Kịch bản Chatbot mẫu được cho là chìa khóa tăng tỷ lệ chốt đơn trong đa lĩnh vực khác nhau. Do đó, kịch bản Chatbot không chỉ là một công cụ giúp tối ưu hóa doanh số bán hàng và cải thiện trải nghiệm khách hàng hiệu quả. Dưới đây là tổng hợp ngay 20+ kịch bản mẫu Chatbot đa dạng giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp xúc với khách hàng, tăng tỷ lệ chốt đơn và nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Kịch bản Chatbot mẫu là gì?
Kịch bản Chatbot mẫu là những nội dung đã được các nhà bán hàng, doanh nghiệp tạo sẵn để có Chatbot có thể dựa vào đó để giải đáp thắc mắc, tư vấn và chăm sóc khách hàng. Khi khách hàng ấn vào nút Bắt đầu, Chatbot sẽ tương tác với khách hàng.
Hiện nay trên thị trường kinh doanh đang tồn tại hai hình thức kịch bản chatbot phổ biến sau đây:
-
Chatbot tin nhắn: Chatbot dưới dạng tin nhắn văn bản, có nội dung rõ ràng - súc tích và đúng trọng tâm. Các kịch bản chatbot tin nhắn mẫu có thể được tham khảo, xây dựng từ những từ khóa, câu hỏi của khách hàng.
-
Chatbot âm thanh: Chatbot âm thanh thường được sử dụng cho những doanh nghiệp có tệp khách hàng đề cao sự thuận tiện, nhanh chóng. Lúc này kịch bản cần phải được thiết kế ngắn gọn, xúc tích, truyền cảm hứng với giọng đọc vừa phải.
Các mẫu kịch bản Chatbot sẽ được xây dựng tùy vào từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp hoặc hành trình mua hàng của khách hàng để có nội dung phù hợp và hiệu quả nhất.
Kịch bản Chatbot mẫu là những nội dung được tạo ra sẵn
Lợi ích khi sử dụng kịch bản Chatbot mẫu
Ứng dụng các kịch bản Chatbot bán hàng đem đến nhiều lợi ích cho cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và gia tăng lợi ích của khách hàng. Những mẫu kịch bản Chatbot hấp dẫn, chuyên nghiệp sẽ giữ chân khách hàng ở lại tương tác với doanh nghiệp lâu hơn.
Từ đó, khách hàng sẽ được tăng trải nghiệm mua hàng, cảm thấy gắn bó với doanh nghiệp. Không những thế, việc xây dựng sẵn các mẫu kịch bản Chatbot giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian so với việc sáng tạo các nội dung tư vấn hoàn toàn mới.
Xây dựng chatbot giúp khách hàng gắn bó với doanh nghiệp
Cách xây dựng kịch bản Chatbot mẫu chuyên nghiệp
Để tạo ra được một kịch bản Chatbot mẫu chuyên nghiệp chăm sóc khách hàng và tăng tỷ lệ chốt đơn, các doanh nghiệp cần phải đầu tư thời gian, công sức, tiền bạc để nghiên cứu và xây dịch. Quá trình xây dựng kịch bản Chatbot cần phải trải qua 6 bước sau đây để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bước 1: Xác định mục tiêu
Trước khi bắt đầu cứ việc gì, các doanh nghiệp cần phải xác định đúng mục tiêu để đưa ra những hướng đi chính xác nhất. Doanh nghiệp cần phải đặt ra những câu hỏi như “Tại sao cần phải xây dựng Chatbot?” “Vai trò của Chatbot là gì” “Chatbot sẽ giải quyết vấn đề nào của khách hàng…”
Khi đã xác định được các vấn đề, các doanh nghiệp dễ dàng xây dựng kịch bản phù hợp để đạt được mục tiêu, kết quả như mong đợi. Đồng thời, thao tác này còn giúp các doanh nghiệp lựa chọn được phong cách, giọng điệu của chatbot phù hợp với hình ảnh thương hiệu và tệp khách hàng muốn nhắm tới.
Thông thường, một số kịch bản chatbot mẫu được xây dựng để đáp ứng mục tiêu như tăng tần suất chăm sóc khách hàng cũ, tung ra chương trình khuyến mại, giới thiệu sản phẩm, tri ân khách hàng, tư vấn khách hàng mới,..
Xác định mục tiêu giúp doanh nghiệp biết phải làm những gì
Bước 2: Xác định đối tượng mà Chatbot hướng tới
Kịch bản chatbot được tạo ra để thu hút và thuyết phục khách hàng mua hàng. Các doanh nghiệp cần phải dành thời gian, công sức để nghiên cứu kỹ đối tượng khách hàng mục tiêu của mình. Thông qua các yếu tố như nhân khẩu học (giới tính, tuổi tác, thị hiếu,...) và hành vi mua hàng của họ,...
Khi đã thấu hiểu khách hàng rồi thì doanh nghiệp dễ dàng có thể xây dựng được những kịch bản chatbot mẫu phù hợp, giải quyết được các thắc mắc, vấn đề của khách hàng. Từ đó, khách hàng được nâng cao trải nghiệm mua hàng, họ dễ dàng cảm thấy hài lòng và tăng tỉ lệ chốt đơn.
