Bố cục trong thiết kế là một trong những kiến thức cơ bản mà người học thiết kế cần trang bị cho mình. Vậy bố cục trong thiết kế là gì? Tại sao nên sắp xếp bố cục thiết kế? Sắp xếp bố cục trong thiết kế cần tuân theo những nguyên tắc nào? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được UNICA bật mí trong bài viết dưới đây.
Bố cục trong thiết kế là gì?
Bố cục là việc sử dụng, bố trí, sắp xếp hình ảnh, chữ viết trong một không gian nhất định để tạo ra thiết kế. Tất cả các yếu tố trong bản thiết kế khi được sắp xếp theo một bố cục hợp lý sẽ tạo nên một tổng thể có sự gắn kết chặt chẽ với nhau.
>>> Xem ngay: Bố cục trong thiết kế đồ họa và các nguyên tắc trọng tâm
Bố cục trong thiết kế là gì?
Hiểu một cách đơn giản bố cục trong thiết kế là cách sắp xếp nội dung hợp lý, cho dù nội dung đó là hình ảnh, văn bản hay các yếu tố đồ họa.
Tại sao phải sắp xếp bố cục thiết kế?
Mỗi một bố cục trong thiết kế đều thể hiện ý đồ nhất định của nhà thiết kế. Dưới đây là những lý do giải thích vì sao các nhà thiết kế luôn phải sắp xếp bố cục trong thiết kế:
Tạo sự hài hòa của thiết kế: Mỗi một yếu tố trong bản thiết kế đều có một vị trí nhất định và khi đặt các yếu tố đúng vị trí sẽ khiến chúng hỗ trợ và tác động qua lại lẫn nhau, tạo nên sự hài hòa.
Thực hiện ý đồ truyền thông trong thiết kế: Thông thường các bản thiết kế được tạo ra đều nhằm một mục đích nhất định và để đạt được mục đích đó các nhà thiết kế cần sắp xếp bố cục một cách hợp lý. Phần lớn các nhà thiết kế đều thể hiện ý đồ truyền thông thông qua việc xác định yếu tố chính, yếu tố phụ và điều tiết người dùng chú ý đến cái gì trước, cái gì sau.
Tăng giá trị cho sản phẩm thiết kế: Một tác phẩm có giá trị cao khi nhà thiết kế thiết kế bố cục đẹp và có thể giải thích ý nghĩa của bố cục đó. Đây cũng chính là lý do vì sao phải sắp xếp bố cục thiết kế một cách hợp lý.
Đăng ký khoá học làm powerpoint online ngay để nhận ưu đãi. Khóa học sẽ trang bị các kỹ năng thiết kế chuyên nghiệp trên Powerpoint, các thiết kế trình chiếu đơn giản đến nâng cao, các hiệu ứng nâng cao, chuyên nghiệp,...
Nguyên tắc sắp xếp bố cục trong thiết kế
Để có thể sắp xếp bố cục trong thiết kế một cách hợp lý bạn cần tuân thủ theo 5 nguyên tắc sau:
Xác định trọng tâm
Xác định trọng tâm là một trong những việc quan trọng mà các nhà thiết kế cần thực hiện khi sắp xếp bố cục cho bản vẽ của mình. Cụ thể là phải tìm ra điểm trọng tâm (điểm nhấn) của thiết kế để thu hút người nhìn và tạo ấn tượng với họ. Để xác định trọng tâm bạn có thể thông qua các techniques như quy mô, độ tương phản và leading lines.
>>> Xem ngay: Catalogue là gì? Quy trình thiết kế Catalogue đơn giản nhất
Tìm trọng tâm là một trong những nguyên tắc cơ bản trong bố cục thiết kế
Xây dựng hiệu ứng lân cận
Nguyên tắc này đòi hỏi bạn sử dụng không gian thị giác để tạo ra mối liên hệ giữa các phần của bản thiết kế. Trên thực tế, việc bạn cần làm chỉ là xem xét và nhóm các phần có liên quan đến nhau cùng với đó là tách yếu tố không liên quan để nhấn mạnh trực quan. Cách làm này giúp bản bản thiết kế của bạn trở nên dễ hiểu kể cả khi mới nhìn lướt qua.
Tạo không gian trắng
Một trong những phần quan trọng của bố cục thiết kế đó chính là không gian trắng (khoảng trống). Không gian trắng giúp chia tách rõ ràng các phần khác nhau khiến cho nội dung mà bạn muốn trình bày không bị lộn xộn và trở nên rõ ràng hơn.
Tạo ánh sáng liên kết với đường lines
Việc xây dựng bố cục của một dòng và hình khối, và hình khối theo một hướng sẽ dẫn dắt được người nhìn khi xem những bản thiết kế của bạn. Với việc sử dụng các leading lines sẽ dẫn dắt một cách mạnh mẽ, thu hút mọi ánh mắt nhìn về phí tiêu điểm của mình. Sau đó mới đến những bố cục khác.
Quy luật bố cục và phân chia cấp bậc
Nó là một quy luật sáng tạo dựa trên những nguyên tắc cơ bản. Nếu bạn áp dụng một cách hiệu quả thì sẽ mang lại kết quả rất tốt. Nếu bạn vận dụng nó không tốt nó sẽ làm phá vỡ đi cấu trúc thiết kế của bạn. Bạn phải nắm thật vững kiến thức, quy luật phân chia bố cục giao tiếp với nhau.
Chắc hẳn với những kiến thức trên bạn đọc đã có thêm những kiến thức bổ ích về bố cục trong thiết kế rồi nhỉ?
Chúc bạn thành công!