.5.2. Diện tích mặt bằng cửa hàng

Diện tích mặt bằng nhà hàng bao nhiêu sẽ tuỳ theo quy mô nhà hàng. Tuy nhiên, diện tích mặt bằng phải đảm bảo không gian phục vụ thoải mái cho khách, các khu bếp, kho, khu vệ sinh phải được bố trí thuận tiện.

lua-chon-mat-bang-kinh-doanh.jpg

Lập kế hoạch kinh doanh cần chú trọng khâu lựa chọn mặt bằng

2.6. Thiết kế không gian nhà hàng

Phong cách thiết kế chính là bộ mặt của nhà hàng, một phong cách thiết kế đẹp, độc lạ sẽ gây ấn tượng với khách hàng và tạo ra lợi thế cạnh tranh. Vì vậy, chủ nhà hàng không nên vì tiết kiệm chi phí mà bỏ qua kế hoạch thiết kế không gian nhà hàng. Trong quá trình thiết kế, hãy đảm bảo phong cách thiết kế nhà hàng hài hoà, ấm cúng, số lượng bàn ghế hợp lý để không tạo cảm giác chật chội,... để thu hút khách hàng tốt nhất nhé.

2.7. Thiết kế menu nhà hàng

Công việc tiếp theo trong bí quyết kinh doanh nhà hàng đó là thiết kế menu cho nhà hàng. Tùy vào phong cách nhà hàng và đối tượng khách hàng mỗi chủ quán sẽ thiết kế một menu nhà hàng riêng. Để có một menu hiệu quả, chủ quán cần chú ý một số vấn đề sau:

- Lên danh sách món ăn phù hợp với nhu cầu, sở thích của khách hàng mục tiêu

- Cân bằng, điều chỉnh thực đơn hợp lý theo mùa

- Cách trình bày menu phù hợp, đẹp mắt

Lưu ý: Bạn nên chú trọng vào kiểu thiết kế menu, làm nổi bật những món ăn đặc sắc mà hàng của bạn đang muốn đẩy mạnh, món có khả năng mang lại doanh thu cao...

thiet-ke-menu-nha-hang-dep-mat.jpg

Thiết kế menu nhà hàng cần chú trọng đến khâu thẩm mỹ

2.8. Lên danh sách mua trang thiết bị và nguyên vật liệu

Để tạo nên thương hiệu là một nhà hàng đạt chuẩn thì bạn cần phải đảm bảo trang bị đầy đủ cơ sở vật chất như: bàn ghế, hệ thống ánh sáng, hệ thống điện nước, đồ dùng nhà bếp. Đầu tư các trang thiết bị tốt, đảm bảo chất lượng từ bạn đầu sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, thay thế sau này. Một số trang thiết bị bắt buộc phải có khi kinh doanh nhà hàng đó là:

- Trang thiết bị phục vụ cho việc chế biến như: bếp, lò nướng, máy chế biến, các dụng cụ như nồi, chảo, dao, thớt, kệ đựng gia vị,…

- Trang thiết bị, dụng cụ pha chế tại khu vực quầy bar như: máy pha chế, dụng cụ định lượng, các loại ly,…

- Trang thiết bị phục vụ cho việc bảo quản thực phẩm như: tủ lạnh, quầy kệ đựng thực phẩm,…

- Trang thiết bị hỗ trợ bán hàng như: máy tính tiền, máy POS (POS PC, POS Android, POS mini cầm tay,…), máy in hóa đơn, két đựng tiền...

2.9. Tuyển dụng và đào tạo nhân viên

Lên kế hoạch tuyển dụng và quản lý nhân viên cho cửa hàng cũng là vấn đề cần đặc biệt quan tâm khi lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng. Nhân viên là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng bởi vậy bạn cần đào tạo họ cả về phong thái và phong cách phục vụ. Nếu nhân viên phục vụ chu đáo, tốt sẽ rất dễ lấy được cảm tình của khách hàng. 

Ngoài ra, bạn cũng cần lên kế hoạch chu đáo về tuyển dụng, đào tạo cũng như quản lý nhân sự. Chủ nhà hàng cần phải biết số lượng nhân sự cần thiết cho mỗi vị trí là bao nhiêu và biết cách phân chia rõ ràng công việc cho mỗi người. Bên cạnh đó bạn cần xây dựng quy trình tuyển dụng rõ ràng, chế độ đãi ngộ, lương thưởng một cách hợp lý tránh các trường hợp gian lận, thất thoát.

quan-ly-nhan-vien

Kế hoạch kinh doanh nhà hàng bbq không thể thiếu khâu tuyển dụng nhân sự

2.10. Lên phương án quản lý nhà hàng

Khi nhà hàng bắt đầu đi vào hoạt động, chủ quán nhất định phải có phương án quản lý chặt chẽ. Quản lý ở đây không chỉ là quản lý nhân viên mà còn là quản lý hoạt động kinh doanh, quản lý doanh thu, nguồn cung cấp giúp hạn chế thất thoát trong quá trình kinh doanh.

Quản lý nhà hàng theo cách truyền thống rất dễ gây nhầm lẫn, sai sót. Vì vậy, chủ quán nên đầu tư phần mềm quản lý nhà hàng. Điều này giúp tiết kiệm thời gian cho cả chủ quán, nâng cao hiệu suất làm việc cho nhân viên. Từ đó phục vụ khách hàng được tốt hơn.

2.11. Lập chiến lược marketing

Marketing là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của nhà hàng. Trong thời gian đầu khi nhà hàng mới mở và chưa có nhiều người biết, marketing chính là công cụ giúp nhà hàng tiếp cận được nhiều khách hàng. Một chiến lược marketing hiệu quả sẽ giúp nhà hàng tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng, tăng doanh thu và lợi nhuận. Vì vậy, chủ quán hãy thiết lập một chiến lược marketing thật chặt chẽ nhé.

Trước hết bắt tay vào lập chiến lược marketing, chủ nhà hàng cần phác họa chân dung khách hàng mục tiêu. Họ là ai? Hành vi như thế nào? Họ cần gì ở nhà hàng của bạn? Sau khi giải đáp được những câu hỏi này bạn sẽ chọn được kênh truyền thông phù hợp. Các kênh truyền thông phổ biến hiện nay đó là: Facebook, Google, Instagram,...

3. Kết luận

Trên đây là tổng hợp tất tần tật các thông tin có liên quan đến kế hoạch kinh doanh nhà hàng. Mong rằng những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn có một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo mang lại doanh số cao nhất cho nhà hàng của mình. Nếu bạn muốn học thêm những kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng hiệu quả khác, hãy tham gia khoá học kinh doanh trên Unica với các giảng viên đầu ngành nhé.

Chúc bạn thành công!

Đánh giá :

Tags: Bán hàng Online
Trở thành hội viên