Chẳng hạn như khách hàng khi mua sản phẩm trên các mạng xã hội, trang thương mại điện tử thì họ thường truy cập vào mục trò chuyện với doanh nghiệp để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng. Lúc này chatbot sẽ có nhiệm vụ hỗ trợ sáng lọc, đưa ra những câu hỏi mẫu để nhanh chóng đáp ứng khách hàng, giúp doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt nhu cầu của khách. Sau đó nếu các nhu cầu phức tạp thì có thể được chuyển đến nhân viên chăm sóc.
Xác định đối tượng giúp doanh nghiệp tận dụng nguồn lực đánh trúng đối tượng
Bước 3: Phác thảo sơ bộ kịch bản Chatbot mẫu
Nhiều doanh nghiệp thường bỏ qua bước phác thảo trước kịch bản của Chatbot mẫu. Do đó mà đôi lúc doanh nghiệp phải mất thêm thời gian để chỉnh sửa các câu chữ, giọng điệu để phù hợp với khách hàng. Điều này khiến công đoạn này mất thêm thời gian và công sức để thực hiện.
Do đó, trước khi bắt đầu xây dựng kịch bản Chatbot mẫu, doanh nghiệp cần phải phác thảo sơ bở trước để có cái nhìn tổng quan về cách thiết kế và cách ứng dụng chúng vào thực tế. Doanh nghiệp cũng có thể dựa vào đây để điều chỉnh, hoàn thiện các kịch bản trở nên tốt nhất với từng đối tượng khách hàng.
Cần phác thảo sơ bộ kịch bản chatbot mẫu để tránh phải điều chỉnh nhiều
Bước 4: Tìm hiểu kỹ về nền tảng Chatbot
Ngày nay, có rất nhiều các nền tảng Chatbot hỗ trợ cho quy trình kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi một nền tảng sẽ có những chi phí, những đặc điểm khác nhau. Doanh nghiệp cần phải nắm rõ những thông tin về chúng để có thể tận dụng hết các điểm mạnh và tìm được các kịch bản thích hợp nhất.
Doanh nghiệp nên đặt ra các tiêu chí cụ thể để chọn như chi phí sử dụng, lượng mẫu chatbot, nội dung chatbot, tính cách,...Ngoài ra, doanh nghiệp nên ưu tiên những nền tảng Chatbot có nhiều tiện ích bổ sung mang đến nhiều tiện lợi và tiết kiệm chi phí hơn cho người dùng.
Tìm hiểu các nền tảng Chatbot phù hợp với nguồn lực doanh nghiệp
Bước 5: Tạo kịch bản Chatbot mẫu, kiểm tra và áp dụng
Khi đã xác định được hết các yếu tố quan trọng, doanh nghiệp có thể bắt tay vào xây dựng các kịch bản Chatbot mẫu. Một số thông điệp như chào mừng, gợi ý các câu hỏi cho khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, khiếu nại, thông điệp khuyến mại,...
Doanh nghiệp nên đảm bảo các phần nội dung của kịch bản Chatbot cần phải đảm bảo được tính thân thiện với người dùng, phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu của bạn. Chẳng hạn như nếu nhóm khách hàng của bạn từ 18 - 25 tuổi thì nên sử dụng phong cách vui tươi, trẻ trung. Còn nếu trong độ tuổi 40 - 50 tuổi thì nên sử dụng ngôn từ sang trọng, lịch sự, đánh đúng trọng tâm.
Trước khi đưa nó vào vận dụng, các doanh nghiệp nên kiểm tra lại kịch bản một lần cuối. Đảm bảo rằng sản phẩm sẽ được vận hành trơn tru, không có một lỗi nào thì mới đưa Chatbot vào sử dụng.
Xây dựng kịch bản Chatbot mẫu
Bước 6: Theo dõi và tối ưu Chatbot
Cuối cùng, khi đã đưa kịch bản vào hoạt động, doanh nghiệp cần phải vừa theo dõi, đánh giá và tối ưu chúng để phù hợp với khách hàng. Doanh cần cần bám sát, theo dõi và kiểm tra hiệu quả của Chatbot, từ đó có những điều chỉnh phù hợp và nhanh chóng.
Để quá trình theo dõi và tối ưu đạt được hiệu quả tốt nhất thì doanh nghiệp cần phải thu thập các phản hồi từ khách hàng mục tiêu. Sau đó tiến hành phân tích, tìm kiếm những nhu cầu, vấn đề mà họ đang quan tâm nhất.
Như vậy, với 6 bước như trên thì bạn đã có thể tự mình xây dựng được các mẫu kịch bản Chatbot đáp ứng cho công việc của mình và làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Cần tinh chỉnh kịch bản trong quá trình sử dụng
Tổng hợp kịch bản Chatbot mẫu trong từng lĩnh vực
Mỗi một ngành nghề sẽ có đặc thù riêng, yêu cầu những kịch bản Chatbot mẫu khác nhau để đáp ứng tính chất riêng của từng tệp khách hàng. Nhưng nhìn những, các mẫu kịch bản đều có thể áp dụng dưới một số dạng như menu-base để hiển thị các tùy chọn cho khách hàng lựa chọn.
Dưới đây là một số mẫu kịch bản Chatbot mà bạn có thể tham khảo khi được áp dụng trong từng ngành hàng khác nhau.
Kịch bản Chatbot thời trang
Kịch bản Chatbot mẫu trong ngành thời gian có thể áp dụng cho những khách hàng lần đầu tiên tương tác hoặc nhắn tin với shop thì có thể bắt đầu bằng câu hỏi như:
-
Chào anh/chị [Tên khách hàng]. Cảm ơn anh/chị đã quan tâm đến [Mã sản phẩm] của công ty [Tên công ty]. Anh/chị đang cần em tư vấn gì không ạ?
Ở bên dưới sẽ có những nút bấm gợi ý khách hàng thực hiện một số hành động:
-
Tư vấn size: Dưới đây là bảng size cho [Mã sản phẩm], anh/chị cho em xin số đa chiều cao cân nặng để em tư vấn kỹ hơn cho mình về size sản phẩm ạ!
-
Khuyến mại: Chúc mừng anh/chị, bên em đang có chương trình ưu đãi giảm giá 20% cho [Mã sản phẩm] với 10 đơn hàng đầu tiên. Anh/chị vui lòng để lại số điện thoại để được giữ ưu đãi đến hết ngày hôm nay !
-
Mua sản phẩm: Mời anh/chị tham khảo thêm những sản phẩm bán chạy nhất bên em. Anh/chị quan tâm sản phẩm vui lòng để lại số điện thoại để được tư vấn chi tiết hơn!
-
Ý kiến khách hàng: Anh/chị vẫn còn lăn tăn về sản phẩm bên em ạ? Dưới đây là những feedback của khách hàng bên em, anh chị yên tâm nhé!
Với những kịch bản Chatbot kia, khi khách hàng ấn vào thì nên gửi kèm những thông tin như bảng size cụ thể chi tiết, hình ảnh của sản phẩm, landing page, nút bấm hành động mua hàng,... để khách hàng có cái nhìn khách quan hơn khi mua hàng.
Mẫu kịch bản chatbot ngành thời trang
Kịch bản Chatbot mỹ phẩm
Mặt hàng mỹ phẩm thường được nhiều chị em phụ nữ quan tâm và đặc biệt ngày này cần rất nhiều thông tin tư vấn bởi tình trạng da của mỗi người đều khác nhau. Chưa kể trong ngành mỹ phẩm, các sản phẩm đều rất đa dạng từ tóc, da, trang điểm,... Vì vậy khi xây dựng chatbot cần phải linh hoạt và xác định các nhu cầu của khách hàng từ sớm.
Chẳng hạn nếu bạn muốn xây dựng kịch bản chốt đơn tự động thì có thể tham khảo các nội dung sau:
-
Trong trường hợp khách hàng tương tác với bot và bot biết được khách hàng quan tâm sản phẩm nào.
Chào anh/chị [Tên khách hàng], Cảm ơn bạn đã quan tâm đến sản phẩm [Mã sản phẩm] của chúng tôi. Sản phẩm này [Thông tin kỹ hơn về sản phẩm, hình ảnh sản phẩm, mã giảm giá nết có,... để khách hàng tham khảo.
-
Trong trường hợp chưa biết khách hàng đang quan tâm tới sản phẩm nào.
Chào anh/chị [Tên khách hàng], Cảm ơn bạn đã theo dõi [Thương hiệu] của chúng tôi. Không biết bạn đang quan tâm đến sản phẩm chăm sóc nào nhỉ?
Lúc này, bạn có thể gợi ý một số mẫu hành động tiếp theo:
-
Sản phẩm chăm sóc tóc: Tóc của anh/chị đang gặp tình trạng gãy rụng, khô tóc phải không ạ? Dưới đây là những sản phẩm phục hồi [Gửi kèm thông tin sản phẩm, giá, hình ảnh, công dụng chi tiết…]
-
Sản phẩm chăm sóc da: Không biết da của mình đang gặp phải tình trạng gì ạ? Da bạn thuộc loại da nào, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một số sản phẩm thích hợp nhé… [Gửi kèm thông tin các sản phẩm, công dụng đặc biệt].
-
Sản phẩm chăm sóc cơ thể: Mùa đông hanh khô, da nứt nẻ khô ráp thì tham khảo ngay top sản phẩm dưỡng da cấp ẩm đặc biệt cho mùa đông này… [Gửi kèm thông tin sản phẩm].
Khi giới thiệu sản phẩm, bạn có thể gán các CTA bằng cách xin tên khách hàng, xin số điện thoại hoặc địa chỉ để lưu lại thông tin khách hàng và tư vấn trong tương lai. Bạn nhớ bổ sung thêm nút Mua hàng để kích thích khách hàng đặt mua.
Mẫu kịch bản chatbot ngành mỹ phẩm
Kịch bản Chatbot lĩnh vực bất động sản
Bất động sản là một sản phẩm kinh doanh đặc thù, khách hàng thường dành nhiều thời gian để tham khảo thông tin. Do đó, khách hàng thường tìm đến những Chatbot để tìm kiếm các thông tin về các dự án bất động sản chứ chưa có quyết định mua ngay. Bạn nên xây dựng kịch bản đáp ứng 2 yếu tố” thu hút khách tìm hiểu sâu và thu thập thông tin khách hàng.
Một số kịch bản Chatbot mẫu bất động sản mà bạn có thể tham khảo:
-
Chào bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến các dự án bất động sản hot nhất [Khu vực A] được đầu tư và xây dựng bởi [Công ty]. Bạn cần hỗ trợ gì không?
-
Bạn đang chú ý tới dự án nào nhỉ? → Gợi ý chatbot hiển thị một số tên dự án hay mà khách hàng có thể quan tâm, muốn tìm hiểu.
-
Dưới đây là một số hình ảnh dự án mà quý khách có thể tham khảo [Cung cấp kèm thông tin dự án, hình ảnh, vị trí địa lý, tiện ích xung quanh,...]
-
Để tìm hiểu kỹ hơn về thông tin, vui lòng để lại số điện thoại hoặc truy cập vào [website của công ty].
-
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến dự án của chúng tôi. [Tên công ty] luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7.
Qua những thông tin này, bạn dễ dàng khoanh vùng được nhu cầu và sở thích của khách hàng trong lĩnh vực bất động sản. Từ đó, tạo thông tin thuận lợi cho quá trình bán hàng sau này.
Mẫu kịch bản chatbot ngành bất động sản
Kịch bản Chatbot ngành du lịch
Khi khách hàng tìm đến những công ty lữ hành, các nơi cung cấp dịch vụ nghỉ dưỡng, họ đều được mong chờ được đón tiếp niềm nở, không gian đẹp, sạch sẽ và cả quá trình phục vụ của doanh nghiệp với khách hàng.
Vì vậy, kịch bản Chatbot mẫu cho các đơn vị đặt phòng cần phẩm đảm bảo được một số yếu tố như:
-
Cung cấp đầy đủ vị trí của nơi lưu trú, giá qu, dịch vụ và tiện ích xung quanh.
-
Hình ảnh thực tế về các hạng phòng khác nhau và dịch vụ đặc biệt đi kèm.
-
Chương trình khuyến mại.
-
Quy trình đặt phòng và thanh toán.
-
Hỗ trợ giải đáp thắc mắc và khuyến nại của khách hàng trước, trong và sau khi đặt phòng.
Như vậy, doanh nghiệp có thể áp dụng một số mẫu như sau:
-
Cảm ơn quý khách đã tin tưởng lựa chọn dịch vụ của chúng tôi. Hiện nay, chúng tôi còn [hạng phòng trống] với những [tiện ích xung quanh] đang có ưu đãi [chương trình khuyến mại].
-
Tri ân khách hàng giá combo vừa vé máy bay, vừa phòng khách sạn bao gồm buffet sáng giá chỉ [ưu đãi gây shock].
-
Dựa vào những quy khách quý khách vừa cung cấp, chúng tôi có [hạng phòng] đang còn trống với giá chỉ [mức giá]. Đây là phòng có [giới thiệu chi tiết về vị trí, hướng nhà, view xung quanh]. Ngoài ra khách hàng có thể sử dụng những tiện ích công cộng của chúng tôi như bể bơi, quầy bar,...
-
Cảm ơn quý khách đã đặt hàng của [Tên thương hiệu]. Khi quý khách đến check-in nhận phòng thành công sẽ được gửi tặng một voucher [giảm giá %] áp dụng từ [ngày] đến [ngày].
Kịch bản Chatbot mẫu này giúp doanh nghiệp nhanh chóng đặt hàng, đặt dịch vụ cho khách hàng, giúp khách hàng tăng trải nghiệm tốt đa với dịch vụ.
Mẫu kịch bản chatbot ngành du lịch
Kịch bản Chatbot bảo hiểm
Trong lĩnh vực bảo hiểm, kịch bản Chatbot sẽ tập trung vào cung cấp và giải đáp các thông tin của những gói bảo hiểm và ưu đãi nếu có để thu hút khách hàng. Chatbot sẽ chịu trách nhiệm tư vấn các thắc mắc của khách hàng về mức phí đóng, quyền lợi, quy trình đăng kiến. Đôi khi, chatbot có thể xin một vài thông tin cơ bản để nhân viên kinh doanh có thể tư vấn sâu hơn.
Một số mẫu Chatbot mà bạn có thể áp dụng cho ngành bảo hiểm:
-
Chào anh/chị, anh chị đang quan tâm về bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ hay bảo hiểm xe cộ ạ?
-
Anh chị đang có nhu cầu tham khảo thông tin cho cá nhân hay cho cả gia đình?
-
Hiện nay, bên em [Tên thương hiệu] đang có những gói bảo hiểm [Bảo hiểm A], [Bảo hiểm B],... Không biết anh chị đang cần tìm gói bảo hiểm như thế nào ạ?
-
Nếu anh chị muốn được tư vấn kỹ hơn về [Loại bảo hiểm] vui lòng để lại số điện thoại để các bạn chuyên viên bên em liên hệ tư vấn chi tiết với mình về thông tin sản phẩm.
Việc sử dụng Chatbot mẫu trong ngành bảo hiểm giúp cá nhân hóa quá trình tư vấn, tiết kiệm thời gian tìm hiểu và tăng hiệu quả khi tiếp cận khách hàng.
Mẫu kịch bản chatbot ngành bảo hiểm
Kịch bản Chatbot phòng khám
Khách hàng khi tìm đến phòng khám, đôi khi không chỉ vì đang có bệnh mà họ còn muốn kiểm tra sức khỏe tổng thể. Do đó, họ thường tìm đến các gói dịch vụ mà phòng khám đang cung cấp hoặc giá cả và dịch vụ như thế nào. Do đó, kịch bản Chatbot mẫu cho phòng khám cần đáp ứng những thông tin cơ bản như trên.
Một số mẫu kịch bản chatbot dành cho các phòng khám như sau:
-
Cảm ơn bạn đã liên hệ tới phòng khám [Tên thương hiệu]. Hiện bạn đang cầm hỗ trợ đến các vấn đề gì ạ? → Sau đó có thể hiện lên các lựa chọn cho khách hàng như Đặt lịch khám/Dịch vụ thêm/Đội ngũ bác sĩ…
-
Hiện tại chúng tôi còn trống [khung giờ] cho các bác sĩ [tên bác sĩ[ phụ trách cho phòng khám [tên phòng khám]. Bạn sắp xếp thời gian đi vào khung giờ này nhé.
-
Trong trường hợp bạn muốn tư vấn online, vui lòng cung cấp thông tin liên hệ và tình trạng sức khỏe để các bác sĩ hỗ trợ chẩn đoán.
Với kịch bản này, chatbot sẽ giúp giảm áp lực cho nhân viên phòng khám, nâng cao trải nghiệm khách hàng và đẩy nhanh quá trình chăm sóc sức khỏe.
Mẫu kịch bản chatbot phòng khám
Kịch bản chatbot ngành tài chính - ngân hàng
Trong ngành tài chính ngân hàng, Chatbot đòi hỏi phải được tích hợp nhiều nghiệp vụ chuyên môn thiên về kỹ thuật. Chẳng hạn như sử dụng nó để nắm bắt nhu cầu người dùng, hỗ trợ mở thẻ, mở sổ tiết kiệm, định danh,... Do đó, chatbot cần được xây dựng kịch bản chặt chẽ có tính chính xác cao. Khách hàng thường hỏi và tìm hiểu những quy trình đơn giản thuận tiện để tiết kiệm thời gian đến ngân hàng.
Một số mẫu kịch bản mà doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng có thể tham khảo là:
-
Chào anh/chị, em là [Tên nhân viên] rất vui được hỗ trợ anh chị. Không biết anh chị đang quan tâm tới dịch vụ nào của [Tên thương hiệu]. → Khách hàng có thể được lựa chọn thêm các dịch vụ như mở thẻ, mở sổ, khóa thẻ,..
-
Để mở tài khoản trực tuyến, mời anh/chị thực hiện theo những chỉ dẫn trong màn hình tại [website truy cập]. Nếu anh/chị chưa rõ có thể nhắn để được em hỗ trợ chi tiết.
-
Cảm ơn anh/chị đã quan tâm đến dịch vụ của [Tên thương hiệu]. Trong trường hợp cần hỗ trợ thêm, anh/chị vui lòng liên hệ đến hotline hoặc truy cập vào website.
Như vậy, với một số mẫu kịch bản Chatbot, khách hàng có thể nhanh chóng giải quyết được các nhu cầu của mình.
Mẫu kịch bản chatbot ngành tài chính - ngân hàng
Kịch bản chatbot ngành ô tô
Trong ngành hàng ô tô, doanh nghiệp cần lên kịch bản đáp ứng được các nhu cầu thông tin cho khách hàng và các chương trình ưu đãi để chốt sale. Ngoài ra, chatbot cũng có thể hỗ trợ khách hàng đặt lịch bảo dưỡng xe, lịch đăng ký trải nghiệm lái xử xe…
Các mẫu kịch bản chatbot mà doanh nghiệp ngành ô tô có thể tham khảo là:
-
Chào anh/chị [Tên khách hàng]. Cảm ơn bạn đã dành thời gian quan tâm sản phẩm của [Tên thương hiệu]. Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn? → Gợi ý một số tiện ích cho khách hàng như là sản phẩm nổi bật, chương trình khuyến mãi, bảo dưỡng, lái thử,...
-
Mời anh/thị tham khảo những mẫu [Tên sản phẩm] hiện đang là những mẫu xe được đánh giá cao và được nhiều ưa thích gần đây. Vui lòng để lại số điện thoại để được tư vấn chi tiết [Kèm theo thông tin của sản phẩm].
-
Cảm ơn quý khách đã đặt lịch [dịch vụ] tại hệ thống [tên thương hiệu]. Dưới đây là các thông tin đi kèm về sản phẩm dịch vụ của chúng tôi mà bạn có thể tham khảo [Gợi ý các dịch vụ đi kèm].
Như vậy, bạn có thể dễ dàng sắp xếp thời gian và nguồn lực để đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của khách hàng. Từ đó nâng cao tỉ lệ chốt đơn.
Mẫu kịch bản chatbot ngành ô tô
Kịch bản Chatbot dịch vụ spa, làm đẹp
Chatbot trong ngành làm đẹp và spa là một công cụ hữu ích để tối ưu hóa các quy trình chăm sóc khách hàng, đặt các dịch vụ và lịch hẹn chăm sóc trước và sau dịch vụ. Khách hàng ở trong ngành này cần thường tư vấn nhiều do mỗi người có một thể trạng khác nhau và nhu cầu khác nhau.
Một số kịch bản Chatbot mẫu mà bạn có thể tham khảo như sau:
-
Chào anh/chị, anh/chị cho em xin tên để mình tiện xưng hô nhé!
-
Da vâng ạ. Anh/chị [Tên khách hàng] hiện đang muốn tham khảo dịch vụ nào để em cung cấp thông tin chi tiết cho mình. → Gợi ý một số dịch vụ như điều trị mụn, triệt lông, trị sẹo, dưỡng trắng,...
-
Đối với dịch vụ [Tên dịch vụ] anh/chị đã chọn, hiện đang có ưu đãi giảm giá [%] đối với những anh/chị lần đầu tiên sử dụng dịch vụ bên e, Anh/chị vui lòng để lại số điện thoại và đặt lịch để bên em cung cấp dịch vụ tốt nhất ạ.
Với kịch bản này, chatbot giúp cá nhân hóa quy trình tư vấn, dễ dàng định hướng khách hàng đến dịch vụ phù hợp, đồng thời tạo sự chuyên nghiệp và thuận tiện trong việc đặt lịch.
Mẫu kịch bản chatbot ngành làm đẹp
Kịch bản Chatbot ngành thực phẩm chức năng
Tệp khách hàng tiềm năng của ngành thực phẩm chức năng thường là những người trưởng thành, có thu nhập trung bình đến cao và họ thường xuyên quan tâm đến sức khỏe. Kịch bản mẫu chatbot này cũng cần phải ngắn gọn, không mất nhiều thời gian của khách hàng.
Đặc biệt, trong ngành thực phẩm chức năng cần phải xây dựng niềm tin với khách để khách hàng mua sản phẩm. Do đó, mỗi kịch bản cần phải nhấn mạnh đến uy tín của thương hiệu, giá trị mà sản phẩm mang lại:
-
Chào anh/chị! Anh/chị đang quan tâm đến thực phẩm chức năng bổ sung vitamin, hỗ trợ xương khớp, hay tăng cường hệ miễn dịch ạ? → Gợi ý một số thực phẩm để khi ấn vào nó sẽ tự động trổ ra danh sách những sản phẩm thuộc lĩnh vực đó.
-
Anh/chị vui lòng chia sẻ tình trạng sức khỏe hiện tại của mình để em tư vấn sản phẩm phù hợp nhất. Tất cả các sản phẩm của [Tên thương hiệu] đều có chứng nhận chất lượng từ các cơ quan uy tín, giúp anh/chị yên tâm khi sử dụng.
Với cách tiếp cận này, chatbot không chỉ là công cụ bán hàng mà còn đóng vai trò như một chuyên gia tư vấn sức khỏe, từ đó giúp xây dựng niềm tin vững chắc cho khách hàng khi lựa chọn sản phẩm chức năng.
Mẫu kịch bản chatbot ngành thực phẩm chức năng
Kịch bản Chatbot khóa học
Các đơn vị kinh doanh các khóa học như tiếng Anh, tiếng Trung, các khóa học trực tuyến, thậm chí là làm gia sư tại nhà cũng cần xây dựng một kịch bản chatbot để thay họ tóm lược nhu cầu của khách hàng.
Dưới đây là một số mẫu khóa học mà doanh nghiệp có thể cân nhắc thiết lập là:
-
Chào mừng [Tên khách hàng] đã đến với [Tên trung tâm] - chuyên cung cấp khóa học về [...]. Ở đây, chúng tôi không chỉ cung cấp cho bạn chương trình học chất lượng mà cả những giảng viên với trình độ cao.
-
Bạn [Tên khách hàng] cần hỗ trợ thông tin nào ạ? → Gợi ý một số nhu cầu có thể khách hàng đang quan tâm như là lộ trình học, cơ sở học, tư vấn trực tiếp,...
Sau khi đã thu thập được một số thông tin, bạn nên cài đặt những câu chốt như là hỏi xin thông tin của khách hàng, tư vấn xin số điện thoại để hỗ trợ khi cần.
Mẫu kịch bản chatbot khóa học
Kịch bản Chatbot Coffee Shop
Kịch bản Chatbot mẫu cho các quán cafe có thể đáp ứng các nhu cầu như hỗ trợ khách order đồ uống mang về nhà, hoặc hỗ trợ đặt ship. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng công cụ chatbot để cung cấp các chương trình khuyến mại, giới thiệu các sản phẩm nước uống mới.
Do đó, bạn có thể sử dụng nội dung chatbot mẫu sau đây:
-
Tin nhắn giới thiệu menu mới: Chào anh/chị, cảm ơn anh/chị đã quan tâm đến bộ sưu tập [Tên bộ sưu tập] mới của mùa hè năm nay. Mời anh/chị tham khảo các thông tin về bộ sưu tập mới tại đây [gửi landing page]
-
Tin nhắn giới thiệu chương trình khuyến mãi: Nhân dịp kỷ niệm 20/10, [Tên thương hiệu] kính chúc quý khách hàng luôn trẻ đẹp, hạnh phúc bên cạnh gia đình và người thân. Hiện tại ở [Tên thương hiệu] đang mở bán set quà bánh [Tên sản phẩm] có giá chỉ [...] hiện đang được giảm giá [%] khi khách hàng đặt trước ngày [Thời gian].
-
Tin nhắn hỗ trợ: Quý khách đã tham khảo được món chọn về chưa ạ? Dưới đây là menu mới nhất của mùa thu năm nay được làm từ hương liệu cốm đặc trưng và độc đáo. [Gửi kèm landing page].
Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm các tin nhắn như hỗ trợ đặt đồ, thông báo địa chỉ là và kèm những lời cảm ơn để khách hàng cảm thấy được phục vụ chu đáo ngay cả khi không ở quán.
Mẫu kịch bản chatbot quán cafe
Kịch bản Chatbot Studio
Đối với những cửa hàng, studio chụp hình thì cần xây dựng Chatbot nói về những nội dung như giới thiệu Studio, giới thiệu các gói chụp, các dịch vụ đi kèm gói chụp. Ngoài ra, bạn cũng nên cung cấp cho khách hàng thông tin về diện tích studio, hệ thống âm thanh và ánh sáng để khách hàng nắm bắt được tình hình.
Dưới đây là một số kịch bản Chatbot mẫu mà bạn có thể tham khảo:
-
Chào tuổi mới, tại sao không làm ngay một bộ ảnh mới? Nhân dịp sinh nhật, cùng với [Tên thương hiệu] lưu giữ lại những khoảnh khắc đáng nhớ với [giới thiệu dịch vụ, gói chụp mới].
-
Chào anh/chị, hiện tại bên em đang có [những gói chụp] đang được giảm giá [%] nhân dịp Studio lên 3 tuổi. → Bạn nên gửi kèm chi tiết thông tin gói chụp và mức giá ưu đãi rõ ràng.
-
Chào anh/chị hiện tại bên em đang có hệ thống 3 cơ sở như sau [Gửi thông tin địa điểm cơ sở - kèm số điện thoại hotline liên hệ trực tiếp.
Kịch bản chatbot mẫu cho Studio, bạn nên tập trung vào các yếu tố chốt sale, hẹn lịch đến cho khách hàng. Lưu ý, bạn không chỉ tập trung vào nội dung mà còn phải trau chuốt vào các hình ảnh, dự án thực tế để tăng sự thuyết phục cho khách hàng.
Mẫu kịch bản chatbot dành cho Studio
Kịch bản Chatbot tiếng Anh
Các doanh nghiệp có tệp khách hàng ở thị trường nước ngoài, thì cần cài đặt thêm các kịch bản Chatbot mẫu bằng tiếng Anh để cung cấp tối đa tiện ích cho khách hàng. Các kịch bản tiếng Anh có thể xây dựng giống với kịch bản tiếng Việt, nhưng cần chú ý đến ngữ pháp, cách dùng từ cho lịch sự, đúng và dễ hiểu.
Một số câu chatbot phổ biến mà bạn có thể sử dụng là:
-
Hello! Welcome to our store. How can I assist you today? Are you looking for a specific product?
-
Do you have a product type in mind, or would you like some suggestions based on popular [product]?
Các kịch bản này có thể hỗ trợ khách hàng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, giúp dễ dàng kết nối với khách hàng và thấu hiểu nhu cầu tư vấn của khách hàng.
Mẫu kịch bản chatbot dành cho khách hàng nước ngoài.
Kịch bản Chatbot cho Salon tóc
Trong ngành Salon tóc, Chatbot có thể hoàn thành được các công việc tư vấn đặt dịch vụ, hẹn lịch và chăm sóc khách hàng trước và sau dịch vụ. Đặc trưng của ngành bao gồm sự đa dạng về các gói dịch vụ hoặc các combo làm tóc. Do đó, cần phải tập trung xây dựng cung cấp các thông tin về các gói trải nghiệm cho khách hàng.
Một số ví dụ về kịch bản Chatbot mẫu cho Salon tóc mà bạn có thể tham khảo:
-
Chào anh/chị! Hôm nay anh chị muốn nhuộm, cắt, tỉa hay hấp phục hồi tóc ạ? [Tên thương hiệu] hiện đang có rất nhiều ưu đãi combo cho anh/chị trải nghiệm → Gửi kèm các sản phẩm combo như cắt tỉa hấp phục hồi, cắt nhuộm, làm xoăn phục hồi,...
-
Không biết tình trạng tóc của anh/chị đang như thế nào? Anh chị có thể lựa chọn các gói chăm sóc tóc từ cơ bản tới chuyên sâu của bên em.
-
Anh/chị muốn nhuộm màu tóc tự nhiên hay những màu nổi bật? → Gửi kèm bảng màu tóc mới và hot nhất cho khách hàng tham khảo.
-
Cảm ơn anh chị đã đặt lịch vào [Ngày, giờ đặt lịch] ngoài ra anh chị còn có thể chọn thợ làm tóc cho mình tại [Tên thương hiệu].
Kịch bản chatbot này không chỉ giúp khách hàng có sự lựa chọn tốt hơn mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp và chu đáo của salon, từ đó xây dựng lòng tin và mối quan hệ lâu dài.
Mẫu kịch bản chatbot cho salon tóc
Kịch bản Chatbot cho phòng Gym
Kịch bản Chatbot mẫu trong phòng Gym có thể hỗ trợ khách hàng tìm hiểu thông tin về các gói tập luyện, tư vấn thêm về chế độ ăn dinh dưỡng và tập lịch, hoặc đặt lịch với huấn liệu viên. Bạn cần cung cấp đa dạng các gói dịch vụ từ cá nhân, tập thể cho đến mở các lớp chuyên biệt như yoga, thể hình,...
Một số kịch bản mẫu Chatbot bạn có thể tham khảo:
-
Chào bạn! Hiện tại bạn đang quan tâm đến những gói tập cá nhân hay gói tập nhóm? Ở [Tên thương hiệu] còn đang có hoạt động mở lớp Yoga vào những ngày thứ hàng tuần nữa ạ!
-
Cảm ơn bạn đã đặt lịch tập cá nhân với huấn luyện viên [Tên] vào [ngày,giờ]. Không biết là bạn có tình trạng đặc biệt, bệnh lý đặc biệt nào cần lưu ý với huấn luyện viên không ạ?
-
Chào bạn! Bạn có thể chia sẻ mục tiêu tập luyện của mình để chúng tôi gợi ý gói dịch vụ phù hợp không? → Gợi ý một số vị trí mà khách hàng có thể quan tâm như giảm mỡ, tăng cân, nâng cao sức khỏe tổng thể.
Kịch bản chatbot này không chỉ hỗ trợ khách hàng nhanh chóng tìm ra giải pháp phù hợp mà còn xây dựng sự chuyên nghiệp và uy tín của phòng tập gym.
Mẫu kịch bản Chatbot cho phòng Gym
Kịch bản Chatbot cho sản phẩm Handmade
Kịch bản Chatbot mẫu cho sản phẩm handmade có thể trở thành công cụ tư vấn, hỗ trợ mua sắm cho hiệu quả. Khách hàng có thể nhanh chóng tìm kiếm sản phẩm, đặt hàng và tìm hiểu các thông tin chi tiết nhanh chóng.
Một số kịch bản Chatbot mẫu cho ngành hàng bán sản phẩm handmade:
-
Chào bạn! Bạn đang quan tâm đến sản phẩm đồ handmade nào? Chúng tôi có các loại trang sức, túi xách và đồ trang trí nhà cửa thủ công.
-
Chúng tôi có túi xách từ da thật, vải thổ cẩm, và các nguyên liệu tái chế thân thiện với môi trường. Bạn có muốn xem thêm chi tiết về mẫu túi nào không?
-
Bạn có thể chia sẻ thêm về người nhận, ví dụ như độ tuổi hoặc sở thích, để tôi gợi ý sản phẩm phù hợp nhất cho bạn nhé!
Với sự độc đáo và cá nhân hóa của từng sản phẩm, do đó chatbot có thể cung cấp trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa, từ việc giới thiệu các sản phẩm phù hợp đến việc tư vấn về nguyên liệu và quy trình sản xuất.
Mẫu kịch bản chatbot cho sản phẩm handmade
Kịch bản chatbot cho Homestay
Bạn có thể tham khảo xây dựng chatbot hỗ trợ khách
hàng trong việc tìm hiểu về các loại phòng nghỉ, đặt phòng trực tuyến và các dịch vụ đi kèm như du lịch địa phương hoặc ăn uống tại homestay.
Một số kịch bản chatbot mẫu cho Homestay:
-
Chào mừng bạn đến với [Tên homestay]! Bạn đang quan tâm đến loại phòng nào? Chúng tôi có phòng đơn, phòng đôi, và phòng gia đình với view núi hoặc view biển.
-
Phòng đôi view biển còn trống trong thời gian [ngày]. Bạn có muốn đặt phòng ngay bây giờ không? Hãy cung cấp thông tin liên lạc và phương thức thanh toán để hoàn tất đặt phòng.
-
Nếu bạn đi hai người, bạn nên lựa chọn phòng đôi view núi hoặc view biển, tùy vào sở thích của bạn. Cả hai loại đều rất thoải mái và phù hợp cho cặp đôi. Bạn có muốn xem thêm thông tin chi tiết và giá không?
Kịch bản chatbot này giúp khách hàng dễ dàng tìm được phòng nghỉ phù hợp, đồng thời tạo sự chuyên nghiệp và tận tâm trong dịch vụ của homestay, từ đó xây dựng niềm tin và thu hút khách hàng quay lại.
Mẫu kịch bản chatbot cho dịch vụ homestay
Tổng kết
Trên đây là tổng hợp hơn 20 kịch bản chatbot mẫu giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ chốt đơn trong đa lĩnh vực. Chatbot là một công cụ hỗ trợ hiệu quả trong việc hỗ trợ khách hàng, tăng tỷ lệ làm hài lòng khách hàng